Gã khổng lồ Google ra đời từ ký túc xá đại học
Larry cho rằng Sergey kiêu ngạo. Sergey nghĩ Larry thật đáng ghét. Tuy nhiên, sự ám ảnh của họ với backlink lại là khởi đầu của một điều lớn lao.
Lần đầu gặp Larry Page mùa hè năm 1995, Sergey Brin còn là học viên cao học năm hai của khoa Khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Brin tình nguyện làm hướng dẫn cho các học viên năm nhất đã nhập học nhưng chưa biết nên học gì. Nhiệm vụ của ông bao gồm dẫn một chuyến thăm quan San Francisco. Page, cựu sinh viên chuyên ngành kỹ thuật Đại học Michigan, có mặt trong nhóm của Brin.
Chuyến đi hôm đó, hai người không ngừng đụng độ, tranh luận về giá trị của các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với quy hoạch đô thị. “Sergey là một người khá xã giao; ông ấy thích gặp gỡ mọi người”, Page nhớ lại, đối chiếu phẩm chất đó với sự thận trọng của bản thân. “Tôi nghĩ ông ấy tương đối đáng ghét. Ông ấy có quan điểm thực sự mạnh mẽ về mọi thứ, và tôi đoán tôi cũng vậy”.
“Chúng tôi đều thấy đối phương khá đáng ghét”, Brin nói. “Dù vậy, rõ ràng, chúng tôi dành nhiều thời gian để nói chuyện”.
Khi Page xuất hiện tại Stanford vài tháng sau, ông lựa chọn Terry Winograd – người tiên phong về tương tác máy tính con người – làm cố vấn. Không lâu sau, ông bắt đầu tìm kiếm chủ đề cho luận án Tiến sỹ. Một luận văn có thể định hình toàn bộ sự nghiệp của một người. Ông nảy ra khoảng 10 ý tưởng nhưng hứng thú nhất với World Wide Web.
Larry Page (trái) và Sergey Brin
Bất chấp thực tế các cựu sinh viên Stanford trở nên giàu có nhờ lập công ty Internet, Page phát hiện web chỉ hấp dẫn vì các đặc điểm toán học của nó. Mỗi máy tính là một “nút”, mỗi liên kết trên một trang Web là kết nối giữa các “nút” đó – một cấu trúc đồ thị cổ điển. Page đặt ra giả thuyết World Wide Web có thể là đồ thị lớn nhất từng có và phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều hiểu biết hữu ích ẩn sâu đang chờ sinh viên khám phá. Ông Winograd đồng tình, Page bắt đầu cân nhắc về cấu trúc liên kết của Web.
Back Rubs và PageRank
Trong quá trình nghiên cứu, Page để ý khi nhìn vào một trang web, bạn không thể biết được chúng đang liên kết với trang nào. Ông cảm thấy phiền vì điều đó vì cho ràng sẽ hữu ích hơn nếu biết được điều này.
Chính vì vậy, ông nghiên cứu về backlink (những liên kết được trả về từ các website, blog, diễn đàn, mạng xã hội khác tới website) và đặt tên cho dự án là BackRub. Vào thời điểm đó, Web gồm khoảng 10 triệu tài liệu với vô số liên kết giữa chúng. Các tài nguyên máy tính cần thiết để thu thập dữ liệu lượng lớn như vậy vượt xa giới hạn thông thường một dự án sinh viên. Page bắt đầu xây dựng trình thu thập thông tin (crawler) của mình.
Sự phức tạp và quy mô của ý tưởng hấp dẫn Brin. Ông nhận thấy tiền đề phía sau BackRub thật sự hấp dẫn. “Tôi đã nói chuyện với nhiều nhóm nghiên cứu trong trường và đây là dự án thú vị nhất vì nó vừa giải quyết vấn đề Web – đại diện cho tri thức con người, vừa vì tôi yêu mến Larry”, Brin hồi tưởng.
Video đang HOT
Tháng 3/1996, Page trỏ crawler tự phát triển vào một trang web duy nhất – trang chủ của ông tại Stanford – và để nó thu thập thông tin từ đây.
Page đưa ra lý thuyết rằng, cấu trúc của biểu đồ Web sẽ không chỉ tiết lộ ai đang liên kết với ai, mà quan trọng hơn, tầm quan trọng của việc ai đã liên kết với ai, dựa trên các thuộc tính khác nhau của trang Web đang thực hiện liên kết. Lấy cảm hứng từ phân tích trích dẫn, Page nhận ra số lượng liên kết thô đến một trang sẽ là một hướng dẫn hữu ích cho thứ hạng của trang đó. Ông cũng thấy rằng mỗi liên kết cần xếp hạng riêng, dựa trên số lượng liên kết của trang gốc của nó. Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy đặt ra một thách thức toán học đệ quy và hóc búa: bạn không chỉ phải đếm các liên kết của một trang cụ thể mà còn phải đếm các liên kết được gắn vào các liên kết. Phép tính trở nên vô cùng phức tạp.
May mắn là Page có Brin làm cộng sự, người có khả năng thiên phú về toán học. Brin là con trai của một nhà khoa học NASA kiêm Giáo sư toán Đại học Maryland. Gia đình ông chuyển từ Nga sang Mỹ năm ông 6 tuổi. Thời trung học, Brin đã được đánh giá là một thiên tài toán học. Ông đăng ký vào Stanford để phát triển tài năng.
Cùng với nhau, Page và Brin tạo ra hệ thống xếp hạng, thưởng các liên kết đến từ những nguồn quan trọng và phạt các liên kết ngược lại. Chẳng hạn, các trang Web liên kết với IBM.com có thể là của một đối tác trong ngành, hay của một lập trình viên tuổi teen. Theo quan sát của con người, đối tác kinh doanh quan trọng hơn, nhưng làm thế nào để thuật toán hiểu được điều đó?
Đột phá của Page và Brin chính là thuật toán – PageRank – đánh giá cả hai yếu tố: số lượng liên kết dẫn tới một trang cụ thể và số lượng liên kết vào mỗi trang Web liên kết. Quay lại ví dụ ở trên, giả định rằng chỉ có vài trang web liên kết tới trang web của lập trình viên tuổi teen. Ngược lại, hàng ngàn trang web liên kết tới Intel và các trang này trung bình cũng có hàng ngàn trang web liên kết lại. PageRank sẽ xếp trang của lập trình viên tuổi teen không quan trọng bằng của Intel, ít nhất trong mối quan hệ với IBM.
Đó là một cách nhìn đơn giản. Các trang web phổ biến hơn xếp ở vị trí cao hơn và ngược lại.
Khi theo dõi kết quả, Brin và Page nhận ra dữ liệu của họ có thể tác động đến tìm kiếm Internet. Page và Brin cũng thấy rằng kết quả của BackRub ưu việt hơn các công cụ tìm kiếm sẵn có như AltaVista, Excite, thường trả về danh sách không liên quan. “Họ chỉ nhìn vào văn bản mà không cân nhắc tín hiệu khác”, Page nói.
Không chỉ có vậy, công cụ mở rộng quy mô theo quy mô của web. Do PageRank hoạt động bằng cách phân tích các liên kết, web càng lớn, công cụ càng tốt. Thực tế đó là cảm hứng để hai nhà sáng lập đặt tên công cụ là Google – na ná googol, cụm từ chỉ 100 số 0 theo sau số 1. Họ ra mắt phiên bản Google đầu tiên trên website Stanford tháng 8/1996. Để cải tiến dịch vụ, họ cần lượng lớn tài nguyên điện toán nên đã mượn ổ cứng từ phòng thí nghiệm của trường. Phòng ký túc xá của Page biến thành đại bản doanh, trung tâm lập trình, lấp đầy máy móc.
Dự án trở thành một huyền thoại trong Stanford. Có thời điểm, crawler BackRub ngốn gần một nửa băng thông của cả trường. Thậm chí, mùa thu năm 1996, dự án gần như đánh sập kết nối Internet tại đây nhưng may mắn không bị ai phàn nàn quá nhiều.
Thành lập công ty
Trong khi Brin và Page tiếp tục thử nghiệm, BackRub và Google gây tiếng vang trong và ngoài Stanford. Một trong số những người hay tin là Giáo sư Đại học Cornell, Jon Kleinberg, người đang nghiên cứu công nghệ tìm kiếm và sinh trắc học tại trung tâm Almaden của IBM. Phương pháp tiếp cận xếp hạng Web của ông có lẽ nổi tiếng chỉ sau PageRank. Mùa hè năm 1997, ông ghé thăm Page tại Stanford, hai người trao đổi nghiên cứu với nhau. Ông động viên Page xuất bản báo cáo học thuật về PageRank.
Song, Page nói ông lo nếu công khai, ai đó sẽ đánh cắp ý tưởng của mình. Với PageRank, ông có cảm giác mình đang sở hữu một bí thuật. Mặt khác, Page và Brin không chắc họ có muốn khởi nghiệp và điều hành công ty hay không. Trong năm đầu học Stanford của Page, cha ông qua đời, ông hoàn thành luận án Tiến sỹ để tôn vinh cha mình.
Brin nhớ lại khi nói chuyện với cố vấn, ông đã khuyên: “Xem này, nếu Google thành công thì thật tuyệt. Nếu không, em có thể quay lại cao học và hoàn thành luận án”. “Tôi đáp, “Vâng, sao lại không? Em sẽ thử xem sao”".
Và như vậy, bộ đôi thiên tài Brin và Page đã thành lập Google vào ngày 27/9/1998 tại Menlo Park, California.
Lý do tại sao Elon Musk và các tỷ phú đang bán cổ phần với tốc độ chưa từng thấy, thu về gần 64 tỷ USD trong năm nay
Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp lớn đang bán cổ phần với tốc độ chưa từng có.
Một trong số đó đã bán bớt cổ phần lần đầu tiên sau nhiều năm, trong bối cảnh định giá tăng vọt và khả năng luật thuế sẽ tại Mỹ sẽ thay đổi.
Từ đầu năm đến nay, 48 giám đốc điều hành hàng đầu đã thu về hơn 200 triệu USD mỗi người từ việc bán cổ phiếu. Con số này cao gần gấp 4 lần của các thương vụ tương tự từ năm 2016 đến 2020, theo WSJ.
"Làn sóng" bán cổ phần này được thực hiện bởi các tỷ phú nổi tiếng, ví dụ như Ronald Lauder tỷ phú ngành mỹ phẩm hay các nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin. Ngoài ra còn có gia đình như Walton và CEO Meta - Mark Zuckerberg đều chuẩn bị ghi nhận giá trị cổ phiếu bán ra lớn chưa từng có.
Trong toàn bộ công ty thuộc S&P 500, các nhà sáng lập và giám đốc điều hành đã bán số cổ phiếu kỷ lục 63,5 tỷ USD tính đến tháng 11, tăng 50% so với cả năm 2020, nhờ TTCK tăng vọt và một số cổ đông lớn đẩy mạnh việc bán cổ phần. Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu với 41 tỷ USD.
Daniel Taylor - giáo sư ngành kế toán tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết: "Những gì bạn đang chứng kiến là chưa từng có trong những năm gần đây." 2021 là thời điểm ghi nhận lượng cổ phần được các "sếp" bán ra nhiều nhất trong 1 thập kỷ qua, tương tự như thời kỳ "hoàng hôn" của bong bóng dot-com.
Đôi khi, nhà đầu tư lo ngại rằng việc các tỷ phú này bán cổ phần có nghĩa là họ dự đoán giá cổ phiếu sẽ không tăng mạnh hơn nữa và sẽ ảnh hưởng đến diễn biến sau này.
Các giám đốc điều hành không cần thiết phải giải thích lý do tại sao. Song, đợt bán cổ phiếu gần đây nhẩt diễn ra khi các nhà lập pháp ở Washington dự định sẽ nâng thuế lợi vốn. Tháng 11, các tỷ phú này đã bán tổng cộng 15,59 tỷ USD.
Đạo luật thuế mới hiện đang chờ Thượng viện phê duyệt, dự định sẽ áp thuế 5% đối với tổng thu nhập đã điều chỉnh trên 10 triệu USD từ năm 2022 và thêm 3% đối với thu nhập trên 25 triệu USD, bao gồm cả lợi nhuận vốn từ bán cổ phiếu. Theo Taylor, các "sếp" công ty lớn có thể "tiết kiệm" tới 8 triệu USD thuế cho mỗi 100 triệu USD cổ phiếu được bán trước ngày đạo luật trên có hiệu lực.
CEO Tesla - Elon Musk, đã bán 10 tỷ USD cổ phiếu Tesla chỉ trong khoảng 1 tháng. Trong khi đó, tháng trước, CEO Microsoft - Natya Nadella, đã bán 1 nửa tổng số cổ phần của mình với giá trị khoảng 374 triệu USD trước thuế. Các nhà phân tích nhận định, động thái này có thể liên quan đến việc bang Washington sắp áp thuế lợi nhuận vốn 7%.
Một đợt bán cổ phiếu giá trị lớn khác của các nhà sáng lập cũng diễn ra vào tháng 5 với tổng giá trị 13,12 tỷ USD, sau khi các doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh đầy khả quan
Trong năm nay, khoảng hơn 10 nhà sáng lập và CEO nổi tiếng đã bán hàng triệu USD cổ phiếu sau năm 2020 không có "động tĩnh". Một số trường hợp đã bán ra lần đầu tiên sau 5 hoặc 10 năm.
Trước khi thực hiện đợt bán cổ phần Alphabet gần đây nhất, Page và Brin đã bán ra với giá khoảng 800 USD/cổ phiếu vào năm 2017, theo InsiderScore. Năm nay, họ bán gần 600.000 cổ phiếu với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD trước thuế, sau khi công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuậ đạt kỷ lục. Hiện tại, mỗi người vẫn sở hữu khoảng 6% cổ phần trong Alphabet.
Tỷ phú ngành mỹ phẩm Ronald Lauder - con trai nhà sáng lập Estée Lauder, đã bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu trong năm nay, với mức giá hơn 600 triệu USD trước thuế, lần đầu tiên kể từ năm 2016. Michael Dell của Dell Technologies và David Rubenstein của Carlyle Group cũng bán lần lượt 5 triệu cổ phiếu với giá gần 253 triệu USD và 11 triệu cổ phiếu với giá 495 triệu USD trước thuế.
Trong khi đó, nhà Walton tăng tốc độ bán cổ phiếu trong năm nay, khi thu về 6,5 tỷ USD trong năm nay so với 1,5 tỷ USD vào năm 2020, khi giá cổ phiếu Walmart lập đỉnh. Zuckerberg cũng tăng tốc độ bán gấp 7 lần so với 1 năm trước, thu về gần 4,5 tỷ USD.
Thông thường, các giám đốc điều hành thường bán cổ phiếu theo thoả thuận được lên kế hoạch từ trước gọi là 10b5-1, được bán ra theo lịch trình cố định hoặc ở ngưỡng giá nhất định để tránh vi phạm quy định giao dịch nội gián.
Ben Silverman - giám đốc nghiên cứu của InsiderScore, nhận định: "Họ rõ ràng là những kẻ cơ hội. Họ đang nói rằng thị trường đã tăng quá nóng trong cả năm nay."
Giá cổ phiếu tăng cũng giúp họ mang về nhiều tiền hơn dù bán ít cổ phần hơn. CEO Snap - Evan Spiegel, đặt mục tiêu giá ở thời điểm bán ra là từ 60-80 USD và thu về 710 triệu USD với 10 triệu cổ phiếu, cao hơn gấp đôi so với năm 2020 dù bán ít hơn 3 triệu cổ phiếu.
Jeff Bezos thường bán khoảng 10 tỷ USD cổ phiếu hàng năm để tài trợ cho dự án không gian là Blue Origin. Năm nay, ông bán ít hơn 25% cổ phiếu trong khi thu được số tiền gần như tương đương trước thuế vì giá cổ phiếu Amazon tăng gấp đôi trong 2 năm qua.
Những tỷ phú công nghệ có tài sản trên trăm tỷ USD Trong số 9 tỷ phú có tài sản trên 100 tỷ USD theo bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index, có 7 tỷ phú thuộc lĩnh vực công nghệ. Jeff Bezos (214 tỷ USD) Jeff Bezos. Nhà sáng lập Amazon giữ vững ngôi vị giàu nhất thế giới trong nhiều năm qua. Vào tháng 1, vị trí số một của Jeff Bezos bị Elon...