G20 thành lập quỹ chống dịch toàn cầu
Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) mới đây đã nhất trí về nguyên tắc việc thành lập quỹ toàn cầu sẵn sàng cho đại dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng viêm gan cho các em nhỏ tại Kandkot, tỉnh Sindh, miền Nam Pakistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một tuyên bố của nước Chủ tịch G20, Indonesia, sau các cuộc họp Bộ trưởng Tài chính ở Washington trong tuần này, G20 đã “đạt được đồng thuận” về việc thành lập một quỹ mới để giải quyết thiếu hụt về tài chính cho công tác chuẩn bị, phòng ngừa và hành động để ngăn chặn đại dịch.
Tuyên bố cho biết lựa chọn hiệu quả nhất sẽ là một quỹ tài chính trung gian đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB) và mục tiêu là hoàn thiện chi tiết về quỹ này tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế G20 vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, G20 không đưa ra chi tiết về quy mô của quỹ, hay vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong quỹ này.
Video đang HOT
WHO và WB đầu tuần này ước tính kinh phí cho việc chuẩn bị phòng ngừa đại dịch mỗi năm thiếu hụt 10,5 tỷ USD. Quỹ phòng ngừa đại dịch sẽ cần tài trợ trong 5 năm, tương đương 50 tỷ USD.
Indonesia thông báo các hoạt động bên lề chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20
Theo phóng viên TTXVN tại Jarkata, ngày 8/2, Indonesia thông báo sẽ tổ chức một loạt sự kiện bên lề của chuỗi hoạt động của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022 nhằm thể hiện tinh thần của chương trình nghị sự và củng cố hình ảnh của quốc gia Chủ tịch G20 trong năm 2022.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italy ngày 30/10/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Thương mại, Trưởng Ban tổ chức G20 Indonesia, Muhammad Lutfi cho biết, các hoạt động bên lề sẽ cung cấp cho các thành viên của G20 đầy đủ hơn về các ưu tiên trong chương trình nghị sự của nước Chủ tịch Indonesia trong năm nay, đồng thời góp phần giúp Indonesia cũng như các nước thành viên hồi phục nền kinh tế.
Các sự kiện bên lề dự kiến được tổ chức vào tháng 2 sẽ bao gồm việc khởi động nhóm công tác giáo dục, hội thảo cấp cao về tài chính bền vững, thảo luận về tài chính xanh và cơ chế chuyển đổi năng lượng, tọa đàm thường niên về cải cách thanh toán kỹ thuật số trong hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro từ các chính sách thông qua đa dạng hóa tiền tệ để hỗ trợ thương mại và đầu tư toàn cầu.
Một trong những ưu tiên cấp bách và quan trọng trong chương trình nghị sự G20 năm 2022 mà Indonesia muốn thúc đẩy trên cương vị Chủ tịch là việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu một cách bình đẳng nhằm xử lý hiệu quả đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Muhammad Lutfi cho rằng đại dịch khiến các nước nhận ra sự cấp thiết của việc hợp tác để giải quyết đại dịch COVID-19 cũng như các thiên tai, đại dịch trong tương lai. Trước mắt cần kịp thời thu hẹp khoảng cách dự trữ và phân phối vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước châu Âu - nơi đang dự trữ khối lượng vaccine gấp 3 lần nhu cầu tiêm chủng- với các nước châu Phi. Bộ trưởng Lutfi cho rằng lượng vaccine tích trữ tại các nước châu Âu sẽ không có giá trị sử dụng nếu không được phân phối cho các nơi khác có nhu cầu, nhất là trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra, một vấn đề khác Bộ trưởng Lutfi đề cập là tình trạng một số hãng sản xuất vaccine không phải đối tác của các chính phủ ít bán được sản phẩm vaccine của họ, dẫn đến suy yếu nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine.
Bộ trưởngThương mại Indonesia nhấn mạnh cần sự hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và phân phối vaccine bình đẳng, đồng đều trên toàn cầu.
Indonesia cũng sẽ tổ chức các chuyến thăm quan đến các địa điểm du lịch, khu bảo tồn rừng ngập mặn tại Bali. Thứ trưởng Bộ Công trình công cộng và nhà ở Indonesia, Wetipo hy vọng rằng các hoạt động này sẽ khuyến khích nỗ lực bảo tồn thiên nhiên bền vững.
Bộ Công trình công cộng và nhà ở Indonesia cho hay nước này cũng sẽ sử dụng tre, gỗ và các vật liệu tự nhiên khác làm vật liệu chính để thiết kế các địa điểm và cơ sở hạ tầng nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, nhằm thể hiện tinh thần của Indonesia nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu và phục hồi hệ sinh thái. Dự án sẽ bắt đầu từ tháng 1 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm nay.
Xác định nguyên nhân vụ nổ tòa nhà ở Karachi Cảnh sát cho biết rò rỉ khí gas là nguyên nhân gây ra vụ nổ tại tòa nhà ở thành phố cảng Karachi, miền Nam Pakistan, ngày 18/12. Lực lượng cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân tại hiện trường vụ nổ tòa nhà ở thành phố cảng Karachi, miền Nam Pakistan, ngày 18/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các nguồn tin trên, ít nhất...