G20 ra mắt Quỹ ứng phó các đại dịch trong tương lai
Trong nỗ lực ứng phó với các đại dịch trong tương lai, ngày 13/11, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã ra mắt Quỹ phòng đại dịch của G20 do Indonesia và Italy làm đồng chủ tịch.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Phát biểu tại lễ ra mắt quỹ, Tổng thống Joko Widodo dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022 cho thấy hằng năm thế giới cần khoảng 31,1 tỷ USD để ngăn chặn và phòng ngừa đại dịch trong tương lai. Do đó, việc xây dựng và phát triển một nguồn kinh phí nhằm ứng phó với đại dịch trong tương lai là thiết thực.
Theo ông Joko Widodo, Quỹ phòng đại dịch hiện đã quyên góp được 1,4 tỷ USD từ các khoản ủng hộ của 17 quốc gia thành viên và không phải thành viên của G20 cùng 3 tổ chức từ thiện quốc tế. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã đóng góp khoảng 450 triệu USD, trong khi Italy đóng góp 102 triệu USD, Indonesia đã ủng hộ 50 triệu USD.
Video đang HOT
Một số quốc gia khác đã tuyên bố cam kết ủng hộ tài chính cho quỹ này. Khoản tài trợ này được kỳ vọng có thể thu hẹp khoảng cách mà các nước đang phát triển và nước nghèo đang phải đối mặt với đại dịch trong tương lai. Ngoài ra, để đảm bảo tốt công tác y tế phòng ngừa dịch bệnh, các nước cũng cần chú ý đến yếu tố bền vững trung hạn, đồng thời phát triển mạng kỹ thuật số toàn cầu và chứng nhận vaccine quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết quỹ sẽ được giải ngân vào đầu năm 2023. Do đó, các quốc gia sẽ xây dựng tiêu chí cho các nước để được nhận hỗ trợ, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và nghèo.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jannet Yellen cho biết quỹ trên sẽ trở thành một giải pháp và động lực giúp đẩy nhanh các biện pháp phòng ngừa đại dịch. Các nước sẽ sử dụng tối ưu hóa nguồn tài chính của quỹ để mang đến những kết quả tích cực cụ thể ở từng quốc gia. Theo bà Yellen, đây là vấn đề mang tính toàn cầu, do đó cần sự chung tay góp sức của tất cả các nước, không chỉ riêng các thành viên G20.
Về phần mình, đồng Chủ tịch của Quỹ, ông Chatib Basri cho biết đại dịch COVID-19 đã minh chứng thế giới cần quan tâm hơn tới sức khỏe cộng đồng. Ông đánh giá việc lập Quỹ phòng đại dịch là dấu mốc quan trọng vì lần đầu tiên các quốc gia trên thế giới cùng tham gia củng cố “kiến trúc y tế” toàn cầu theo những bước cụ thể.
Thế giới chung tay hành động nhằm ứng phó các mối đe dọa y tế trong tương lai
Ngày 17/10, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y thế giới đã lần đầu tiên ban hành Kế hoạch Hành động y tế chung nhằm phát hiện và giải quyết các đại dịch tiềm tàng trong tương lai.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Sau đại dịch COVID-19, các tổ chức trên đã hợp tác để chống lại các mối đe dọa y tế mới thông qua việc tập trung vào mối quan hệ giữa sự suy thoái hệ sinh thái, hệ thống lương thực thiếu hiệu quả, các bệnh truyền nhiễm và tình trạng kháng kháng sinh. Kế hoạch chung nói trên nhằm tạo ra một cơ chế để kết hợp các hệ thống và năng lực với nhau, từ đó có thể phối hợp ngăn ngừa, dự báo, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa y tế tốt hơn. Mục tiêu của sáng kiến là nhằm cải thiện môi trường, sức khỏe của con người và động thực vật.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết kế hoạch kéo dài 5 năm (2022-2026) này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác, năng lực và phối hợp, từ đó củng cố khả năng phòng thủ của thế giới trước các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai như COVID-19.
Tháng 5/2021, WHO từng cảnh báo khoảng 75% các bệnh truyền nhiễm mới xuất phát từ động vật. Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cũng nhấn mạnh đại dịch hiện nay đã chứng minh suy thoái tự nhiên đang làm tăng các mối đe dọa về y tế. Do đó, kế hoạch sẽ tập trung vào mở rộng năng lực đối với các bệnh truyền nhiễm mới lây từ động vật sang người, các bệnh đặc hữu có nguồn gốc từ động vật, các bệnh nhiệt đới và do vật trung gian lây truyền, nguy cơ về an toàn thực phẩm, tình trạng kháng kháng sinh và môi trường.
Kế hoạch đã nêu bật tầm quan trọng của việc đánh giá lại và thay đổi cách tương tác giữa con người, động vật, thực vật và môi trường. Sự phát triển kinh tế thường phải đánh đổi bằng hệ sinh thái, môi trường lành mạnh và sức khỏe động vật. Trong bối cảnh dân số thế giới được dự báo sẽ lên tới 8 tỷ người vào năm 2023, những áp lực đối với các hệ thống tự nhiên là to lớn và sẽ còn tăng lên. Đại dịch COVID-19 đã để lộ mặt yếu ở mọi lĩnh vực. Kế hoạch này cảnh báo các đại dịch trong tương lai sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, lây lan nhanh hơn, gây tổn thất lớn hơn đến kinh tế thế giới, cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn cả COVID-19, nếu như không có thay đổi trong cách tiếp cận toàn cầu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, cũng như cách thức ứng phó và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cả 4 tổ chức trên đều kỳ vọng kế hoạch có thể giải quyết các nguyên nhân thực sự khiến dịch bệnh xuất hiện, cải thiện công tác ngăn ngừa, chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh, giảm nhẹ tác động của các mối đe dọa y tế.
Dự kiến kế hoạch sẽ chính thức được triển khai vào ngày 18/10 tại Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới ở Berlin (Đức).
Các nước thành viên WHO ủng hộ hiệp ước ứng phó đại dịch có tính ràng buộc pháp lý Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 21/7, các quốc gia hiện đang đàm phán về một hiệp ước quốc tế mới liên quan cách thức ứng phó với các đại dịch trong tương lai, đã nhất trí rằng hiệp ước này cần có tính ràng buộc về pháp lý. Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Những thiệt...