Fujifilm từng muốn mua Leica
Hãng máy ảnh của Nhật từng muốn mua lại thương hiệu Leica nhưng cuối cùng chọn hướng tự phát triển sản phẩm của chính mình.
Ông Komori, chủ tịch của Fujifilm.
Tạp chí uy tín của Đức, Frankfurter Allgemeine mới cho đăng tải cuộc phỏng vấn với chủ tịch của hãng Fujifilm, ông Komori. Phần lớn cuộc trò chuyện này ít liên quan đến nhiếp ảnh mà về lĩnh vực y tế và mỹ phẩm, một mảng kinh doanh quan trọng của Fujifilm. Tuy nhiên, một đoạn nhỏ trong số này lại cung cấp những thông tin khá thú vị. Điều đầu tiên được tiết lộ chính là việc Fujifilm từng có ý định mua lại thương hiệu máy ảnh Leica của Đức.
“Leica là thương hiệu cao cấp và tôi thừa nhận rằng bất kể một sản phẩm nào đó của họ bán ra đều có sức hấp dẫn lớn. Nhưng Leica lại có mô hình kinh doanh khác chúng tôi. Chúng tôi, Fujifilm tự làm cảm biến mang thương hiệu của mình, phần mềm và bộ xử lý. Chúng tôi cũng có một thương hiệu rất tốt. Vì vậy, tại sao chúng ta lại phải nghĩ đến việc đặt công nghệ Fujifilm trong máy ảnh Leica?”, ông Komori tán dương thương hiệu Leica nhưng cũng tuyên bố lý do gạt suy nghĩ mua lại hãng này.
Leica từng nằm trong tầm ngắm của Fujifilm.
Tuy nhiên, ngoài Leica, vị chủ tịch của Fujifilm cũng chia sẻ ý định “thôn tính” một công ty khác. Hãng máy ảnh đồng hương Olympus chính là mục tiêu hàng đầu. Fujifilm thậm chí đã có một lời đề nghị đến đối tác của mình nhưng đáp lại chỉ là sự chối từ. “Tôi nghĩ Olympus vẫn đang cố gắng để duy trì hoạt động độc lập”, ông Komori chia sẻ dự đoán của mình về hãng máy ảnh đang gặp nhiều khó khăn sau các bê bối về tài chính này.
Ngoài ra, người đứng đầu của Fujifilm cũng cho biết hiện chỉ còn 1% doanh thu của công ty đến từ phim máy ảnh, sản phẩm làm thêm thương hiệu của hãng trong suốt những năm thế kỷ 20 nhưng giờ đã trở thành lỗi thời.
Fujifilm kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và máy ảnh chỉ là một trong số những vấn đề cần quan tâm của hãng. Gần đây, Fujifilm đã bắt đầu lấy lại thương hiệu trên thị trường này với hàng loạt các sản phẩm được đánh giá cao cả về thiết kế cũng như chất lượng với X100, X-Pro1, X10 hay X-S1. Tất cả đều đánh vào phân khúc cao cấp, “khoảng trống” mà Leica bỏ lại trên thị trường hiện nay.
Theo Số Hóa
'Mổ xẻ' Fujifilm X100
X100 có cấu tạo từ hơn 150 thành phần linh kiện khác nhau, 130 ốc vít và khoảng 50 miếng băng.
Nhiếp ảnh gia James Maher "bất đắc dĩ" đã phải "mổ xẻ" chiếc máy ảnh compact cao cấp của mình sau khi vô tình đánh rơi máy xuống nước biển trong một chuyến du ngoạn. Do tác dụng của muối và nước, X100 đã hỏng hoàn toàn ngay sau đó. Tuy nhiên, việc khám phá các linh kiện bên trong lại cho tác giả nhiều trải nghiệm thú vị. Ví dụ, dù kích thước khá nhỏ nhưng máy có tới hơn 130 chiếc ốc vít, thiết kế các bảng mạch, chip điều khiển, cảm biến rất hợp lý giúp máy có kích thước gọn nhẹ.
Video đang HOT
Dưới đây là những hình ảnh "mổ xẻ" thử nghiệm thiết bị này.
X100 khu còn "nguyên vẹn".
Ốc vít của máy được giấy ở khắp nơi và có tới hơn 130 ốc vít được tháo ra khỏi máy.
Mặt dưới của máy và các linh kiện bị bào mòn bởi nước biển.
Khi tháo nắp đế dưới ở mặt trước và sau.
Phần khung và các nút bấm ở màn hình.
Tháo khung phía sau.
Cáp nối với màn hình.
Màn hình LCD rời.
Tháo phần nắp phía trên.
Các bánh xe điều chỉnh thông số.
Bảng mạch phía trong.
Cảm biến APS-C của máy.
Một lớp kính chắn màu xanh ở phía trước ống kính.
Ống kính của máy khi tháo rời.
Kính ngắm lai của X100.
cấu tạo bên trong khính ngắm lai.
Lăng kính.
Theo Số Hóa
Ngàm chuyển cho Fujifilm X-Pro1 của Novoflex Các mẫu ngàm chuyển giúp người dùng có thể sử dụng ống kính Canon, Nikon, Contax, Olympus... trên máy mirrorless của Fujifilm. Ngàm chuyển cho máy Fujifilm X-Pro1. Novoflex hôm nay cho ra mắt loạt ngàm chuyển dành cho mẫu Fujifilm X-Pro1 sử dụng ngàm X mount. Các sản phẩm này cho phép các ống kính không phải dòng XF từ Fujifilm có...