Fujifilm giới thiệu máy ảnh Medium Format: GFX 50R
Trong năm vừa qua, Mirrorless full-frame thực sự đã trở thành chọn lựa tương lai của thị trường máy ảnh với sự góp mặt của 2 ông lớn Nikon và Canon.
Nhưng với Fuji, hãng đã chọn cho mình một lối đi rất riêng khi chọn phân khúc thị trường máy ảnh cảm biến APS-C và Medium Format mà bỏ qua cơn sốt MRL full-frame. Đầu năm hãng đã cho ra mắt liên tục các dòng máy cảm biến nhỏ từ thấp cho đến cao( từ dòng X-A, X-E… cho đến X-T, X-H) thì đến giữa năm, Fuji vẫn thể hiện độ hot với GFX thế hệ mới chiếc GFX 50R.
Thiết kế đơn giản, quen thuộc, đặc trưng X-serie đời đầu.
GFX 50R sở hữu cảm biến lớn gấp 1,7 lần cảm biến full-frame (48,3mm x 32,9mm so với 36mm x 24mm). Nó tạo ra chất lượng hình ảnh vượt trội bằng cách kết hợp Fujifilm G Format Image Sensor cho độ phân giải lên đến 51,4MP, sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh tốc độ cao X-Processor Pro, ngàm ống kính FUJINON GF và công nghệ tái tạo màu độc quyền của Fujifilm tích lũy hơn 80 năm nay. Tất cả được ẩn trong một thân máy nhỏ gọn, thiết kế theo phong cách rangefinder, GFX 50R đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng, từ chuyên nghiệp thương mại đến chụp phố hay ảnh tư liệu, chân dung…
Mặt sau của GFX 50R nhỏ gọn hơn thế hệ đàn anh GFX 50S
1 Chất lượng hình ảnh:
Cảm biến định dạng G medium format cho độ phân giải lên đến 51,4megapixel. Kích thước sensor gấp 1,7 lần sensor full-frame mang đến một chất lượng hình ảnh vượt trội. Nó thu được nhiều ánh sáng hơn trên mỗi pixel, cho độ nhạy sáng tuyệt vời cùng dải dynamic rộng, chính vì vậy GFX 50R cho khả năng tái tạo vùng tối rất ấn tượng.
Công cụ xử lý hình ảnh của GFX 50R là X-Processor Pro, đã khá quen thuộc và được sử dụng rất thành công trên các dòng X-series có cảm biến APS-C trước đây của Fuji. Bên cạnh đó, chiếc máy này cũng sở hữu các chế độ “Mô phỏng phim” độc đáo của Fujifilm, như PROVIA, Velvia và ACROS, giúp người dùng thoả sức sáng tác với những tone màu đặc trưng.
Video đang HOT
2 Thiết kế:
Phong cách rangfinder ngắm lệch đặc trưng
Máy được thiết kế theo phong cách Rangefinder, với chiều rộng tối thiểu là 46mm và thân máy nhỏ gọn nhẹ chỉ nặng 775g, mang lại sự linh hoạt cao. Kính ngắm điện tử có độ phóng đại 0,77, đạt độ phân giải 3,69MP. Đây là thiết kế đã rất thành công trong những buổi đầu quay trở lại thị trường máy ảnh mirrorless của Fuji với siêu phẩm X-100 hay X-pro.
GFX 50R vẫn sở hữu vòng focus level như các dòng X-serie trước đây, các bố trí phím điều chỉnh quen thuộc, giúp người dùng dễ sử dụng, thao tác khi làm việc. Phía trên thân máy chỉ còn 2 bánh xe chính chỉnh tốc và EV, không còn màn LCD như ở đời 50S trước đây. Việc tối giản này mang lại sự quen thuộc, gần gũi khi sử dụng. Các vòng xoay bánh xe được làm từ kim loại nhôm, chi tiết tinh xảo, mang đến cảm nhận sang trọng, cứng cáp cho người sử dụng.
3 Khả năng chống chọi thời tiết:
Thân máy được làm từ hợp kim magie, cứng cáp, chắc chắn, được cố định ở 64 điểm, mang đến độ bền cao, khả năng chống chịu bụi bặm, thời tiết tốt. Theo thông báo từ hãng, Fuji GFX 50R có thể hoạt động ở môi trường thời tiết dưới -10 C. Ngắm lệch cùng độ bền thời tiết cao khiến chiếc máy này trở nên vô cùng kích thích với các nhiếp ảnh gia thiên văn cũng như tư liệu cần sự linh động bền bỉ.
4 Hệ ống kính:
GFX 50R sử dụng ngàm GF Fujinon, tận dụng được hệ thống ống kính G hiện có của Fuji với 10 ống kính. Các tiêu cự ống kính rất phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu người dùng, từ góc rộng 23mm (tương đương tiêu cự 18mm trên full frame) đến tele 350mm (tương đương tiêu cự 277 trên full frame).
Tất cả các ống kính G Fujinon đều được giới thiệu đáp ứng được nhu cầu để xử lý ảnh có độ phân giải lên đến 100MP. Bên cạnh chất lượng về hình ảnh, độ bền vật lý của các ống kính này cũng được đánh giá rất cao, chúng có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ -10 C và chống vụi ẩm khá tốt.
5 Kết nối:
GFX 50R là chiếc máy ảnh đầu tiên trong dòng GFX có công nghệ Bluetooth. Nó dễ dàng giúp người sử dụng có thể chụp ảnh bằng điều khiển từ xa cung như chuyền ảnh nhanh chóng không dây qua các thiết bị khác.
Nó cũng hoàn toàn tương thích với các phần mềm chụp ảnh tether, một công cụ không thể thiếu cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bao gồm HS-V4 cho Windows và Tethered Shooting Plug-In PRO cho Adobe Photoshop Lightroom. Máy ảnh này cũng tương thích với Capture One Pro FUJIFILM…điều này cho phép các nhiếp ảnh gia khai thác GFX 50R cho nhiều kỹ thuật chụp khác nhau trong studio, thích ứng với các loại công việc khác nhau.
Theo Tinh Te
Với ống kính 32mm F1.4 mới ra mắt, Canon vẫn tiếp tục phát triển mirrorless dòng EOS M
Khi mọi thông tin đổ dồn về mẫu máy ảnh EOS R full-frame, Canon vẫn cho ra mắt những mẫu ống kính mới cho ngàm EF (DSLR) và cả ống kính EF-M 32mm f/1.4 STM cho dòng máy EOS M. Như vậy phân khúc máy ảnh mirrorless cảm biến APS-C vẫn sẽ được Canon phát triển bởi những yếu tố mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, không có lý do gì mà thương hiệu máy ảnh thị phần lớn nhất thế giới lại từ bỏ dòng sản phẩm này.
EF-M 32mm F/1.4 STM là mẫu ống kính thứ 8 cho các máy EOS-M như M50, M6, M100... với khẩu độ lớn nhất từng được giới thiệu. Với tiêu cự tương đương khoảng 51.2mm trên khổ phim 35mm (full-frame), ống kính lý tưởng để chụp chân dung xoá phông kết hợp với khẩu độ lớn. Khối lượng 235 g của ống kính khá phù hợp cho những mẫu máy EOS-M vốn rất gọn nhẹ.
Ống kính được cấu tạo bởi 14 thành phần kính chia thành 8 nhóm, trong đó bao gồm 1 thấu kính phi cầu aspherical element, lớp phủ Super Spectra Coating chống chói. Công nghệ motor lấy nét bước STM phù hợp để sử dụng cho những mẫu máy EOS M có công nghệ Dual Pixel AF. Ống kính có khoảng cách lấy nét gần nhất là 23 cm, trong đó có nút gạt khoảng cách tối thiểu 50 cm giúp người dùng cải thiện việc lấy nét khi chụp khung cảnh từ xa.
Hiện tại, hệ máy EOS M của Canon có đầy đủ các ống kính với dải tiêu cự từ 11mm đến 200mm có khẩu độ và kích thước hợp lý cho thiết kế thân máy nhỏ gọn. Tại Nhật Bản, thị phần máy ảnh mirrorless Canon vẫn đang đứng thứ 2 chỉ sau Olympus. Chưa kể EOS R sẽ dành cho phân khúc người dùng cao cấp nên phân khúc sản phẩm EOS M với giá bán thấp hơn sẽ tiếp cận nhóm khách hàng phổ thông.
Ảnh chụp từ ống kính Canon EF-M 32mm f/1.4 STM
Theo tinhte
Panasonic tham gia cuộc chiến mang tên mirrorless full-frame Nikon trong tháng 8 vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi mirrorless full-frame đầu tiên Z6 và Z7 của mình trong kỷ nguyên máy ảnh kỹ thuật số. Ngay sau đó, Canon cũng đã rục rịch ra mắt EOS R, dòng máy ảnh không gương lật cảm biến full-frame, có thể cảm nhận rằng MRL đang là tương lai và lựa chọn...