FPT Polytechnic nhân rộng mô hình Phổ thông Cao đẳng trên toàn quốc
Trong năm 2020 vừa qua, Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đã triển khai đào tạo tại 5 tỉnh thành. Bước sang năm 2021, PTCĐ tiếp tục mở rộng cơ sở ra các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế,…
Tìm hiểu ngay thông tin chi tiết xét tuyển tại đây !
Nếu như trước kia, học đại học cao đẳng là hướng đi được cân nhắc cho học sinh Tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì giờ đây cánh cửa hướng nghiệp đã mở rộng hơn rất nhiều, tạo điều kiện về mặt thời gian, chi phí cũng như điều kiện học tập cho hàng nghìn học sinh Việt Nam. Phổ thông Cao đẳng thắp sáng ước mơ nghề nghiệp và cuộc sống tốt đẹp cho các bạn học sinh ngay sau tốt nghiệp THCS với 4000 chỉ tiêu mới trong năm 2021.
Với tôn chỉ Học nhanh – Làm sớm, sinh viên Phổ thông Cao đẳng tự tin lập nghiệp tuổi 19
Phổ thông Cao đẳng đón đầu xu hướng
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam trở thành quốc gia chiếm được cảm tình của Quốc tế. Nhờ đó mà cơ được hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đó là phải chuẩn bị lực lượng lao động để có thể đáp ứng và hưởng lợi từ các cam kết quốc tế.
Mặc dù, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với nguồn cung lao động dồi dào và ổn định nhưng trước xu thế hội nhập cũng đã đặt Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Thách thức phải kể đến lớn nhất đó là đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực.
Năm 2020 vừa qua, hàng vạn lao động thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng quan tâm đến năng lực chuyên môn, khả năng làm được việc và kĩ năng làm việc của người lao động hơn là chú trọng bằng cấp.
Chính vì vậy mà hiện nay, học nghề đang trở thành xu hướng. Nắm được những yêu cầu của nhà tuyển dụng Phổ thông Cao đẳng triển khai chương trình học theo đuổi mô hình đào tạo Học nhanh – Làm sớm. Với tôn chỉ đào tạo chú trọng thực hành, nâng cao kỹ năng mềm, chủ động phương pháp tư duy, sinh viên sau tốt nghiệp có thể tự tin lập nghiệp với những kĩ năng mình có được.
Xem ngay chia sẻ phụ huynh Phổ thông Cao đẳng sau một kì học của con tại trường
Nhìn vào thực tế, ta có thể thấy rõ ràng số lượng học sinh lựa chọn học nghề sớm ngay sau khi tốt nghiệp THCS tăng dần theo từng năm. Đặc biệt là năm vừa qua 2020, có thể thấy rõ được sự quan tâm sát sao của Đảng – Nhà nước (chỉ thị 24 của Thủ tướng chính phủ) trong việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Video đang HOT
Bên cạnh đó “học nghề” trở thành vấn đề nóng hổi không chỉ tại Việt Nam mà còn được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới tại nhiều quốc gia tiên tiến như Nhật, Đức,… Bà Nguyễn Thị Hà – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ: “Trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%” .
Trong năm 2020 vừa qua, Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đã triển khai đào tạo tại 5 tỉnh thành và đón hơn 1000 tân sinh viên. Bước sang năm 2021, Phổ thông Cao đẳng tiếp tục mở rộng cơ sở ra các tỉnh Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế,… và hứa hẹn một tương lai không xa sẽ có mặt trên toàn quốc. Thầy Bùi Quang Hùng – Giám đốc Phổ thông Cao đẳng toàn quốc chia sẻ:
“Cùng với định hướng phân luồng sớm của Quốc gia, Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic nhận được nhiều lời mời triển khai mô hình đào tạo tại các UBND Tỉnh, Thành phố nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lao động. Là đơn vị đào tạo trong lòng doanh nghiệp chúng tôi tự tin có thể đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo tay nghề, kĩ năng và chuyên môn tốt cho đất nước. Đặc biệt những chuyên ngành đào tạo tại trường đều là những chuyên ngành hot trong những năm sắp tới.
Theo học tại Phổ thông Cao đẳng, các bạn học sinh sẽ được tham gia chương trình Hướng nghiệp, chương trình phát triển cá nhân thiết kế riêng cho sinh viên FPT, nhằm trang bị cho các bạn sinh viên khả năng tự học và kỹ năng thích ứng với mọi sự thay đổi”.
Buổi tham quan thực tế Doanh nghiệp của gần 300 Sinh viên Phổ thông Cao đẳng Đà Nẵng tại FPT Software
Giáo dục nghề nghiệp là xu hướng tiến bộ, văn minh, hướng người học đến việc phát huy năng lực bản thân, học tập theo đam mê – làm việc theo sở trường, cao hơn nữa là thích nghi tốt với sự biến đổi không ngừng nghỉ của xã hội.
Nắm bắt được xu thế phát triển chung của thế giới, đặc biệt là sự thay đổi quan trọng của các ngành nghề trong tương lai. Chương trình Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đào tạo nghề dựa trên nền tảng kiến thức và đam mê thực sự của người học. Mục tiêu của chương trình là đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của người học và sự phát triển điển hình của nền kinh tế Việt Nam.
Tuyển sinh vào lớp 10 TP. HCM năm 2020: Hướng đi nào cho các em không đỗ công lập?
Sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), học sinh còn nhiều hướng đi khác bởi học trung học phổ thông (THPT) không phải là con đường duy nhất. Vì nếu không đủ khả năng đỗ trường công hay tiềm lực tài chính vào trường tư, học sinh tốt nghiệp THCS có thể có nhiều lựa chọn khác phù hợp với mình.
Còn nhiều "cánh cửa" nếu không trúng tuyển vào lớp 10 công lập tại TP. HCM.
Làm sao lựa chọn phù hợp nhất với niềm đam mê và năng lực chính mình
Theo số liệu từ Sở GD&ĐT TP. HCM, năm học 2019 - 2020 TP có khoảng 100.000 học sinh tốt nghiệp THCS, (trong đó, tổng số học sinh dự thi vào lớp 10 là gần 82.000) tuy vậy, chỉ tiêu tuyển sinh các trường công lập tại TP.HCM chỉ gần 67.000. Từ đó cho thấy, có tới 18.000 học sinh không đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 và có 15.000 thí sinh không vào được lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Như vậy, sau kỳ thi TP. HCM sẽ có gần 25.000 học sinh rớt các nguyện vọng công lập và không có nhu cầu học phổ thông.
Thế nhưng, đối với những học sinh trượt lớp 10, rớt nguyện vọng một công lập thì không phải là mọi hi vọng ở tương lai sẽ khép lại, cũng không phải cuộc đời các em từ đây đi vào ngõ cụt. Vì hiện nay, những học sinh trên vẫn còn nhiều lựa chọn như: Chuyển sang học các trường THPT tư thục, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), học nghề và ở các trường Cao đẳng, trung cấp Nghề.
Trên thực tế, chất lượng giáo dục đào tạo của hệ thống các trường tư thục, GDTX, các trường CĐ nghề trên địa bàn được ngành GD&ĐT TP. HCM đánh giá cao về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy.
Nhiều lựa chọn dành cho học sinh không đỗ lớp 10 công lập
Trao đổi với PV báo Lao động và Xã hội (báo điện tử Dân Sinh), ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM (Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động) cho rằng, hiện nay đất nước đang tiến tới cuộc CMCN 4.0 cho nên thị trường lao động hiện nay luôn cần nguồn nhân lực rất đa dạng có nghề từ cấp bậc: Đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Do đó, mỗi học sinh sau THCS cần căn cứ vào năng lực, sở trường và điều kiện đề chọn trường học phù hợp sở thích, năng lực. Bằng cấp nghề nghiệp sau này mà các em có được phải gắn liền với kiến thức văn hóa phồ thông và đi đôi với giá trị nghề nghiệp thì các em mới có thể đứng vững trong thị trường lao động.
Theo ông Tuấn, các em không đỗ lớp 10 công lập tại TP. HCM hiện nay là làm sao lựa chọn phù hợp nhất với niềm đam mê và năng lực chính mình.
Thứ nhất, nếu không đỗ lớp 10 công lập vẫn tin tưởng bản thân có năng lực học tiếp Văn hóa cấp 3, có thể chọn 1 trường tư thục hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên để học hoàn tất chương trình THPT, sau để chọn bậc đại học, cao đẳng theo ngành nghề mà trong quá trình học em tìm ra sự phù hợp nhất.
Thứ hai, nếu thật sự nhận thấy việc tiếp tục theo học các chương trình văn hóa cấp 3 là thật nặng nề và các em muốn học nghề bậc cao đẳng, trung cấp (nhưng tất nhiên phải học văn hóa cấp 3 theo hướng tinh gọn hơn) để sớm tham gia vào thị trường lao động, thì trình bày thật cụ thể nguyện vọng với cha mẹ (tôi mong cha mẹ cũng ủng hộ nếu đây thật sự phù hợp với con mình).
Thị trường lao động và các doanh nghiệp đang quan tâm tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như thời kỳ trước đây. Học trung cấp, cao đẳng là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này, ông Tuấn chia sẻ.
Các trường Cao đẳng nghề, tư thục... chờ học sinh
Tại TP. HCM những năm gần đây, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Quốc gia, các trường Cao đẳng, Trung cấp Nghề đang phát triển khá nhanh, quy mô đa ngành nghề, nhân lực luôn được đào tạo bổ sung với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
Theo số liệu từ Hội Giáo dục Nghề nghiệp TP. HCM, hiện nay trên địa bàn TP có 58 trường Đại học, 52 trường Cao đẳng, 68 trường Trung cấp, 65 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 278 doanh nghiệp có đào tạo nghề và 59 cơ sở khác có dạy nghề. Hằng năm tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đào tạo Đại học - Cao đẳng - Trung cấp tuyển sinh được 175.000 người. Trong đó, Cao đẳng 35.000 người, Trung cấp 25.000 người. Cùng với hệ Đại học và Cao đẳng; 65 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 337 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn hàng năm cho trên 400.000 lao động.
Với số lượng đó, TP. HCM là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực và cũng là địa phương cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật - nông - lâm - thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng.
Nhiều trường GDNN-GDTX, Cao đẳng nghề, tư thục... chờ học sinh
Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện nay, vấn đề đặt ra đối với lao động không phải bằng cấp đại học hay trung cấp vì có nhiều trường hợp tốt nghiệp đại học cũng thất nghiệp. Điều quan trọng là lao động đáp ứng tốt kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như tác phong nghề nghiệp. Điều này đòi hỏi trong quá trình học tập, học sinh phải biết nắm bắt thời cơ học tập, rèn luyện bản thân".
Còn theoTS. Nguyễn Đặng An Long, Phó ban Tuyên giáo, Phó Chánh văn phòng Đảng ủy, (Sở GD&ĐT TP. HCM) cho rằng, ngoài hướng đi lớp 10 THPT công lập, học sinh tốt nghiệp THCS còn rất nhiều hướng đi, bao gồm THPT ngoài công lập, Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), học nghề, tham gia vào thị trường lao động...
Theo đó, ở hướng đi trường THPT ngoài công lập, TS. Nguyễn Đặng An Long cho hay, đây là mô hình có môi trường đào tạo tương đương như THPT công lập. Trong những năm gần đây các trường THPT ngoài công lập tại TP đã có những bước tiến rất lớn, chất lượng đã chinh phục được lòng tin của phụ huynh, học sinh.
Ở môi trường GDNN - GDTX chỉ đào tạo ít môn, học sinh được dành nhiều thời gian để học tập những môn theo năng lực, ngành nghề của mình song các em vẫn được tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH, CĐ như học sinh các trường THPT công lập.
Còn đối với mô hình trường TC, CĐ nghề thì điều kiện chỉ cần tốt nghiệp THCS, học khoảng 2-3 năm sẽ có trong tay bằng TC. Mỗi đơn vị TC, CĐ nghề vẫn tạo điều kiện phối hợp để đào tạo giảng dạy các môn văn hóa cho người học, đảm bảo người học vẫn được tham gia thi tốt nghiệp THPT theo hệ GDTX. "Lợi thế của môi trường này là nếu thí sinh có bằng TC loại giỏi sẽ được cộng 2 điểm, bằng khá, trung bình khá vẫn được cộng điểm. Đồng thời học sinh có điều kiện liên thông lên ĐH. TS", Nguyễn Đặng An Long cho biết.
Trong giai đoạn 2020 - 2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực qua đào tạo tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và TP. HCM cần qua đào tạo chiếm bình quân trên 90%. Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân trên 85% (có trình độ cao đẳng chiếm 20%, trung cấp chiếm 35% và sơ cấp 30%. Với những yếu tố này, chắc chắn thị trường lao động Việt Nam sẽ có những chuyển biến lớn với việc gia tăng rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động qua đào tạo nói chung và các hệ giáo dục nghề nghiệp.
Còn theo báo cáo từ Trung tâm Dự báo nhu cầu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, trong giai đoạn 2019 - 2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực tại TP. HCM dự báo mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực có Sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%.
Lùm xùm thi cử vì chưa quen 'ngoại ngữ khác' Những trường THCS, THPT có triển khai thí điểm dạy tiếng Nhật, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 hầu hết đều là những trường danh tiếng, trường top đầu của Hà Nội. Học sinh trong giờ học tiếng Hàn (ảnh minh họa) - NGỌC DƯƠNG Điều đáng nói là điểm chuẩn vào các lớp tiếng Nhật, tiếng Đức ở các trường THPT này...