FPT Edu tổ chức thi Tài năng kinh doanh cho 33.000 học sinh, sinh viên
Ngày 6/11, Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) chính thức công bố cuộc thi FPT Edu Biz Talent mùa đầu tiên dành cho 33.000 học sinh sinh viên toàn Tổ chức với mức giải thưởng khủng lên tới gần 200 triệu đồng.
Nhằm khuyến khích học sinh sinh viên FPT Edu sẵn sàng tinh thần khởi nghiệp, đồng thời mở ra những cơ hội tiếp cận mô hình và phương thức kinh doanh mới, FPT Edu Biz Talent 2018 chọn chủ đề cuộc thi là Nền Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy).
Cuộc thi FPT Edu Biz Talent 2018 do FPT Education tổ chức là cuộc thi về kinh doanh, được phát triển ý tưởng từ mô hình của các cuộc thi kinh doanh lớn trên thế giới. Các nhóm thí sinh tham gia được tự do sáng tạo những ý tưởng kinh doanh mới và chuyển đổi ý tưởng thành đề án hiện thực. Theo đó, điểm thú vị của cuộc thi là các thí sinh ở độ tuổi học sinh sinh viên, được phát triển sản phẩm dưới sự tư vấn của các chuyên gia giỏi; đồng thời được thương thuyêt trực tiếp với các doanh nhân và nhà đầu tư về mô hình kinh doanh, nhu cầu vốn và khả năng phát triển trong tương lai cua sản phẩm nhóm mình (mô hình shark tank). Đây là sân chơi để các bạn trẻ đang ngồi trên giảng đường có cơ hội cộng tác với các chuyên gia uy tín và tự xây dựng dự án kinh doanh có tính khả thi cao.
FPT Edu Biz Talent là sân chơi lớn để 33.000 học sinh, sinh viên toàn Tổ chức Giáo dục FPT thi tài Kinh doanh và học hỏi cọ xát từ những bài toán kinh doanh thiết thực.
Gần đây, mô hình Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) đã và đang tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế, làm thay đổi sự vận hành của nhiều mô hình kinh doanh trên toàn cầu. FPT Edu Biz Talent mùa đầu tiên lựa chọn phát triển ý tưởng từ chủ đề này để tuyển chọn những sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội.
Tham gia cuộc thi FPT Edu Biz Talent, các thí sinh sẽ thi đấu theo đội, mỗi đội gồm 3-5 thành viên. Các đội thi trải qua 3 vòng đấu: Vòng sáng kiến, vòng hoàn thiện và vòng chung kết.
Trong vòng sáng kiến, BGK sẽ đánh giá năng lực các đội dựa vào video trình bày ý tưởng dự thi. Mỗi đội thi sẽ mô tả chi tiết sản phẩm, đưa ra đối tượng và phân khúc khách hàng tiềm năng, trình bày quy mô, xu hướng thị trường, tìm ra các đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế nếu có. Sau vòng sáng kiến, 30 đội thi được bước tiếp vào vòng hoàn thiện, cùng các cố vấn viên phát triển sản phẩm. Tại vòng chung kết, các đội thi sẽ thể hiện kiến thức kinh doanh và kiến thức xã hội về kinh tế và thuyết phục hội đồng BGK để kêu gọi vốn cho dự án.
Đánh giá sản phẩm của các đội thi là đội ngũ giám khảo và đội ngũ tư vấn (Mentor) gồm các nhà đầu tư có uy tín, các giảng viên và nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm và tâm huyết với giới trẻ. Bên cạnh việc đánh giá ý tưởng mới, sáng tạo, các giám khảo và Mentor còn đóng vai trò cố vấn viên giúp các đội tham gia định hướng và phát triển sản phẩm.
“FPT Edu Biz Talent thể hiện rõ tinh thần sáng tạo, đổi mới của Tổ chức Giáo dục FPT. Chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng khởi nghiệp tới các bạn trẻ và mang đến những bài học kinh doanh cho học sinh sinh viên chưa có cơ hội bước chân vào thị trường. Cuộc thi chính là sân chơi kết nối cộng đồng học sinh sinh viên mong muốn khởi nghiệp và là bệ phóng để các doanh nhân tương lai rút ngắn con đường đến với thành công”, TS. Nguyễn Việt Thắng, Phó Hiệu trưởng ĐH FPT, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết.
33.000 học sinh sinh viên Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu có cơ hội giành số tiền mặt lên tới 175 triệu đồng khi tham gia FPT Edu Biz Talent.
Được biết, tổng giá trị giải thưởng FPT Edu Biz Talent 2018 lên đến gần 200 triệu đồng, trong đó có 175 triệu đồng tiền mặt. Đội đạt giải Nhất nhận được phần thưởng trị giá 60 triệu đồng tiền mặt và trở thành đại diện cho FPT Edu tham dự cuộc thi HSBC Business Case Competition tầm cỡ khu vực; đội đạt giải Nhì nhận phần thưởng 30 triệu đồng; đội giải Ba nhận 15 triệu đồng; các đội vượt qua vòng sơ loại nhận 1 triệu đồng; vòng thứ nhất nhận 2 triệu đồng và vòng 2 nhận 5 triệu đồng tiền mặt.
Từ ngày 6/11, các đội thi có thể đăng ký tham gia FPT Edu Biz Talent 2018 tại địa chỉ https://gg.gg/fptedubiztalent. Vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào ngày 10/01/2019 tại trụ sở của Tổ chức Giáo dục FPT ở Hoà Lạc, Hà Nội.
Đề thi FPT Edu Biz Talent 2018 lấy chủ đề về Nền Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy):
Gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet tại Việt Nam cũng như trên toàn Thế giới, những khái niệm như Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), Đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Dữ liệu lớn (Big Data) đã và đang được nhắc đến như một hệ quả của quá trình Chuyển đổi số (Digital Transformation). Trong nền kinh tế này, các mô hình kinh doanh cũng đã và đang chuyển mình dần thành những mô hình hoặc phương thức kinh doanh mới. Các vấn đề cố hữu trong giải pháp vận hành, tìm kiếm khách hàng hay những sản phẩm/dịch vụ mới liên tục ra đời nhằm thay thế sản phẩm/dịch vụ hoặc phương thức kinh doanh cũ. Nếu bạn có một ý tưởng về một sản phẩm/dịch vụ đón đầu xu hướng, một phương thức kết nối cung – cầu, hoặc một giải pháp có thể giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động, hãy chia sẻ nó và cùng chúng tôi hoàn thiện thành một bản kế hoạch hoàn hảo.
Theo Dân trí
Ghé thăm nơi ở của sinh viên các nước trên thế giới
Hãy cùng ghé thăm phòng sinh hoạt của sinh viên khắp nơi trên thế giới và tìm hiểu cuộc sống thường ngày cũng như những ước mơ, hoài bão trong tương lai của họ.
Video đang HOT
Dưới đây là nơi ở của sinh viên nhiều nước trên thế giới:
Sinh viên Atonio đang theo học chuyên ngành kỹ sư điện và điện tử tại Đại học Havana, Cuba. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng ở của 2 nữ sinh viên Cuba. Một người theo học diễn xuất, người còn lại học chuyên ngành kỹ thuật âm thanh. (Ảnh: Henny Boogert)
Anh Victor (23 tuổi, sinh viên tại Nairobi, Kenya) dùng thời gian rảnh viết truyện ngắn. (Ảnh: Henny Boogert)
Cùng tới từ Kenya là cô bạn Beatrice. "Tôi hy vọng có thể thay đổi thái độ của mọi người về những vấn đề thường được truyền thông đăng tải và cải thiện chất lượng các sản phẩm truyền thông trong tương lai. Tôi hiện là sinh viên và có kế hoạch trở thành nhà làm phim tài liệu trong tương lai không xa", cô gái chia sẻ. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng sinh hoạt của cô bạn Vinnick, theo học chuyên ngành truyền thông đại chúng tại Nairobi, Kenya. (Ảnh: Henny Boogert)
Cô bạn Cathaline Meloen theo học chuyên ngành Công nghệ tại Đại học Công nghệ ở Delft, Hà Lan. (Ảnh: Henny Boogert)
Nơi sinh hoạt của Davy Limpens (25 tuổi) theo học ngành Y tại Amsterdam, Hà Lan. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng sinh hoạt của cô bạn Jessie (Amsterdam, Hà Lan) theo học chuyên ngành Khoa học Truyền thông. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng sinh hoạt của các nữ sinh tại quốc gia châu Âu Moldova. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng nghỉ của 2 nam sinh Moldova. Một người theo học Lịch sử và Triết học, một người theo học tiếng Pháp. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng sinh hoạt của một nữ sinh tại Nga. (Ảnh: Henny Boogert)
"Tôi học chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng tại Cologne (Đức) từ năm 2011. Tôi vẫn sống cùng cha mẹ và rất vui vì vẫn duy trì mối quan hệ tốt với họ. Ngoài việc học, tôi cũng rất thích tìm hiểu ngôn ngữ. Tôi có thể nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, nhưng tiếng Pháp, Trung Quốc, Nga, Bulgaria của tôi thậm chí còn "siêu" hơn. Vào thời gian rảnh, tôi cũng tham gia tìm hiểu về chính trị", sinh viên Kai (22 tuổi) cho biết. (Ảnh: Henny Boogert)
"Tôi muốn và tôi phải trở thành người dẫn đầu của nền kinh tế Ấn Độ trước năm 2030. Tôi muốn thành lập một đại lý du lịch và cũng muốn kinh doanh trong các lĩnh vực xăng dầu và bất động sản. Hiện tôi đã hoàn thành việc học và đang tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài cho các dự án của mình", Pankaj (22 tuổi) sống tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: Henny Boogert)
Các sinh viên theo học Kiến trúc tại Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng ngủ của các nam sinh Đại học Hong Kong. (Ảnh: Henny Boogert)
Hai người bạn là sinh viên theo học tại Italia. (Ảnh: Henny Boogert)
Caroline là sinh viên năm 3 khoa Y Đại Học Naples, Italia. (Ảnh: Henny Boogert)
Hai người bạn Beon và Danai đang theo học thạc sĩ tại Đại học Payap Chiang Mai, Thái Lan. (Ảnh: Henny Boogert)
"Tôi sống cùng anh trai và mẹ, nên tôi không có trải nghiệm sống tại ký túc của trường học", Daniela hiện theo học công nghệ dược phẩm tại La Paz, Bolivia. (Ảnh: Henny Boogert)
Căn phòng của cô bạn Cinthia, theo học Kế toán tại Bolivia. (Ảnh: Henny Boogert)
"Chuyên môn tương lai của tôi là bác sĩ chuyên khoa về thận", nữ sinh Bolivia Jacqueline cho biết. (Ảnh: Henny Boogert)
Hai cô bạn Bengielyn và Karina mới 16 tuổi và đang theo học chuyên ngành Kỹ sư tại Philippines. (Ảnh: Henny Boogert)
Cậu bạn Bryan theo học tiếng Anh tại Đại học Far Eastern, Philippines. Em là 1 trong những sinh viên trẻ nhất của nhà trường khi mới 16 tuổi. (Ảnh: Henny Boogert)
Phòng sinh hoạt của các nữ sinh Philippines. (Ảnh: Henny Boogert)
Cả 2 nam sinh đều theo học nhân chủng học tại Đại học Phật giáo Maha Chulalongkorn, Thái Lan. (Ảnh: Henny Boogert)
Minh Hương
Theo Metro
Giáo dục phổ thông ở Úc: Tốt, nhưng chưa đủ Chính phủ liên bang cung cấp khoảng 1/3 tổng số tiền tài trợ cho GD ở trường, nhưng chính phủ các tiểu bang và lãnh thổ điều hành các trường học. Do đó, chính sách của chính quyền tiểu bang là một đòn bẩy quan trọng để nâng cao kết quả của HS Úc. Cùng với việc trang bị kiến thức học tập,...