FPT Edu nhận hai giải thương hiệu xuất sắc thế giới
Hai giải thưởng đó là FPT Edu – hạng mục Thương hiệu tổ chức giáo dục xuất sắc và Đại học FPT – trường đại học xuất sắc.
FPT Edu là đơn vị giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được Tổ chức Thương hiệu châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Brands Foundation) trao cùng lúc hai giải thưởng thương hiệu giáo dục The BrandLaureate – thương hiệu xuất sắc thế giới. Đó là FPT Edu – hạng mục Tổ chức giáo dục xuất sắc (Excellence in Education) và Đại học FPT – hạng mục “BestBrands in Tertiary Education” dành cho trường đại học xuất sắc.
Trong lĩnh vực giáo dục, FPT Edu là thương hiệu duy nhất tại Việt Nam được Tổ chức Thương hiệu châu Á – Thái Bình Dương trao tặng giải thưởng này. Đây là giải thưởng cao nhất dành cho thương hiệu và xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục của Asia Pacific Brands Foundation. Để trở thành tổ chức giáo dục nhận giải thưởng quốc tế này, FPT Education phải đạt các tiêu chí về uy tín, mức độ ảnh hưởng và chất lượng đào tạo của thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục.
Với quy mô 33.000 học sinh sinh viên, các bậc đào tạo phủ từ tiểu học lên tới sau đại học, bao quát đa dạng ngành nghề từ Công nghệ, Kinh tế, Ngôn ngữ, Mỹ thuật số và hiện diện ở 5 địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Tây Nguyên, Cần Thơ, FPT Edu hiện là đơn vị giáo dục có quy mô và ảnh hưởng lớn tại Việt Nam.
Đặc biệt, với các thứ hạng cao trên nhiều bảng phân tầng – xếp hạng giáo dục thế giới như QS Star, Eduniversal, hay trong vai trò là thành viên của các tổ chức giáo dục uy tín quốc tế như CDIO, ACBSP, AACSB, AUN, FPT Edu được Tổ chức Thương hiệu châu Á -Thái Bình Dương đánh giá cao trong việc góp phần nâng cao hình ảnh và hiện diện của giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục của khu vực và thế giới.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Giám đốc Tổ chức giáo dục FPT nhận giải thưởng Thương hiệu tổ chức giáo dục xuất sắc.
Trường Đại học FPT thuộc Tổ chức Giáo dục FPT đồng thời được nhận giải BrandLaureate dành cho đại học xuất sắc, trở thành trường đại học thứ hai tại Việt Nam nhận giải thưởng này. Trước đó, vào năm 2017, hạng mục giải thưởng này được trao cho RMIT Việt Nam.
Video đang HOT
“Phân tầng – xếp hạng giáo dục hay đánh giá thương hiệu giáo dục là điều mới mẻ ở Việt Nam, nhưng là căn cứ quen thuộc đã được thế giới triển khai từ nhiều năm trước. Ở mức từng đơn vị giáo dục, FPT Edu nỗ lực khẳng định mình ở những bảng phân tầng xếp hạng quốc tế uy tín. Tuy nhiên, để giáo dục Việt Nam nói chung có vị trí tốt trên bản đồ giáo dục thế giới, cần tới chính sách và chiến lược ở tầm quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm, và cần sự hợp sức của nhiều trường”, Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Giám đốc Tổ chức Giáo dục FPT chia sẻ về hai giải thưởng nhận được.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng đồng thời hy vọng các năm tới, những đơn vị giáo dục của Việt Nam sẽ tham gia nhiều bảng phân tầng xếp hạng giáo dục hơn nữa, vì đây là những thước đo và cách thức để mỗi trường tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đưa chất lượng đào tạo tiệm cận với chất lượng đào tạo của khu vực và thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trưởng Đại học FPT – đại diện trường nhận giải thưởng dành cho trường đại học xuất sắc.
Lễ công bố Giải thưởng Thương hiệu xuất sắc thế giới (BrandLaureate) là sự kiện vinh danh những thương hiệu có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất trong năm ở các quốc gia trong các lĩnh vực chủ chốt của xã hội.
Trước đó, vào năm 2017 giải thưởng cao nhất của BrandLaureate từng gọi tên nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như: Intel, Samsung, Prudential, Siemens, Mercedes-Benz… Tại Việt Nam, những doanh nghiệp và cá nhân được vinh danh có thể kể đến gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Vinamilk, Đại học RMIT Việt Nam…
Thế Đan
Theo VNE
Thủ tướng: 'Xã hội chưa thấu hiểu vất vả của thầy cô'
Lãnh đạo Chính phủ chia sẻ, áp lực đặt lên vai người thầy đang nặng nề hơn, trong khi đời sống, thu nhập chưa được cải thiện đáng kể.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều 19/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ 200 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Thủ tướng chia sẻ, cách đây nửa tháng, ông được biết chuyện thầy Thể ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Dù sức khỏe kém và rất nghèo, nhưng thầy vẫn đứng ra vận động quyên góp quần áo, sách vở cho các em ở xã khó khăn, nơi thầy công tác. Do bệnh tật, thầy qua đời cách đây không lâu.
Ông bày tỏ xúc động trước tấm gương thầy giáo Thể tận tuỵ với nghề. 49 ngày thầy Thể mất, Thủ tướng đã gửi món quà tri ân đến gia đình thầy.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Một câu chuyện khác được Thủ tướng nói đến, là tại Hội nghị Cấp cao APEC ở Papua New Guinea vừa kết thúc, ông hỏi Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde: "Giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất của bà là gì?". Bà Christine Lagarde trả lời, đó là giáo dục. "Có thể nói, giáo dục quyết định sự phát triển của xã hội", Thủ tướng dẫn câu chuyện và nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng điểm lại nhiều thành tựu của ngành giáo dục: Giáo dục mầm non hoàn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi và đang tiếp tục mở rộng phổ cập ở lứa tuổi thấp hơn; giáo dục phổ thông được thế giới ghi nhận thông qua các đánh giá xếp hạng và giải thưởng quốc tế; giáo dục đại học có bước chuyển mạnh mẽ trên các bảng xếp hạng thế giới, khu vực và đang tiến tới tự chủ.
"Đóng góp công sức nhiều nhất vào những thành quả đó không ai khác, chính là đội ngũ giáo viên", Thủ tướng nói.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà giáo. Ảnh: VGP.
Thủ tướng đồng cảm với việc áp lực đặt lên vai người thầy đang nặng nề hơn, trong khi đời sống, thu nhập chưa được cải thiện đáng kể. Đâu đó trong xã hội vẫn chưa thấu hiểu, chia sẻ với những vất vả của thầy cô giáo. "Ngày Tết, ngày lễ, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thưởng nhân viên hàng triệu đồng nhưng có trường tiểu học, tiền thưởng chỉ 100.000 đồng", Thủ tướng nói.
Dẫn lời nhà vật lý Albert Einstein: "Giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy", Thủ tướng cho rằng, thầy không chỉ chinh phục trò bằng kiến thức sâu rộng của mình mà bằng phương pháp, kỹ năng truyền thụ phù hợp; không chỉ trên bục giảng mà còn trong thực tiễn đời sống.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà giáo phát huy năng lực, khả năng sáng tạo và an tâm cống hiến. Ông đề nghị khẩn trương rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên, bảo đảm đủ và phát huy hiệu quả; khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số địa phương.
Tính đến ngày 15/8/2018, cả nước có 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông và 70 nghìn giảng viên đại học, hơn 150.000 cán bộ quản lý giáo dục các cấp, với hơn 99% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo.
Viết Tuân
Theo VNE
Những kỷ lục đặc biệt FPT Edu từng xác lập Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu đã nhiều lần xác lập kỷ lục, trong đó có những kỷ lục khá đặc biệt như "siêu trí nhớ" hay hát quốc ca trên đỉnh Fansipan. Sắp tới, FPT Edu sẽ một lần nữa ghi tên mình vào Kỷ lục Việt Nam với màn đồng diễn Vovinam đông nhất từ trước tới nay. Kỷ...