FPT được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất ngành CNTT Việt Nam năm 2021
Tập đoàn FPT tiếp tục trụ vững danh hiệu đứng đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành Công nghệ thông tin/ Phần mềm & Ứng dụng/Thương mại điện tử lần thứ 2 liên tiếp.
Theo công bố của Anphabe ngày 22/12, Tập đoàn FPT lần thứ 2 liên tiếp đạt danh hiệu #1 Nơi làm việc tốt nhất trong ngành Công nghệ thông tin/Phần mềm & Ứng dụng/Thương mại điện tử, đồng thời nằm trong top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2021. Kết quả này giúp FPT thăng 7 hạng trên bảng xếp hạng so với năm 2020, vươn lên #8 trong top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp FPT đứng đầu danh sách Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối ngành CNTT/Phần mềm & Ứng dụng/Thương mại điện tử.
Được thực hiện với sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và kết quả kiểm chứng bởi Intage, khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam là chương trình đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng uy tín nhất hiện nay do Anphabe thực hiện. Ở mùa thứ 8, khảo sát này tiếp tục thu hút đông đảo sự tham gia từ cả người lao động và doanh nghiệp. 65.213 người đi làm bầu chọn công ty mình khao khát và ưu tiên gia nhập trên nhiều tiêu chí, 595 doanh nghiệp hàng đầu trong 20 ngành nghề được đo lường sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng.
Danh hiệu này cho thấy sự đầu tư quyết liệt, hiệu quả của FPT trong việc xây dựng môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Năm 2021, quân số của FPT tăng 22,8% so với năm 2020, lên mức gần 50.000 nhân sự. Sự tăng trưởng này tỷ lệ thuận với tình hình kinh doanh của tập đoàn, khi lợi nhuận, doanh thu của khối công nghệ và viễn thông tiếp tục tăng trưởng hai chữ số, giúp FPT vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2021 chỉ sau 10 tháng. Bên cạnh phát triển kinh doanh, FPT cũng chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực, bất chấp những khó khăn và biến động do đại dịch COVID-19.
Trụ sở Tập đoàn FPT tại Hà Nội
Video đang HOT
Theo ông Chu Quang Huy, Giám đốc Nhân sự FPT, độ tuổi trung bình hiện tại của FPT là 29. Khoảng 22% cán bộ nhân viên FPT thuộc Gen Z – tức thế hệ sinh từ năm 1995 – 1996 đổ về sau. “Với một tập đoàn gần 50.000 nhân sự và tốc độ tăng trưởng luôn là 2 chữ số, nhu cầu tìm kiếm, phát hiện các tài năng trẻ, cán bộ quản lý tiềm năng là vô cùng lớn”.
Theo ông, thế mạnh của FPT là có rất nhiều bài toán mới, thú vị, mang tính thử thách để người trẻ thoả sức thể hiện năng lực bản thân.
Bên cạnh phát triển và bồi dưỡng nhân tài, FPT cũng chú trọng công tác chăm lo cho đời sống nhân viên, tạo môi trường làm việc trẻ, năng động, sáng tạo và an toàn, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Chỉ trong năm 2021, FPT đã ban hành 12 chỉ thị, 2 chính sách hỗ trợ CBNV bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và 3 quy trình đảm bảo an toàn nơi làm việc.
Các hành động trên nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch, từ nhân viên dương tính với Covid-19 (F0), nhân viên là F1 đi cách ly tập trung cho đến nhân viên gặp khó khăn do dịch, nhân viên làm việc theo hình thức “3 tại chỗ” hay người thân của nhân viên là F0 đều được Công ty hỗ trợ tiền và/hoặc hiện vật ngay lập tức nhằm ổn định cuộc sống. FPT cũng hoàn thành chiến dịch tiêm phủ vaccine, đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động.
Các chương trình vinh danh, khen thưởng cũng được FPT triển khai kịp thời để ghi nhận, khích lệ nỗ lực của nhân viên trong bối cảnh COVID-19. Trong 3 tháng dịch căng thẳng nhất, FPT đã khởi động chương trình “Chiến sĩ áo cam” nhằm biểu dương tinh thần nỗ lực vươn lên của người F ở tuyến đầu vùng dịch. Chương trình đã biểu dương 763 tập thể, cá nhân ở các đơn vị, chi nhánh FPT tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Lễ vinh danh top 100 cá nhân xuất sắc FPT 2020
Trong thời gian tới, FPT chú trọng đổi mới chính sách đãi ngộ, tăng cường trải nghiệm nhân viên, lấy người lao động là trung tâm, chăm sóc toàn diện cho người lao động và gia đình, xây dựng các chương trình tìm kiếm, phát triển đội ngũ quản lý và lãnh đạo trẻ, ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống nhân sự.
'Một tháng chuyển đổi số trong đại dịch hiệu quả bằng cả năm'
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, đánh giá nhờ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, Quận 7 trở thành hình mẫu trong chống dịch của TP HCM.
Từ 26/9, Quận 7 bắt đầu vận hành Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công. Trung tâm được thành lập chỉ trong vòng 10 ngày, do hơn 200 kỹ sư thuộc tập đoàn FPT phối hợp với UBND Quận 7. Bằng việc ứng dụng công nghệ như AI, Big Data..., sau hơn một tháng hoạt động, trung tâm hỗ trợ Quận 7 kiểm soát tốt dịch bệnh, cũng như đặt nền móng cho quá trình phục hồi kinh tế, hướng đến xây dựng chính quyền diện tử, chính quyền số hình mẫu của thành phố.
"Việc số hóa thông tin là mong muốn từ lâu của chúng ta. Lãnh đạo các cấp đều có thể chỉ đạo, ra quyết sách dựa trên những phân tích về dữ liệu, thậm chí dự báo được các kịch bản đề có hành động phù hợp. Đại dịch cũng là dịp thay đổi cách chúng ta làm việc. Những hoạt động của trung tâm là minh chứng cho thấy một tháng chuyển đổi số trong đại dịch có thể cho hiệu quả bằng cả năm trước đây", ông Trương Gia Bình nói trong hội nghị đánh giá về hiệu quả của trung tâm giai đoạn một ngày 4/11.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, khẳng định: "Chuyển đổi số không chỉ giúp kiểm soát Covid-19 mà còn đẩy nhanh mục tiêu xây dựng hành chính công, chính quyền số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Từ đó giúp Quận 7 nhanh chóng ổn định an sinh, phục hồi kinh tế".
Ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND Quận 7, trình bày về việc ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát, dự báo tình hình dịch bệnh.
"Đây là lần đầu tiên trong 24 năm từ khi thành lập Quận 7, tất cả dữ liệu về dân sinh, an ninh trật tự, số liệu Covid-19, tình hình ca nhiễm, tỷ lệ tiêm vaccine đến tình hình phục hồi kinh tế, giao thông... của quận được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, kết nối với điện thoại của lãnh đạo", ông Võ Khắc Thái, Bí thư Quận 7, nói.
Mô tả chi tiết hơn về kết quả đạt được sau khi vận hành trung tâm, ông Thành cho biết việc số hóa dữ liệu về ca dương tính, tỷ lệ phủ vaccine, nhân lực ngành y tế, tổ chăm sóc cộng đồng... đều được cập nhật liên tục đảm bảo lãnh đạo quận có được đánh giá chính xác về các vùng an toàn, thậm chí dự báo những kịch bản có thể xảy ra để chủ động ứng phó.
"Kết quả là từ 700 doanh nghiệp hoạt động trong đại dịch, đến nay quận có gần 4,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Thu ngân sách tháng 10 của quận đạt 470 tỷ đồng, gần bằng thu ngân sách của toàn quý III. Đến nay vẫn chưa phát hiện ca dương tính nào xuất hiện trong các hộ kinh doanh. Đó là những tín hiệu có thể khẳng định Quận 7 an toàn để hoạt động sản xuất", Phó chủ tịch UBND Quận 7 nói.
Tổng đài chăm sóc sức khoẻ tự động của Quận 7 tự động ghi lại quá trình tiếp nhận cuộc gọi của người dân và báo cáo trực tiếp các dữ liệu, thống kê cho lãnh đạo quận.
Ngoài việc tiếp nhận, chăm sóc F0 qua tổng đài 1022 của thành phố, quận cũng xây dựng tổng đài riêng, chăm sóc hai chiều. Ông Thành nêu ví dụ, một F0 gọi đến tổng đài sẽ được hệ thống tự động nối máy đến trạm y tế gần nhất. Trong vòng một phút, nếu bác sĩ ở trạm không nghe máy, cuộc gọi sẽ tự động chuyển đến bệnh viện Quận 7. Nếu một phút tiếp theo bệnh viện không bắt máy, người dân sẽ được kết nối đến chủ tịch phường và đến cấp cao hơn. Tất cả lịch sử cuộc gọi được ghi lại để quy trách nhiệm và tiến tới việc đánh giá cung cách, phục vụ người dân của cán bộ.
"Với dịch vụ hành chính công, người dân vẫn phải vào một cổng trực tuyến để nộp hồ sơ, sau đó vào một nền tảng khác để tra cứu, rồi lại vào một ứng dụng khác để phản ánh... Sắp tới, quận sẽ gom tất cả thành một ứng dụng tên Quận 7 trực tuyến để người dân thuận tiện trong việc đăng ký dịch vụ công", ông Thành cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT, khẳng định tập đoàn sẽ tiếp tục phối hợp cùng Quận 7 và TP HCM chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong quản lý thông tin, xây dựng, quản lý hệ thống chính quyền số, cấp phép điện tử trực tuyến với các dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ, số nhà, đào đường...
Quận 7 và tập đoàn FPT tiếp tục ký kết hợp tác giai đoạn hai.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP HCM, nhận định trong thời gian tới, 5K, vaccine, thuốc và công nghệ sẽ là trụ cột chống dịch. "Muốn an toàn phải kiểm soát được dịch bệnh. Muốn kiểm soát phải có công nghệ, không thể làm thủ công. Một tháng hợp tác giữa Quận 7 và FPT đã cho ra những hạt giống quý, cần nhân ra càng sớm càng tốt", ông nói.
Ông Nên cho rằng trong ba mục tiêu quan trọng là sức khoẻ của người dân, sức khoẻ của nền kinh tế và sinh hoạt đời sống của con người, công nghệ phải tiên phong, giải quyết các bài toán về dự báo, kiểm soát nguồn lây nhiễm. Nếu thực hiện được những điều này, niềm tin của nhân dân sẽ thay đổi. Nhân dân cần nhanh, minh bạch, trôi chảy - những điều công nghệ đã và đang thực hiện được.
Bên trong trung tâm điều hành đô thị thông minh của FPT Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) được xây dựng để giám sát, điều hành các lĩnh vực thông qua nền tảng công nghệ duy nhất. Ngày 16/11, UBND tỉnh Bình Định khai trương Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh, do tập đoàn FPT đầu tư và triển khai. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm cung cấp...