FPT ba lần được vinh danh tại lễ trao giải quốc tế APICTA 2019
FPT là công ty Việt Nam duy nhất nhận đến ba bằng khen tại lễ công bố và trao Giải thưởng CNTT châu Á – Thái Bình Dương (APICTA 2019), với các sản phẩm ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
Thành tích tại APICTA 2019 là minh chứng cho những quả ngọt của FPT trên hành trình xây dựng thế hệ công dân toàn cầu, góp phần cung cấp nguồn lực chất lượng cao phát triển nền kinh tế – xã hội số của quốc gia.
Từ sứ mệnh kiến tạo năng lực toàn cầu cho thế hệ trẻ
Trong nhiều năm qua, một trong những sứ mệnh kiên định và nhất quán của FPT là đưa công nghệ đến gần hơn với hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam, giúp các em không chỉ có thêm niềm ham thích học tập mà còn sớm tiếp cận, làm quen với các công nghệ mới. Chương trình đào tạo hiện đại được áp dụng trong toàn bộ hệ thống giáo dục FPT với mục tiêu kích thích tư duy sáng tạo, trang bị cho các em năng lực khám phá và làm chủ công nghệ ngay từ cấp tiểu học.
Từ lớp 1, học sinh FPT đã sớm quen với nhữngkiến thức cơ bản về IoT, Robotics… qua phương pháp giáo dục STEM. Nội dung đào tạo được thiết kế trên cơ sở bám sát khung chương trình của Bộ GD&ĐT, kết hợp với các bộ tài liệu chất lượng của nước ngoài đã được thiết kế lại cho phù hợp với học sinh Việt Nam, cùng với đó là sự đầu tư về trang thiết bị hỗ trợ học tập và thử nghiệm, góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho sự sáng tạo của học sinh.
Những nỗ lực tìm tòi, khám phá, nghiên cứu khoa học công nghệ đã giúp học sinh FPT gặt hái những quả ngọt đầu tiên
Nhờ đó, các em học sinh tiểu học FPT đã có thể tạo ra những cánh tay robot, robot côn trùng, mô hình Hệ mặt trời. Học sinh THCS cũng chế tạo được hàng chục mẫu robot trong bộ môn Robotics, thử nghiệm thành công dự án Khu vườn thông minh với hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động; hệ thống đo nhiệt độ – độ ẩm thông minh có cảnh báo trên smartphone. Khối THPT thì thành lập và phát triển CLB Robotics và Khoa học CNTT (CLB FRITS) với nhiều hoạt động thường xuyên, bổ ích.
Từ những hạt mầm bé nhỏ gieo niềm đam mê khám phá và nghiên cứu khoa học, chương trình đào tạo phù hợp cùng sự tận tụy của đội ngũ giáo viên đã góp phần khích lệ các em tạo ra những kết quả đầu tiên, như Huy chương đồng về thiết kế Robot, đứng thứ 12/161 nước tham gia tại “FIRST Global Challenge 2018″, Giải thưởng Grand Prize Winners trong cuộc thi Google Code-in năm 2018, Giải thưởng Tài năng Công nghệ nhí Minecraft Hackathon 2019. Hay mới đây nhất, chính là loạt giải thưởng quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương – APICTA 2019.
Đến ba giải “Oscar” ngành CNTT cho sản phẩm giáo dục của FPT
Giai thuơng APICTA lần thứ 19 vừa diễn ra tai TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cuối tháng 11 vừa qua. Được ví như “giải Oscar” của ngành công nghệ thông tin và viễn thông khu vực, giải thưởng APICTA nhằm tôn vinh sự đóng góp của các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT xuất sắc của các nền kinh tế trong khu vực đối với sự phát triển của xã hội.
Ứng dụng cứu hộ Hurry-up SOS đã vượt qua hàng trăm đề cử để nhận bằng khen từ Hội đồng giám khảo APICTA 2019.
Năm nay, APICTA 2019 có sự tham gia của 324 đề cử thuộc 5 lĩnh vực chính. Việt Nam xuất sắc giành được 1 cúp (winner) và 8 bằng khen (merits), trong đó FPT được trao ba bằng khen, đều là các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục: Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu;Dự án trò chơi trí tuệ F Journey của Học sinh trường tiểu học & THCS FPT và Ứng dụng cứu hộ khẩn cấp Hurry-up SOS của học sinh THPT FPT.
Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu được FPT ra mắt tháng 8/2019 với mục tiêu giúp trẻ em Việt Nam học tập hiệu quả thông qua ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc để sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Lấy triết lý cá nhân hóa học tập (adaptive learning) làm nền tảng, Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu của FPT là sản phẩm trợ lý học tập, giúp học sinh, phụ huynh tự động phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, qua đó lên kế hoạch học tập phù hợp. Nhờ đó, học sinh có thể tiết kiệm 30-50% thời gian học tập, giáo viên giảm 90-99% thời gian ra đề thi, nhà trường cũng dễ dàng quản lý chất lượng dạy và học, phụ huynh có thể theo dõi lộ trình học tập của các con.
Đại diện FPT (thứ 4 từ trái sang) nhận bằng khen cho sản phẩm hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu.
Bên cạnh đó, 2 ứng dụng do học sinh FPT phát triển là F Journey và Hurry-up SOS được Hội đồng giám khảo gồm 75 thành viên đến từ 16 nước thành viên APICTA đánh giá cao trong nhóm sản phẩm do học sinh phát triển. Hai sản phẩm đều thể hiện tiềm năng của trí tuệ Việt khi cân bằng được cả yếu tố công nghệ và tính thực tế.
Video đang HOT
Trò chơi trí tuệ F Journey đưa người chơi vào cuộc hành trình trong lâu đài và rừng rậm với thử thách là chính những kiến thức toán lý hóa sinh trong chương trình học THCS, giúp các bạn ôn tập những gì được học trên lớp một cách sáng tạo và hứng thú.
Hurry-up SOS là ứng dụng hỗ trợ khẩn cấp giúp người dùng nhận sự trợ giúp nhanh chóng từ các “anh hùng” – những người đăng ký ứng dụng – khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Nói đơn giản, sản phẩm giống như một “Grab cứu hộ”, tạo thành một mạng lưới kết nối để sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn xung quanh mình.
Những bằng khen tại lễ trao giải danh giá APICTA 2019 đã một lần nữa khẳng định sự công nhận ở tầm quốc tế, cũng là nguồn khích lệ cho những nỗ lực không ngừng của FPT để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Phương Dung
Theo ictnews
Nữ thạc sĩ 8x đi 40 quốc gia, quyết tâm đưa bạn trẻ Việt thành công dân toàn cầu
Hồ Thu Hương từng đặt chân đến 40 quốc gia trên 5 châu lục và thông thạo 5 ngôn ngữ. Cô là đồng sáng lập và quản lý cộng đồng "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới". Về quê hương Việt Nam, cô muốn giúp các bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu thông qua 77 tiêu chí.
Thành công nhờ có sự tự tin và động lực lớn để phát triển bản thân
Hồ Thu Hương - Nadia Ho (sinh năm 1988) sinh ra ở Hà Nội và lớn lên ở Cộng hòa Séc. Cô tốt nghiệp bậc cử nhân ngành Thương mại quốc tế ở trường ĐH Kinh tế Praha, Cộng hòa Séc; ngành Marketing trường Đại học kinh doanh (UADE), Argentina. Sau đó Thu Hương tiếp tục học cao học ngành Marketing tại trường Kedge Business School - Pháp.
Trong suốt quá trình sinh sống và học tập tại nước ngoài, Thu Hương từng làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới và hiện tại đang triển khai một startup về công nghệ giáo dục tại Hoa Kỳ.
"Công dân toàn cầu" Hồ Thu Hương
Cô gái Việt bắt đầu sang Séc từ năm lên 9 tuổi, với mong muốn đi du học, được đến các quốc gia khác trên thế giới để tìm hiểu, học hỏi kiến thức. Nhờ động lực lớn này mà từ hồi trung học, Hương đã đăng ký các cuộc thi để có điều kiện ra nước ngoài học tập ngắn hạn.
Thu Hương không bao giờ dậm chân tại chỗ vì khi học ĐH ở Praha, cô cũng tiếp tục đăng ký học bổng để sang Argentina học tập bằng tiếng Tây Ban Nha. Thời gian học tập ở Séc, cô cũng may mắn nhận được một học bổng làm việc tại Canada.
Cô còn gặt hái được rất nhiều thành công trong các cuộc thi: 23 giải thưởng cấp trường, thành phố, vùng miền, quốc gia và quốc tế trong những năm học trung học (các môn tiếng Anh, Pháp, Văn, Toán, Địa lý, Lịch sử...); Giải 5 cuộc thi quản lý kinh doanh REVEAL của L'Oreal (383 thí sinh) tại Cộng hòa Séc và Slovakia...
"Mình nghĩ những cơ hội đã nhận được vì mình có một động lực lớn để phát triển bản thân, sự tự tin. Vì vậy mình mong các bạn trẻ có thể tích lũy được để tìm kiếm con đường thành công. Khi gặp trở ngại nào đó, không nên bỏ cuộc mà tìm một con đường đi khác để vượt qua", Thu Hương chia sẻ.
Hành trình từ "một quả chuối" trở thành công dân toàn cầu
Hiện tại, nữ thạc sĩ sử dụng thông thạo 5 ngôn ngữ, trong đó tiếng Việt, Séc được cô nói như tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh được học thời tiểu học, tiếng Pháp học thời trung học và tiếng Tây Ban Nha cô học khi lên đại học. Một ngày của Thu Hương giao tiếp 4 ngôn ngữ, còn tiếng Pháp được duy trì qua xem qua tivi, nghe nhạc.
"Trong các ngôn ngữ có lẽ tiếng Séc mình học lâu nhất vì khi lên 9 tuổi, mình đã sang đây sống. Để học được mình bắt buộc phải hiểu tiếng Séc.
Mình chỉ có duy nhất 1 tháng để học trước khi vào nhập học nên cũng khá bị stress, vì thời điểm đó dù chưa biết tiếng nhưng đã phải vào học.
Trước khi đặt chân đến Argentina, Thu Hương coi bản thân là "một quả chuối" vì "ở ngoài màu vàng còn bên trong màu trắng, giống như mình là người gốc châu Á nhưng lại sống ở châu Âu".
Mất 2 năm để mình có thể theo học được, đủ trình độ để hiểu được những điều cô giáo giảng. Trong khoảng 2 năm đầu mình chỉ hiểu một chút và hầu hết đều phải tự học ở nhà", Hương kể.
Trước khi đặt chân đến Argentina, Thu Hương coi bản thân là "một quả chuối" vì "ở ngoài màu vàng còn bên trong màu trắng, giống như mình là người gốc châu Á nhưng lại sống ở châu Âu".
Tuy nhiên khi đến các quốc gia khác, được đặt chân tới 40 quốc gia trên 5 châu lục, Hương không xem mình là "một quả chuối" nữa mà là sự kết hợp giữa các nền văn hóa khác nhau. Sự kết hợp này theo cô tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ là "một quả chuối".
"Bên cạnh cuộc sống ở Séc, mình vẫn tiếp tục tìm hiểu, học hỏi văn hóa quê hương Việt Nam. Mình coi bản thân là công dân toàn cầu nhưng không mất đi bản sắc của bản thân.
Đến một đất nước, mình lại tích lũy bản sắc tốt của quốc gia đó và không quên bản sắc dân tộc của mình. Dù không sống ở Việt Nam nhưng mình vẫn muốn được coi là một cô gái Việt Nam", Thu Hương bộc bạch.
"Công dân toàn cầu" Hồ Thu Hương và dự án giúp bạn trẻ Việt trở thành công dân toàn cầu
Từ trải nghiệm của bản thân để trở thành công dân toàn cầu, Thu Hương về dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu năm 2019 và mang theo dự án giúp các bạn trẻ Việt trở thành công dân toàn cầu.
"Mình gọi đó là 77 tiêu chí để sánh vai với thế giới. Vì trong quá trình học tập và làm việc tại nước ngoài, mình cũng hiểu được những kỹ năng, kiến thức, nhân phẩm mà các bạn Việt Nam đang thiếu.
Có những yếu tố các bạn chưa tập trung từ khi còn ngồi ở các trường trung học, đại học ở Việt Nam, mà mình nghĩ các bạn cần có để tự tin ra thế giới, có thể tự tin làm việc, học tập ở bất kỳ môi trường nào", Hương nói.
Dự án được Thu Hương nhen nhóm từ năm 2015, thời điểm đó nhờ có điều kiện gặp gỡ, trò chuyện với các bạn trẻ Việt Nam trên toàn cầu nên ý tưởng về một cộng đồng công dân toàn cầu đã nảy nở trong suy nghĩ của cô.
Từ những dự án nhỏ trong dự án lớn, ngày ngày được tiếp xúc với các bạn trẻ cả trực tiếp và online, Thu Hương đã viết ra các tiêu chí mà các bạn trẻ nên tập trung vào trước khi ra trường và tìm kiếm công việc. Cô tin rằng khi có sự chuẩn bị tốt cho bản thân, bạn trẻ sẽ rất tự tin và thành công hơn rất nhiều.
Cũng trong quá trình nghiên cứu, cô nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam thời đại hội nhập vẫn chưa đủ tự tin khẳng định mình, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế và việc sử dụng ngoại ngữ chưa tốt tạo thành điểm yếu đáng tiếc.
Nữ thạc sĩ chỉ ra những điểm còn hạn chế mà bạn trẻ Việt cần khắc phục: "Các bạn thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài, chưa làm được những công trình, dự án bằng các ngôn ngữ khác nhau. Đây là thiếu sót rất lớn khi Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập.
Có thể thấy như Philippines, nhờ sử dụng tiếng Anh rất giỏi nên họ có nhiều cơ hội toàn cầu, các công ty ở Mỹ thường tuyển nhiều người nước này. Mình nghĩ đây là một khía cạnh mà người Việt có thể cạnh tranh với Philippines khi mà chúng ta sử dụng được tiếng Anh thành thạo".
Cô cho rằng trong thời đại đất nước phát triển, mỗi người nên tập trung vào việc cải thiện, nâng cao nhân phẩm của mình. Nếu chỉ tập trung vào kỹ năng mà không cải thiện phẩm chất, tính cách của con người thì việc phát triển của một quốc gia sẽ chậm lại.
Thu Hương mong muốn thông qua dự án này, các bạn trẻ cả nước sẽ có điều kiện được giao lưu với thế giới, tìm kiếm, mở rộng những mối quan hệ. Hay sâu xa hơn là tìm kiếm những người đồng hành, chung mục tiêu khởi nghiệp, chung trí hướng. Góp phần kết nối các bạn trẻ năm châu lại với nhau.
Nữ thạc sĩ 8x cho biết, hiện tại dự án đang tập trung phát triển ngoại ngữ, bao gồm các thành viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, đất nước khác nhau trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Mỹ...
Dự án ngoài các khóa học phục vụ việc học ngoại ngữ còn có các kỳ tình nguyện xuyên quốc gia hướng tới đối tượng người nghèo. Không chỉ cải thiện ngoại ngữ, dự án còn giúp các bạn trẻ học được tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, học hỏi giao lưu với người nước ngoài.
Trong tương lai gần, Thu Hương ấp ủ hệ thống công nghệ giáo dục giúp cho người Việt học ngoại ngữ, cải thiện các kỹ năng mềm tốt hơn. Dự kiến sẽ bắt đầu chạy vào năm sau. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ giúp mọi người có thể tham gia các khóa học ngoại ngữ online ở mọi nơi trên thế giới.
Một số dấu mốc đáng chú ý về Hồ Thu Hương:
- Thành thạo 5 ngôn ngữ: Việt, Anh, Séc, Tây Ban Nha, Pháp
- 23 giải thưởng cấp trường, thành phố, vùng miền, quốc gia và quốc tế trong những năm học trung học (các môn tiếng Anh, Pháp, Văn, Toán, Địa lý, Lịch sử...)
- Tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế ở trường Đại học Kinh tế Praha tại Cộng hòa Séc và ngành Marketing tại trường Kedge Business School tại Pháp.
- Học bổng du học tại trường Đại học kinh doanh của Argentina (UADE) ở Buenos Aires, Argentina năm 2011.
- Giải 5 cuộc thi quản lý kinh doanh REVEAL của L'Oreal (383 thí sinh) tại Cộng hòa Séc và Slovakia.
- Đại biểu Việt Nam duy nhất tham dự khóa học Hè "Người tiêu dùng có ý thức vì sự bền vững môi trường" tại trường ĐH Tartu ở Estonia với 41 đại biểu khác từ 33 quốc gia trong khối Asia-Europe Foundation.
- Được chọn từ 618 thí sinh để nhận học bổng của Ủy ban châu Âu cho chuyến đi du học và thực tập tại Canada với 31 sinh viên khác từ 23 quốc gia. Được nhận vào thực tập tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương của Canada.
- Đại biểu sinh viên Việt Nam duy nhất tham gia Hội nghị thượng đỉnh của khối Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC).
- Cùng với đội của trường Kedge Business School vượt qua 5.000 thí sinh từ khắp nơi trên thế giới để nhận giải đặc biệt cùng 4 giải phụ trong cuộc thi Mô hình Liên Hợp Quốc tại New York, Hoa Kỳ năm 2015.
- Đồng tác giả và tác giả của 8 cuốn sách được phát hành tại Việt Nam, Colombia và Hoa Kỳ. Cuốn sách "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới - Những bước để trở thành công dân toàn cầu" đã được lọt vào "Top 20 tựa sách giá trị năm 2016" của Đường sách Nguyễn Văn Bình vào tháng 1 năm 2017. Cuốn sách được sử dụng làm đề thi minh họa THPT quốc gia 2017 môn Ngữ văn.
- Làm việc tại các công ty đa quốc gia, trường đại học và phòng thương mại tại Cộng hòa Séc, Canada, Pháp, Mexico và Hoa Kỳ.
- Diễn giả tại các trường đại học lớn tại Việt Nam như Đại học Ngoại thương, Đại học Greenwich, Đại học Y Hà Nội, Đại học Tân Tạo và các diễn đàn lớn như Diễn Đàn YouthSpeak Forum: Thế Giới Phẳng "Công Dân Toàn Cầu - Xu Hướng Thế Giới" và Hội nghị Thượng đỉnh của tổ chức châu Âu International Youth to Youth Initiative.
- Truyền cảm hứng và trực tiếp hướng dẫn cho hàng nghìn bạn trẻ trở thành công dân toàn cầu và vươn ra thế giới.
Kim Bảo Ngân
Theo danviet
Emily Ngân Lương - Cô gái người Tày đạt chức vị Tiến sĩ tại ĐH Birmingham của Anh ở tuổi vừa ngoài 30 Cô gái trẻ tài năng đã có những trải lòng về cuộc sống nơi đất khách quê người và số kinh nghiệm quý báu tích lũy được qua quá trình học tập, làm việc. Emily Ngân Lương (1986) từng xuất hiện trong phóng sự của đài VTV với tư cách là một công dân toàn cầu hiện đang sinh sống và làm việc...