FLC – Cổ Đông Lớn hoàn thành việc mua vào 35 triệu cổ phần
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC đã hoàn thành việc mua vào 35 triệu cổ phiếu FLC trong thời gian từ ngày 9/11 – 13/11/2020. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Quyết tại FLC được nâng lên 28,23% như nội dung đăng ký đã được thông báo trước đó.
Trước thời điểm giao dịch, ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ 165,4 triệu cổ phần, tương ứng với 23,3% vốn điều lệ của FLC, sau đợt mua vào này ông Quyết đã sở hữu trên 200,4 triệu cổ phần của FLC.
Trong phiên giao dịch ngày 13/11 vừa qua, cổ phiếu FLC lại tiếp tục tăng “kịch trần” 6,9% đạt mức giá 4.620 đồng/CP với khối lượng giao dịch trên 43,5 triệu cổ phiếu – mức cao nhất từ tháng 10/2020 trở lại đây. Cổ phiếu FLC luôn được các nhà đầu tư đánh giá có tính thanh khoản tốt, trung bình các phiên từ đầu tháng 10 trở lại đây đều trên 10 triệu cổ phần được chuyển nhượng với nhiều phiên đạt “Sắc tím”. Ước tính ông Quyết đã chi khoảng 160 tỷ đồng cho giao dịch mua vào cổ phiếu FLC trong giao dịch vừa qua.
Như chúng tôi đã đưa tin gần đây, ông Trịnh Văn Quyết đã thực hiện việc giao dịch mua vào nhiều mã cổ phiếu. Ngoài việc ra tăng sở hữu tại FLC, ông Quyết còn chi hơn 1000 tỷ đồng để nâng mức sở hữu tại công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng quản lý tài sản FLC (mã cổ phiếu là GAB) lên 51%. Như vậy, hiện nay ông Quyết đang là cổ đông lớn nhất của tập đoàn FLC và GAB.
Video đang HOT
Công ty khai thác vàng trong nước đang làm ăn như thế nào
Vàng Lào Cai hiện là một trong những công ty hiếm hoi hoạt động trong lĩnh vực khai thác vàng, đồng thời là doanh nghiệp duy nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tại Việt Nam, ngoài hơn 2.200 doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh vàng (số liệu của NHNN) còn có hàng chục doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác kim loại quý.
Tuy nhiên, hiện tại chỉ có Công ty CP Vàng Lào Cai (GLC) - chủ sở hữu và khai thác mỏ vàng Minh Lương (tỉnh Lào Cai) - là doanh nghiệp duy nhất niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Với vốn điều lệ 105 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu của Vàng Lào Cai là thực hiện Dự án đầu tư khai thác tuyển quặng vàng gốc tại mỏ vàng Minh Lương. Sản phẩm của công ty là tinh quặng vàng hàm lượng quy đổi 82 gam Au/tấn. Sản lượng tinh quặng vàng quy đổi ra vàng kim loại trong sản lượng cao nhất được phép khai thác của công ty lên tới 500 kg mỗi năm.
Theo công ty, mỏ vàng Minh Lương có diện tích lên tới 112 ha với trữ lượng trên 92.670 tấn quặng vàng. Ước tính lượng vàng kim loại có thể quy đổi từ tinh quặng tại đây lên tới hàng nghìn kg.
Dường dẫn tới mỏ vàng Minh Lương của Công ty CP Vàng Lào Cai. Ảnh: L.N/Laodong.vn.
Năm 2016, công ty đã khai thác 22.000 tấn quặng, doanh số giai đoạn 2017-2018 cũng là 28.000 tấn quặng vàng/năm và năm 2019 là 11.702 tấn trước khi giấy phép khai thác vàng hết hạn vào tháng 4/2019.
Trước thời điểm giấy phép hết hạn, Vàng Lào Cai ghi nhận hơn 100 tỷ đồng doanh thu mỗi năm và lãi trên dưới 10 tỷ đồng.
Năm 2016, 100% doanh thu của công ty đều đến từ việc bán tinh quặng vàng, đạt 101 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2017-2018, doanh số bán quặng kim loại quý cũng đóng góp trên 97% tổng doanh thu của công ty.
Tuy nhiên, sang năm 2019, do hết hạn khai thác vàng từ tháng 4 nên sản lượng tinh quặng tiêu thụ chỉ đạt 8,3 tấn, bằng 4% kế hoạch cả năm. Từ số khai thác này, Vàng Lào Cai chỉ ghi nhận hơn 11 tỷ đồng doanh thu, giảm 90% so với năm 2018 và lỗ ròng gần 16 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý I năm nay của nhà khai thác vàng này cũng không phát sinh doanh thu từ bán tinh quặng vàng và báo lỗ hơn 4 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế đến cuối tháng 3/2020 của doanh nghiệp này đã là hơn 57 tỷ, trong khi tổng tài sản chỉ khoảng 60 tỷ đồng.
Lãnh đạo công ty cho biết đã thực hiện các thủ tục để xin gia hạn giấy phép khai thác vàng tại mỏ nhưng vì nhiều lý do, việc gia hạn vẫn chưa hoàn thành.
Theo Vàng Lào Cai, ngành khai thác vàng tại Việt Nam có một số lợi thế như nhiều mỏ vàng có giá trị phân bố nhiều nơi; kim quý có giá trị cao, mang lại nguồn lợi đáng kể nên hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang tập trung xin cấp giấy phép thăm dò và khai thác.
Tuy nhiên, ngành này lại tồn tại nhiều hạn chế như tình hình địa chất có sự biến động khá mạnh, hầu hết thân quặng đã và đang khai thác đều mỏng, có sự biến động teo thắt, đứt quãng, xê dịch... nên có sự sai lệch khá lớn so với tài liệu địa chất. Vì vậy, quá trình khai thác luôn phải điều chỉnh tương ứng thực tế.
Riêng mỏ vàng Minh Lương, các thân quặng đều mỏng, trữ lượng không lớn và nằm phân tán ở bốn khu vực đồi cách xa nhau 1-5 km. Do vậy, công ty phải tổ chức khai thác theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực và không thể triển khai đồng loạt.
Cũng vì vòng đời dự án ngắn, thời gian đầu tư kéo dài khiến sản lượng khai thác mới chỉ đạt khoảng 40% công suất thiết kế giai đoạn 1, dẫn đến chi phí khấu hao, hoạt động, lãi vay... những năm đầu hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, tiêu thụ. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp khiến lợi nhuận thu về không cao.
Ngoài ra, các chính sách liên quan lĩnh vực khai thác khoáng sản (thuế, phí) cũng không ổn định, và có xu hướng ngày càng tăng cao làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp khai thác vàng.
Tháng 7, tận dụng nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu VN-Index và nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh sau 3 tháng tăng mạnh, nhưng chứng khoán được nhìn nhận vẫn là kênh được dòng tiền ưu ái trong tháng 7 này. Chọn kênh nào? Từ hai phiên cuối tuần trước, TTCK đã có dấu hiệu chùng xuống, cùng với thanh khoản cũng giảm trước tâm lý cẩn trọng của nhà đầu tư khi...