Fiserv đưa giải pháp cho ngân hàng số Việt Nam
Công ty công nghệ tài chính Mỹ, Fiserv, vừa chính thức bước vào thị trường Việt Nam bằng việc đưa ra các giải pháp cho hệ thống ngân hàng số trên toàn quốc.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Marc Mathenz, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Fiserv Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Ở Việt Nam, chúng tôi cung cấp nền tảng lưu trữ cốt lõi, giao dịch điện tử, quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro cũng như các giải pháp chống rửa tiền. Khách hàng tiềm năng là các công ty tài chính muốn phát triển công nghệ và tìm kiếm đối tác hiểu được nhu cầu của họ trong thời đại kỹ thuật số”.
Được biết, trước đây, Fiserv Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính cho các khách hàng gồm Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank).
Fiserv hiện đang hỗ trợ hơn 12.000 khách hàng ở hơn 80 quốc gia, cung cấp các trải nghiệm và các giải pháp cho phép người dùng quản lý dòng tiền nhanh chóng và hiệu quả. “Người tiêu dùng muốn được tự tin làm chủ tài chính của mình, còn ngân hàng điện tử giúp họ theo dõi và kiểm soát dòng tiền đó. Hình thức này an toàn hơn hẳn việc mang theo một lượng lớn tiền mặt. Suy cho cùng, ngân hàng điện tử giúp thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, khi mà người tiêu dùng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính hiểu họ và cung cấp những dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất. Quá trình xây dựng một xã hội không tiền mặt theo đề xuất của chính phủ đòi hỏi các tổ chức tài chính phải đưa ra giải pháp thông minh cung cấp trải nghiệm người dùng liền mạch. Công nghệ sẽ giúp các ngân hàng đáp ứng những kỳ vọng cao của khách hàng trong tương lai”, ông Marthenz nói thêm.
Video đang HOT
Việt Nam là một trong những quốc gia có mạng lưới thông tin phát triển mạnh với 64 triệu người dùng Internet. Báo cáo của McKinsey & Company đã chỉ ra rằng tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng điện tử tại Đông Nam Á đang có xu hướng tăng lên, trong đó Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực với số lượng người dùng tăng 6,3 lần từ năm 2011 đến năm 2014.Theo báo cáo của Solidiance mới nhất về công nghệ tài chính, Việt Nam có hơn 35 triệu người mua sắm trực tuyến và dự đoán sẽ tăng lên 42 triệu, chiếm 42,5% dân số ước tính trước năm 2021. Mức chi tiêu trực tuyến sẽ tăng từ 62 lên 96 đô la Mỹ, và hình thức giao hàng thu tiền sẽ được thay thế bằng thanh toán điện tử, giúp mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng.
Theo Báo Mới
Người dân được hưởng gì từ ngân hàng số?
Thế giới tiến vào cách mạng công nghiệp 4.0 khiến thói quen tiêu dùng thay đổi, trong đó có việc sử dụng ngân hàng số (digital banking). Bắt nhịp 'làn sóng' này, thời gian qua, nhiều ngân hàng đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
Các tiện ích của Ngân hàng số đang ngày càng thu hút người dùng
Chỉ xoẹt một cái là xong
Là một khách hàng thường xuyên của ngân hàng số, chị Ngọc Anh, tiểu thương kinh doanh đồ khô tại chợ Cống Vị, Hà Nội cho hay, từ khi biết sử dụng các tiện ích, chị không còn bận tâm việc trễ hẹn đóng tiền điện/nước hoặc phải nhờ người trông gian hàng, tranh thủ chạy tra điểm thu của địa phương.
Tương tự như vậy, gia đình anh Khánh có con gái đang học tập tại TP Hồ Chí Minh. Nếu như trước đây, mỗi khi chuyển tiền cho con, anh đều phải ra quầy giao dịch để điền thông tin chuyển khoản, tốn rất nhiều thời gian và thủ tục. Sau khi được hướng dẫn cài đặt phần mềm ngân hàng số, anh đã tiến hành trực tuyến trên điện thoại thông minh của mình. Việc này vừa giảm bớt tình trạng phát sinh các chi phí giao dịch trung gian mà còn tiết kiệm được thời gian của khách hàng.
Đam mê mua sắm và thường xuyên cập nhật các mẫu thời trang mới của thế giới, Linh (nhân viên văn phòng) kể về việc sử dụng QR Pay để thanh toán một chiếc áo Zara mà không cần phải dùng tiền mặt. Chỉ cần quét mã trên ứng dụng Ngân hàng số và vài thao tác nho nhỏ, giao dịch đã thành công và trở thành chủ sở hữu của chiếc áo sành điệu. "Giao diện của QR Pay cũng rất rõ ràng, giúp người dùng dễ thao tác nên tôi thấy đây là một cách thức tiện lợi, nhanh chóng và an toàn" chị Linh chia sẻ.
Xu thế của tương lai
Theo kết quả khảo sát "Dịch vụ ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam" của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) cho thấy, các giải pháp về ngân hàng điện tử đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Năm 2017 có 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với tỷ lệ này là 21% trong năm 2015. Đây là minh chứng cho việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng số ngày càng tăng thay vì giao dịch truyền thống như trước đây.
Phát triển ngân hàng số đã không phải là một lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu, thúc đẩy các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,... đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng. Các dịch vụ được tích hợp từ việc thanh toán các hóa đơn, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, đặt vé xem phim...vô cùng nhanh gọn, vừa đảm bảo sự nhanh chóng cho khách hàng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tiên tiến của ngân hàng.
Dịch vụ NCB Smart của Ngân hàng Quốc Dân là một trong số dịch vụ ngân hàng điện tử được đông đảo khách hàng ưa thích lựa chọn. Khi đăng nhập, khách hàng có thể cùng một lúc kiểm tra được các giao dịch tài chính như: Vấn tin tài khoản, chuyển khoản trong hệ thống và liên ngân hàng 24/7; vay Online, báo cáo giao dịch, kiểm tra mạng lưới....đồng thời tiến hành sử dụng các dịch vụ phi tài chính như: Mua sắm online (VN Shop), đặt vé xem phim, vé máy bay, chuyển tiền từ thiện, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR Pay...
Dịch vụ NCB Smart của Ngân hàng Quốc Dân
Đại diện Ngân hàng TMCP Quốc Dân cho biết: "Bắt nhịp xu thế này, Ngân hàng Quốc Dân đã nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng kịp thời nhu cầu phong phú, đa dạng của đông đảo khách hàng, qua đó góp phần tích cực cùng ngành ngân hàng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ".
Tuy nhiên vị này cũng cảnh báo với tình trạng các tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi như hiện nay thì người dùng cũng cần phải cảnh giác hơn. Khách hàng có thể mất mật khẩu truy cập tài khoản do hacker ăn cắp bằng công nghệ cao. Do đó, việc kết nối, chăm sóc khách hàng và tăng tính bảo mật cũng là một nhiệm vụ mà các ngân hàng phải hoàn thiện trong thời gian tới.
Trước dòng thác cách mạng khoa học công nghệ mới hiện diện trên mọi lĩnh vực đời sống, dịch vụ ngân hàng số ngày càng phát triển ấn tượng, chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tiện ích của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Quốc Dân nói riêng được tối ưu hóa đã và đang hỗ trợ việc thanh toán trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn trong bối cảnh thị trường hiện nay và tương lai luôn đòi hỏi cao việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào cấu trúc ngân hàng.
Theo Báo Mới
Thế giới sẽ có máy bay điện vào năm 2030 Những hành khách lo ngại việc đi máy bay gây ô nhiễm sẽ có lựa chọn mới thân thiện với môi trường. Mô hình máy bay điện của easyJet - Ảnh chụp màn hình CNN Theo CNN, hãng hàng không giá rẻ easyJet của Anh vừa thông báo sẽ phát triển các máy bay điện để phục vụ cho các chặng bay ngắn...