F.I.G.H.T – quy tắc 5 bước mọi gia đình cần áp dụng ngay để bảo vệ con tránh khỏi các bệnh lây nhiễm
Vệ sinh cá nhân là vấn đề quan trọng hàng đầu cha mẹ cần dạy trẻ từ sớm để bảo vệ sức khỏe của bé và ngăn chặn sự lây lan các bệnh lây nhiễm.
Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc với rất nhiều nơi, nhiều dụng cụ mang vi khuẩn lây bệnh như nhà vệ sinh, tay nắm cửa, nút bấm trong thang máy… Đây đều là các nguồn có thể lan truyền các bệnh truyền nhiễm. Nhằm giảm thiểu sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, tất cả những gì chúng ta cần làm là hình thành và duy trì thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách từ nhỏ cho trẻ.
Mới đây, Ban Xúc tiến y tế của Singapore đã đưa ra khái niệm F.I.G.H.T để giúp các gia đình chống lại nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và giữ gìn sức khỏe của các thành viên. Khái niệm này gồm 5 bước đơn giản, dễ nhớ và có thể áp dụng cho cả gia đình, đặc biệt để phòng tránh cho trẻ nhỏ mắc phải các bệnh lây nhiễm.
1. F – Frequent Hand Washing: Rửa tay thường xuyên
Rửa tay là một trong những thói quen vệ sinh quan trọng nhất mà bạn cần phải dạy cho con mình. Hàng ngày, con bạn chạm vào rất nhiều đồ vật và bề mặt, dù ở nhà, ở trường hay ở sân chơi thì các vật này đều mang nhiều vi khuẩn. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách tốt nhất để chống lại vi khuẩn. Hãy đảm bảo rằng trẻ đang rửa tay bằng xà phòng và nước theo đúng 8 bước cơ bản sau:
8 bước cơ bản rửa tay bằng xà phòng.
Bạn cũng nên dạy trẻ biết rửa tay trong các trường hợp sau:
- Sau khi xì mũi.
- Trước và sau khi ăn
- Trước khi chế biến thức ăn
- Sau khi đi vệ sinh
Video đang HOT
- Sau khi chạm vào các bề mặt chung như tay nắm cửa, mặt bàn, tay vịn…
2. I – Immunisation: Tiêm phòng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng phòng ngừa cúm hàng năm (Ảnh minh họa).
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm chủng phòng ngừa cúm hàng năm. Trong đó trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ đặc biệt dễ bị các biến chứng liên quan đến cúm.
Vắc xin cúm phải mất 2 tuần sau tiêm mới có hiệu quả vì vậy bạn nên tiêm phòng cho các thành viên trong gia đình trước khi bắt đầu mùa cúm. Tùy từng nước mà mùa cúm xảy ra vào tháng nào trong năm. Ví dụ ở Singapore, mùa cúm thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 7 và từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Nếu bạn định đi du lịch nước ngoài, bạn cũng nên tiêm phòng cúm hai tuần trước khi đi. Việc tiêm phòng cúm có sẵn tại tất cả các phòng khám đa khoa và tư nhân và giá thành phải chăng nên bạn rất dễ tiến hành tiêm phòng cúm cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt cho trẻ nhỏ.
3. G – Go to the doctor when unwell: Hãy đi khám nếu thấy người không khỏe
Nếu bạn thấy con có dấu hiệu không khỏe và có các biểu hiện bị cúm, hãy đến cơ sở y tế sớm nhất để có phác đồ điều trị thích hợp. Việc điều trị bệnh càng sớm thì hiệu quả càng cao và tránh các biến chứng tăng nặng về sau.
4. H – Home rest – Nghỉ ngơi ở nhà
Nếu con không khỏe hãy để con nghỉ ngơi ở nhà thay vì đi học (Ảnh minh họa).
Nếu con không khỏe, nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà thay vì cố đưa con đi học. Tránh đưa trẻ đến những nơi đông người để ngăn chặn sự lây lan của virus cho người khác. Nghỉ ngơi ở nhà sẽ giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn.
5. T – Tissue or mask: Khăn giấy hoặc khẩu trang
Hãy dạy con cách che miệng bằng khăn giấy hoặc đeo khẩu trang khi hắt hơi hoặc ho. Nếu cảm thấy không khỏe hoặc có các biểu hiện cúm hãy cho con đeo khẩu trang để đảm bảo không phóng thích virus vào không khí và tránh lây lan cho người xung quanh.
Hãy dạy con đeo khẩu trang hoặc sử dụng khăn giấy khi ho hay hắt hơi (Ảnh minh họa).
Sau khi sử dụng khăn giấy và khẩu trang, đừng quên vứt vào sọt rác và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Bạn hãy dạy con biết rằng khi chúng ta ho hay hắt hơi, vi khuẩn được phóng thích vào không khí có thể gây bệnh cho người quanh ta. Vì vậy, hãy khuyến khích trẻ có thói quen mang theo một gói khăn giấy bên mình. Nó chắc chắn rất là hữu ích dù ở trường, sau khi sử dụng nhà vệ sinh chung hay ngay cả ở sân chơi sau khi chạm vào các đồ chơi công cộng.
Theo Trí Thức Trẻ
Dùng sữa mẹ chữa chàm sữa cho con, bệnh không khỏi mà da con còn bị tổn thương nặng
Thấy con mặt đỏ ửng, mọc mụn, nhiều mẹ tá hỏa đi khắp nơi hỏi mẹo này cách kia để chữa cho con, chuyên gia cảnh báo dùng mẹo chữa chàm sữa cho trẻ có thể làm hỏng da trẻ.
Dùng mẹo chữa chàm sữa, da con bị tổn thương nặng
3 tháng tuổi, con trai chị Nguyễn Thị Minh (Cầu Giấy) bị ửng đỏ cả hai má, quan sát thấy con thường xuyên dụi tay vào má. Ban đầu chị Minh nghĩ con bị khô da, chị dùng kem dưỡng da bôi cho con nhưng không hiệu quả.
Chị Minh được một người quen mách dùng sữa mẹ bôi lên má con điều trị khô da rất hiệu quả. Chị đã áp dụng theo nhưng hai má con vẫn ửng đỏ và mọc mụn đinh có rỉ nước. Sau một thời gian bôi sữa mẹ và đắp lá theo mẹo dân gian, nốt mụn trên mặt con càng nhiều và có mủ.
Chị Minh vội vàng đưa con đi khám bác sĩ kết luận con chị bị viêm da cơ địa và bị bội nhiễm do chăm sóc không đúng cách.
Chàm sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Ths.BS Đỗ Xuân Khoát, Nguyên trưởng khó Da liễu - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện 198) cho hay, rất nhiều cha mẹ mắc phải sai lầm khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa dân gian hay còn gọi là chàm sữa. Đặc biệt, việc dùng sữa mẹ để chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm.
Sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng, đường là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Việc bôi sữa mẹ lên những vùng da bị tổn thương tăng nguy cơ bội nhiễm.
Hiện nay, nhiều cha mẹ khi con bị chàm sữa thay vì đi khám thì tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị cho con, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ Khoát đã từng gặp trường hợp bệnh nhi bị chàm sữa, bố mẹ ra hiệu thuốc tự ý mua thuốc có chứa thành phần corticosteroid. Việc dùng thuốc corticosteroid kéo dài không theo đúng chỉ định của bác sĩ có thế gây ra hỏng ra không phục hồi cho trẻ. Đã có bệnh nhi tới điều trị trong tình trạng hỏng toàn bộ da mặt, teo da, khô da, giãn mạch, mọc lông rậm do lạm dùng thuốc corticosteroid.
" Không dùng các biện pháp dân gian như bôi nước nhai trầu, nước lá trầu không vùng da bị chàm vì chưa có cơ sở khoa học chứng minh. Điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ có một số loại kem có chứa corticosteroid nhưng nồng độ cực thấp và chỉ điều trị trong thời gian ngắn (7-10 ngày). Cha mẹ cần lưu ý khi bác sĩ kê thuốc thì dùng đúng liều lượng và thời gian, không nên tiếc thuốc đã mua cho con mà tiếp tục bôi. Không dùng kháng sinh để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm và có chỉ định của bác sĩ", bác sĩ Khoát cho hay.
Đã có bệnh nhi tới điều trị trong tình trạng hỏng toàn bộ da mặt, teo da, khô da, giãn mạch, mọc lông rậm do lạm dùng thuốc corticosteroid (Ảnh minh họa).
Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng
Bác sĩ Khoát cho hay trẻ bị chàm sữa trong thời gian bú mẹ vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ đầy đủ. Khi trẻ chuyển sang giai đoạn ăn bổ sung cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đồ biển, thực phẩm lên men, đậu phộng (hạt lạc)...
Giúp giảm ngứa cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nước ấm. Tránh cọ xát vào vùng da bị chàm sẽ kích thích mụn mọc nhiều. Nên mặc cho trẻ quần áo mềm, tránh làm tổn thương da. Đặc biệt nơi trẻ nằm nên thoáng mát tránh có gió lùa và nhiệt độ thay đổi đột ngột để tránh chàm tái phát. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói, bụi tác nhân gây ra dị ứng.
Theo bác sĩ Khoát, trẻ bị chàm sữa sau 2 tuổi bệnh sẽ đỡ dần, trong thời gian trẻ dưới 2 tuổi cần phải chăm sóc trẻ tốt để tránh nguy cơ tái phát bệnh. Trẻ có những triệu chứng tái phát bệnh cần đưa trẻ đi khám không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà.
Theo Helino
Cái kết viên mãn của người chồng bỏ tự ái đi chữa vô sinh 25 tuổi khỏe mạnh, quan hệ tình dục bình thường, anh Vũ Duy Tân (Ninh Bình) đã rất buồn khi biết nguyên nhân vô sinh do mình. Cưới nhau năm 2014, cả hai vợ chồng đều còn rất trẻ, anh Tân không ngờ con đường sinh con lại khó đến vậy. Không dùng biện pháp tránh thai, sau nửa năm không thấy vợ...