FIFA phạt nặng CLB Hải Phòng sau rắc rối với ngoại binh
CLB Hải Phòng đã nhận án phạt từ FIFA sau rắc rối với tiền đạo người Jamaica, Anthony Stevens.
Vào tháng 5/2017, tiền đạo Anthony Stevens đã ký vào hợp đồng có thời hạn 2 năm với CLB Hải Phòng. Điều đáng nói, chân sút người Jamaica không được giữ bất kỳ bản hợp đồng nào. Ngay cả khi xin hợp đồng lao động để làm hộ chiếu cho con trai sinh ở Việt Nam thì anh cũng không được đáp ứng.
Anthony Stevens thắng kiện CLB Hải Phòng
Đầu mùa giải này, Anthony Stevens đã viết lên trang cá nhân bày tỏ những bức xúc liên quan tới hợp đồng với đội bóng đất Cảng và sau đó, anh đã nhận án phạt nội bộ. Kể từ đó tới nay, Anthony Stevens đã trở về quê hương Jamaica và không thi đấu cho CLB Hải Phòng.
Chưa dừng lại ở đó, Anthony Stevens đã quyết định đâm đơn kiện CLB Hải Phòng lên FIFA. Cuối cùng, cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới đã có phán quyết cuối cùng.
Cụ thể, FIFA yêu cầu CLB Hải Phòng có trách nhiệm phải thanh toán 2 năm lương cho Anthony Stevens theo hợp đồng đã ký kết. Lương của cầu thủ này vào khoảng 8.000 USD/tháng. Ngoài ra, CLB đất Cảng còn phải chịu thêm những khoản phí như lãi ngân hàng, phí kiện, phí tổn hao tinh thần và phí lót tay (vào khoảng 30.000 USD).
Như vậy, tổng số tiền mà CLB Hải Phòng phải đền bù cho tiền đạo người Jamaica lên tới hơn 200,000 USD, khoảng gần 5 tỷ đồng.
FIFA cũng yêu cầu CLB Hải Phòng phải thanh toán số tiền này cho Anthony Stevens trong vòng 45 ngày. Bằng không, họ sẽ bị cấm chuyển nhượng trong 3 kỳ liên tiếp.
Video đang HOT
Sau khi chia tay CLB Hải Phòng, Anthony Stevens sẽ trở thành cầu thủ thủ tự do. Tiền đạo 33 tuổi này có thể tự do đàm phán với các CLB khác ở V-League cũng như nước ngoài.
Chủ tịch CLB Hải Phòng, Trần Mạnh Hùng đã thực sự bất ngờ với phán quyết của FIFA. Ông khẳng định sẽ gửi đơn kháng cáo trong thời gian tới.
Theo Dantri
Lâm Tây: 'Bố mẹ nuôi dưỡng ước mơ, giúp tôi nỗ lực theo đuổi đam mê'
Bén duyên với bóng đá từ sớm, nhưng con đường đi lên của Đặng Văn Lâm gặp khá nhiều trắc trở. May mắn cho chàng thủ môn vì có gia đình đứng sau ủng hộ.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật với 2 dòng máu Nga - Việt, Đặng Văn Lâm là cái tên gây "sốt" trong giải đấu AFF Cup vừa qua. Từ thành công ngày hôm nay nhìn về quá khứ, chàng thủ môn điển trai của đội tuyển Việt Nam vẫn không quên những ngày tháng chập chững vào nghề: Chông gai, đầy khó khăn, nhưng đam mê luôn rực cháy.
- T hành công tại giải AFF Cup vừa qua, nhưng con đường đá bóng của Lâm không hề trải hoa hồng. Điều gì đã giúp Lâm có nghị lực như vậy?
- Có hai điều giúp tôi được thành công như ngày hôm nay: Tình yêu với bóng đá từ nhỏ và sự ủng hộ hết mình từ bố mẹ để phấn đấu hoàn thành ước mơ mà mình ấp ủ bấy lâu.
Đặng Văn Lâm là thành viên duy nhất trong gia đình theo nghiệp bóng đá, trong khi cha mẹ đều hoạt động nghệ thuật.
Vốn là con nhà nòi nghệ thuật vì có bố là nghệ sĩ múa, mẹ là diễn viên kịch, tôi là người duy nhất trong nhà nuôi mộng thành cầu thủ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bố mẹ không những không cấm cản mà còn tạo điều kiện để tôi theo đuổi ước mơ của mình.
Tên tiếng Nga của tôi có chữ Lev bởi mẹ tôi thần tượng thủ thành huyền thoại Lev Yashin. Chịu ảnh hưởng từ tình yêu bóng đá của mẹ cùng tình yêu của bản thân với môn thể thao này nên tôi sớm có cơ hội tiếp xúc với bóng đá.
Mẹ của Văn Lâm đặt tên cho anh theo tên của thủ thành huyền thoại Lev Yashin.
Bố mẹ cho tôi tham gia tập luyện tại câu lạc bộ nổi tiếng Spartak ở Nga. Tốt nghiệp Spartak, tôi tiếp tục được chuyển sang học tại Dinamo Moskva - câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất nước Nga. Thời gian sau đó, bố tôi nhận thấy ở Nga tính cạnh tranh cao và khả năng trụ lại được ở các CLB rất khó, nên đã bàn bạc và động viên đưa tôi trở về Việt Nam thi đấu.
- Từ những hình ảnh chia sẻ trên Facebook, có thể thấy Lâm là người rất yêu thương và coi trọng gia đình. Có bao giờ anh đi ngược với ý kiến của bố mẹ không?
- Năm 2014, khi thấy con đường bóng đá của tôi quá trắc trở, bố đã khuyên tôi trở lại Nga học ngành kế toán để ổn định và đỡ vất vả hơn. Thời điểm đó, tôi vâng lời vì sợ gia đình lo lắng, nhưng thú thực là tôi không bằng lòng với sự lựa chọn này, bởi những thứ ấy không phải điều khiến tôi thấy hứng thú. Về sau, bố cũng chia sẻ đó là một trong những sai lầm lớn nhất trong đời ông, nên quyết định để tôi trở lại với niềm đam mê bóng đá.
- Quãng thời gian đi ngược với kế hoạch của bố để tiếp tục đam mê khó khăn như thế nào , và có bao giờ Lâm muốn từ bỏ không?
- Chắc chắn là không rồi, niềm đam mê quá lớn thì làm sao tôi có thể từ bỏ được? Tôi đã viết thư ngỏ trên Facebook cho HLV Miura để tìm kiếm cơ hội cho bản thân vì "chịu không nổi được nữa khi thấy các bạn đang tập mà không có mình ở đấy".
Một trong những bước ngoặt lớn nhất cuộc đời khi chủ tịch Trần Mạnh Hùng của câu lạc bộ Hải Phòng liên hệ với bố tôi để đưa tôi về đội bóng đất cảng. Từ vị trí dự bị, tôi trở thành thủ môn bắt chính ở CLB Hải Phòng, rồi được triệu tập lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup.
Chàng thủ môn nhận được sự ủng hộ lớn lao từ bố và mẹ.
Nhưng khi tưởng có trong tay tất cả, một vài sự cố buộc tôi phải rời CLB Hải Phòng trong tình cảnh chấn thương để đảm bảo an toàn cho bản thân. Cách đây 3 tháng, tôi bị loại khỏi danh sách tuyển thủ tham dự ASIAD 18 để nhường suất trên 23 tuổi cho các đồng đội khác. Đó tưởng chừng như cú sụp đổ tinh thần lớn nhất mà tôi từng trải qua.
Văn Lâm đã từng rất sốc khi bị loại khỏi ASIAD, nhưng đó đồng thời cũng là động lực để anh phấn đấu hơn nữa.
Gạt đi nỗi buồn và sự thất vọng, tôi tự trấn an bản thân và không ngừng nỗ lực phấn đấu. Sau ngày định mệnh ấy, tôi được chính HLV Park Hang-seo chọn làm "người gác đền" chính thức tại AFF Cup thứ 2 trong sự nghiệp. Đó là niềm vui cũng là niềm vinh dự tột bậc của tôi.
- Điều gì đã giúp Lâm thành công với sự nghiệp bóng đá của mình?
- Nói là thành công thì thực sự còn quá sớm khi mọi thứ đều mới mẻ. Tuy nhiên, trong suốt hành trình theo đuổi bóng đá, tôi không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình dù là lúc khó khăn nhất. Mỗi khi thấy bản thân gặp trở ngại tưởng chừng như không vượt qua được, tôi lại nhớ về lý do mình bắt đầu hành trình này. Công thức thành công cũng đơn giản như vậy đó, cứ làm điều mình thích, theo đuổi đam mê chứ đừng vì áp lực danh vọng, thì sẽ có một ngày thành công cũng mỉm cười với bạn.
Chàng thủ môn luôn lấy đam mê làm lý do để theo đuổi bóng đá, thay vì danh vọng.
Có lẽ với riêng bản thân mình, nếu không có niềm tin của bố mẹ, chắc chắn tôi cũng sẽ không đi được xa tới vậy. Bố mẹ đã nuôi dưỡng ước mơ, tạo điều kiện để tôi có thể làm điều yêu thích. Sau chức vô địch AFF Cup 2018, lá thư của mẹ viết cho khiến tôi vô cùng xúc động và tự nhủ mình phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để giữ được tinh thần, giữ được mọi điều đã và đang có trong 8 năm qua.
Theo Zing.vn
CLB Hà Nội và câu chuyện ngoại binh mùa giải 2019 Hà Nội là một đội bóng rất mạnh, họ đang xếp thứ 2 tại BXH V-League tính tới thời điểm hiện tại. Thế nhưng, đội bóng dù mạnh vẫn có những vấn đề của riêng họ. Vấn đề còn đang tồn đọng của CLB Hà Nội lại là vấn đề mà ít đội bóng nội gặp phải, đó chính là ngoại binh. Nếu...