Fed nói gì về định hướng chính sách tiền tệ trong buổi họp quan trọng gần nhất?
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020.
Ảnh: AP
Buổi họp bàn về định hướng chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) đã kết thúc, quan chức thuộc Fed chính thức duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0%, khẳng định sẽ trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi nước Mỹ đạt được trạng thái việc làm tối đa và duy trì được tỷ lệ lạm phát 2%.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Mỹ dự kiến sẽ duy trì quan điểm chính sách nới lỏng cho đến khi các mục tiêu chính sách trên được hoàn tất.
Vào tháng trước, Fed công bố khung chính sách dài hạn, theo đó Fed cho phép lạm phát vượt lên trên ngưỡng 2%, đây là đặc điểm nổi bật nhất trong định hình chính sách tương lai của Fed.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Powell nói: “Thông điệp chính sách rất mạnh mẽ này cho thấy niềm tin và quyết tâm của chúng tôi. Chẳng có một khung chính sách nào cố định cả”.
Đường cong lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thay đổi mạnh sau khi thông điệp chính sách của Fed được phát đi trong ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu thời hạn 10 và 30 năm bất ngờ tăng lên mức cao 0,7% và 1,46%. Chênh lệch giữa trái phiếu thời hạn 2 và 10 năm cũng nới rộng ra hơn một chút. Trong khi đó, đồng USD lấy lại phần nào đà sụt giảm.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Grant Thorton ở Chicago, bà Diane Swonk, khẳng định: “Điểm quan trọng nhất trong thông điệp của Fed chính là Fed sẽ vẫn giữ chính sách điều chỉnh trong khoảng thời gian đủ dài để có thể đưa người lao động trở lại làm việc. Ông Powell như vậy đã mềm mỏng hơn trong các tuyên bố chính sách của mình”.
Video đang HOT
Buổi họp chính sách 2 ngày vừa qua là buổi họp chính sách tiền tệ được lên lịch trước cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11/2020. Có 10 thành viên cao cấp nhất thuộc Fed đã bỏ phiếu về định hướng chính sách, trong đó tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 8-2. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, đã thể hiện quan điểm không đồng thuận với việc không tăng lãi suất cho đến khi lạm phát lõi đạt mức 2%.
Trong những tuần gần đây, ông Powell và một số quan chức khác thuộc Fed đã nhấn mạnh rằng quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ đặc biệt phụ thuộc vào khả năng Mỹ kiểm soát đại dịch Covid-19 đến đâu, và rằng sẽ cần thêm chương trình hỗ trợ tài khóa để đảm bảo việc làm và thu nhập.
Vào ngày thứ Tư, Fed đã cam kết sử dụng toàn bộ các công cụ chính sách cần thiết để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ. Ngân hàng Trung ương Mỹ khẳng định sẽ vẫn tiếp tục mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản ít nhất ở tốc độ hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường.
Một tuyên bố độc lập vào ngày thứ Tư đã cho thấy Fed cam kết mua khoảng 80 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ và 40 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng tài sản mỗi tháng.
Giới chức Fed khẳng định lãi suất cơ bản đồng USD Mỹ sẽ vẫn duy trì ở mức siêu thấp ít nhất cho đến năm 2023. Trong cập nhật dự báo chính sách mới đây, quan chức Fed cho rằng kinh tế năm nay sẽ suy giảm chậm hơn, nhưng cũng sẽ phục hồi chậm hơn trong những năm tới.
Không chỉ hạ lãi suất đồng USD vào tháng 3/2020, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã bơm hàng nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hoạt động mua trái phiếu, đồng thời tung ra nhiều kênh cho vay khẩn cấp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Sự phục hồi kinh tế thế giới đang mờ dần
Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đang mờ dần, thiết lập một sự khó lường trong những tháng còn lại của năm 2020.
Các mối quan tâm trong giai đoạn cuối năm còn khá nhiều. Khi bước vào mùa Đông ở miền Bắc nước Mỹ có thể kích hoạt một đợt virus lan rộng khi tiếp tục chờ đợi vắc xin. Sự hỗ trợ của chính phủ đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn và các quy định của ngân hàng về việc hoàn trả các khoản vay sẽ hết hạn.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc có thể trở nên tồi tệ hơn trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 và làm suy yếu niềm tin kinh doanh.
Joachim Feld, cố vấn kinh tế toàn cầu tại Pacific Investment Management cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến sự phục hồi kinh tế đỉnh điểm, kể từ bây giờ, động lực đang giảm dần một chút".
Chính phủ các nước đã bơm gần 20.000 tỷ USD hỗ trợ tài chính nhằm nỗ lực đưa nền kinh tế trở lại bình thường giống như trước khi có đại dịch.
Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh trong tháng 8. Sự phục hồi ổn định của Trung Quốc được những người lạc quan coi là chỉ dẫn cho phần còn lại của thế giới, trong khi Đức cũng đang công bố một số dữ liệu công nghiệp tốt và các thị trường mới nổi đang hưởng lợi trong xu hướng mất giá đồng USD.
Tuy nhiên, việc duy trì sự hồi phục trên diện rộng như vậy sẽ không dễ dàng. Chúng ta sẽ không sớm có thể kiểm soát được virus trên diện rộng để có thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh như trước khi có dịch.
Trong khi đó, trên thị trường lao động, sự viện trợ của chính phủ đã giúp thúc đẩy sự phục hồi ban đầu của thị trường lao động, đây có thể là một phần dễ dàng. Tuy nhiên, tiếp theo là những ảnh hưởng dài hạn như phân bổ lại các nguồn lực, đào tạo lại công nhân trong những ngành không còn khả thi, việc tái cấu trúc lại có thể diễn ra trong một thời gian dài.
Trong tháng 9, một số thương hiệu công nghiệp nổi tiếng nhất thế giới đã báo hiệu việc cắt giảm nhân sự.
A.P. MollerMaersk A/S đang lên kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến hàng nghìn người lao động tại công ty vận tải container lớn nhất thế giới này. Ford Motor đang cắt giảm khoảng 5% lao động làm công ăn lương tại Mỹ. Và United Airlines Holdings sẽ sa thải 16.000 việc làm vào tháng tới do phải thu hẹp hoạt động.
Có những dấu hiệu đáng lo ngại khác
Tại Trung Quốc, nơi virus có diễn biến phức tạp nhiều tháng trước, người tiêu dùng vẫn ngần ngại chi tiêu và các ngân hàng lớn của Trung Quốc vừa công bố mức giảm lợi nhuận tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ khi nợ xấu tăng cao.
Các nhà lập pháp tại Mỹ tiếp tục thương lượng về việc kích thích tài chính nhiều hơn nữa, có thể cần thiết để duy trì sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ryan Sweet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách tiền tệ tại Moody's Analytics cho biết: "Thêm 1,4 triệu việc làm trong tháng 8 là một bước đi lớn đúng hướng nhưng nền kinh tế cần phải duy trì tốc độ đó, nếu không có biện pháp kích thích tài khóa sẽ khó duy trì được số việc làm tạo mới như hiện tại".
Khó khăn phía trước
Tại châu Âu, các chỉ báo đo lường hoạt động của nền kinh tế đang có tốc độ hồi phục chậm lại và các nhà máy đang cố gắng cắt giảm chi phí do nhu cầu tiêu thụ yếu, ngoài ra việc giảm giá đã làm giảm biên lợi nhuận. Trong khi đó, Pháp và Đức vẫn đang mở rộng các chính sách kích cầu nhằm hỗ trợ kinh tế, riêng tại Anh chính sách kích cầu sẽ hết hiệu lực vào tháng 10 và có thể gây rủi ro cho hàng triệu việc làm tại Anh.
Thị trường chứng khoán dễ bị phản ứng tiêu cực về số liệu kinh tế trong những tháng tới trong bối cảnh nhiều gói hỗ trợ tài khóa khẩn cấp đang dần bị hạn chế và hết hiệu lực.
Catherine Mann, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Citigroup cho biết: "Về mặt định giá, chúng ta phải nhìn xa hơn những gì đã xảy ra trong tuần này sang dài hạn hơn. Về dài hạn, có vẻ sẽ có nhiều khó khăn khi tiêu dùng suy giảm, từ đó tác động tới hoạt động đầu tư, cũng như tăng trưởng của kinh tế Mỹ".
Sự lây lan liên tục của virus, các làn sóng lây nhiễm liên tục sẽ làm lu mờ đi nỗ lực hồi phục kinh tế của từng quốc gia.
Warwick McKibbin thuộc Viện Brookings và Đại học Quốc gia Australia cho biết, ngay cả khi vắc xin được tạo ra trên toàn thế giới với quy mô cần thiết sẽ mất nhiều thời gian. Theo ông, thiệt hại mà virus gây ra cho nền kinh tế thế giới khoảng 35 nghìn tỷ USD cho đến năm 2025.
"Bạn phải tiêm chủng khá nhiều vắc xin cho người dân trước khi chi phí kinh tế bắt đầu giảm xuống và giúp nền kinh tế toàn cầu thực sự hồi phục hậu dịch", ông nói thêm.
Giá vàng bật tăng mạnh trở lại Mới đây, biên bản cuộc họp ngày 28-29/7/2020 của Fed được công bố, theo đó, giới chức Mỹ khẳng định những yếu tố bất ổn liên quan đến triển vọng kinh tế ngày một lớn. Ảnh: MarketWatch Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá vàng giao hợp đồng tương lai tăng. Thông điệp chính sách mới nhất từ Cục dự trữ liên bang...