Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) Janet Yellen và các đồng nghiệp để ngỏ thay đổi trong triển vọng kinh tế năm nay và khả năng tăng lãi suất. Ít có khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 tới đây.
Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp hôm 27.1, Fed quyết định giữ nguyên lãi suất vì nhận thấy còn nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Theo Bloomberg, chuyên gia kinh tế Ryan Sweet thuộc Moody’s Analytics ở bang Pennsylvania (Mỹ) cho hay: “Fed đang trong chế độ chờ đợi và quan sát. Họ muốn xem liệu nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính có thực sự ảnh hưởng đến lạm phát và triển vọng kinh tế hay không”.
Cuộc họp lần này là một thử thách về truyền thông đối với Ủy ban thị trường mở (FOMC). FOMC vừa phải thừa nhận triển vọng đang đi xuống của kinh tế toàn cầu đã dẫn đến chuyện thị trường chứng khoán lao dốc, vừa phải tránh việc đưa ra gợi ý cụ thể về thời gian đợt tăng lãi suất tiếp theo. Tính đến lúc này, chỉ mới có 6 tuần trôi qua kể từ khi Fed thực hiện nâng lãi suất lần đầu sau gần một thập niên.
FOMC cho hay họ đang “theo sát diễn biến kinh tế và tài chính toàn cầu”, trong khi “đánh giá tác động của các yếu tố đó lên thị trường lao động và lạm phát, cho sự cân bằng rủi ro của dự báo kinh tế” sau hai ngày họp tại Washington.
Video đang HOT
Nhận định này thể hiện bước lùi của Fed so với hồi tháng 12, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng các yếu tố rủi ro “cân bằng”, và nhiều chuyên gia dự báo FOMC có thể sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào tháng 3.
“Nhận định trên giảm khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 3 vì nó cho thấy sự không chắc chắn giữa nội bộ thành viên trong Ủy ban”, nhà kinh tế Laura Rosner thuộc ngân hàng BNP Paribas ở New York cho hay.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Fed nâng lãi suất ảnh hưởng kinh tế thế giới như thế nào?
Thời kỳ chính sách tiền tệ dễ dàng của các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tiếp diễn, ngay cả sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất lên phạm vi 0,25% - 0,5%.
Giới chuyên gia dự báo sẽ không có nhiều ngân hàng trung ương đi theo con đường thắt chặt chính sách của Fed - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, mức lãi suất mà Chủ tịch Fed Janet Yellen và các nhà hoạch định chính sách Mỹ vừa tăng lên vẫn còn cách rất xa mức lãi suất trung bình 2% từ năm 2000 và 3,2% trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2007.
Điều này cũng có nghĩa là lãi suất trung bình của 8 nước phát triển và khu vực đồng euro do ngân hàng JPMorgan Chase theo dõi sẽ kết thúc năm 2016 với 0,36%. Đây là mức thấp hơn 3 điểm phần trăm so với mức trung bình của những năm từ 2005 đến 2007.
Trong trường hợp Fed tăng lãi suất cơ bản lên 1,5% kể từ thời điểm này, các nhà phân tích thuộc ngân hàng JPMorgan Chase vẫn dự đoán lãi suất của các nền kinh tế công nghiệp chủ chốt là dưới 1% trong tháng 12 năm sau, vì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) vẫn không tăng lãi suất.
Kết quả cuối cùng cho nền kinh tế thế giới, như Thống đốc Ngân hàng Anh (BOE) Mark Carney mô tả trong tuần này, là một môi trường "lãi suất thấp trong thời gian dài", ngay cả khi Mỹ nâng lãi suất. Tình hình lạm phát yếu và triển vọng tăng trưởng mờ nhạt sẽ khiến chính sách tiền tệ toàn cầu phải duy trì lỏng lẻo.
"Con đường Fed đi sẽ là từ tốn và không có bất cứ ai đi sau họ. ECB và BOJ chắc chắn sẽ không tăng lãi suất trong tương lai gần", David Hensley, chuyên gia về kinh tế toàn cầu của JPMorgan ở New York nhận định.
Trong 12 tháng tới, thậm chí có thể còn có nhiều đợt cắt giảm lãi suất hệt như tăng lãi suất. Trong số 31 ngân hàng trung ương đang được quan sát, JPMorgan dự báo sẽ có 9 ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, bao gồm ngân hàng ở các nước Trung Quốc, Thụy Điển, New Zealand và Malaysia. Việc số lượng các thị trường mới nổi neo nội tệ của họ với đồng đô la Mỹ bớt đi cũng đồng nghĩa với chuyện sẽ không còn nhiều thị trường phải xuôi theo Fed như họ đã từng.
Thế giới với lãi suất cận 0% vẫn tiếp tục: Biểu đồ thể hiện mức lãi suất trung bình của các nền kinh tế phát triển - Ảnh: Bloomberg
Dù vậy, vẫn có 10 ngân hàng trung ương, ngoài Fed, đã và đang thắt chặt chính sách tiền tệ. BOE đã thắt chặt chính sách trong quý 2 và Ngân hàng Canada thì thắt chặt trong quý 4. Chuyên gia Hensley cũng cho rằng ông có thể sẽ nhìn thấy nhiều thị trường mới nổi tăng lãi suất hơn so với những gì bản thân dự báo.
Bất kể lãi suất là bao nhiêu, vẫn sẽ có nhiều bảng cân đối "bội thu" sau những năm áp dụng biện pháp nới lỏng định lượng. Bank of America cho hay 4 ngân hàng trung ương lớn sẽ mở rộng đến 13.500 tỉ USD vào cuối năm 2017 từ mức 11.000 tỉ USD của năm nay.
"Một lượng khá lớn thanh khoản sẽ được thêm vào các thị trường trên toàn thế giới trong hai năm tới, nếu không muốn nói là lâu hơn, ngay cả khi vài ngân hàng trung ương đang từ từ nâng lãi suất. Sự kết hợp đó duy trì lập trường chính sách trên toàn cầu, có thể giúp kéo tăng trưởng kinh tế thế giới, đưa ra mức sàn cho lạm phát và hỗ trợ nhu cầu các tài sản rủi ro", nhà kinh tế Michael Hanson của Bank of America nói.
Song Steve Barrow, chuyên gia về chiến lược cho Group-of-10 (nhóm 10 nước gồm Bỉ, Canada, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ...) của Standard Bank ở London (Anh), không tán đồng với quan điểm trên. Ông Barrow cho rằng thế giới đang ở "điểm uốn". Lãi suất hạ và chuyện mua trái phiếu ở những nơi khác sẽ không có trọng lượng tương tự như động thái từ Fed, vì USD vẫn là một đồng tiền quốc tế và sẽ tiếp tục mạnh.
"Điểm mấu chốt ở đây là chuyện thế giới từ bỏ việc đi theo chính sách tiền tệ của Fed sẽ khó khăn, ngay cả khi ban đầu chẳng có tín hiệu nào thể hiện điều này. Chúng tôi được chuẩn bị cho biến động lớn hơn và đồng bạc xanh mạnh hơn, nhưng giá cả thấp hơn cho các tài sản rủi ro".
Nếu nước Mỹ một lần nữa trượt vào suy thoái xét trên một số mặt, cuộc đua lãi suất về 0 sẽ một lần nữa diễn ra, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers nói trên Bloomberg. Ông dự báo 50-50 khả năng có sự sụt giảm nói trên diễn ra trong vòng hai năm. "Chúng ta chưa tạm biệt mãi mãi với chuyện lãi suất quay về 0 hoặc thấp hơn", ông Summers nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Fed đối mặt áp lực lớn trước quyết định tăng lãi suất Ngân hàng trung ương Mỹ hiện phải đối mặt với rất nhiều áp lực khi chỉ còn vài ngày nữa Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhóm họp để thực hiện một trong những quyết định lớn nhất kể từ thời khủng hoảng tài chính: nâng lãi suất. Chủ tịch Fed Janet Yellen - Ảnh: Reuters Thông thường, chỉ có Phố...