Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo về rủi ro đáng kể đối với kinh tế Mỹ
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Mức này đã được duy trì kể từ giữa tháng Ba tới
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 29/4 đã giữ lãi suất chuẩn ở mức gần bằng 0% và tiếp tục chương trình mua tài sản khổng lồ để ngăn chặn những tác động kinh tế từ đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19, đồng thời cảnh báo về những rủi ro “đáng kể” phía trước.
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Mức này đã được duy trì kể từ giữa tháng Ba tới nay.
Fed cho biết trong tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này sẽ “đè nặng” lên hoạt động kinh tế, thị trường việc làm và lạm phát trong thời gian tới, đồng thời đặt ra “rủi ro đáng kể” cho triển vọng kinh tế Mỹ trong trung hạn.
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chối trả lời câu hỏi rằng mức lãi suất chủ chốt trên sẽ được duy trì trong bao lâu. Ông chỉ lưu ý rằng Fed sẽ “không vội vàng” để rút các biện pháp hiện hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Video đang HOT
Ông Powell cho biết Fed đã mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp theo chương trình nới lỏng định lượng. Nhưng tốc độ mua của Fed đã chậm lại trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều căng thẳng khi các nhà đầu tư cố gắng tìm thêm thanh khoản.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed nhận định triển vọng quý 2 này của kinh tế Mỹ sẽ vô cùng tồi tệ. Ông nói dù vẫn có khả năng cho một sự phục hồi mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ cũng khó có thể nhanh chóng quay trở lại mức trước khủng hoảng.
Những rủi ro trong trung hạn, mà ông Powell hàm ý là “năm sau hoặc lâu hơn,” bao gồm những yếu tố không chắc chắn về việc phải mất bao lâu để kiểm soát được đại dịch, liệu sẽ có thêm đợt bùng phát nào không và liệu có vắcxin hay thuốc đặc trị cho dịch bệnh này hay không.
Chủ tịch Fed cũng lưu ý giai đoạn đó có thể xuất hiện thêm những thiệt hại đáng kể hơn đối với năng lực sản xuất của nền kinh tế, với việc các công nhân thất nghiệp trong một thời gian dài có thể mất đi kỹ năng và một làn sóng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trước khi cuộc họp của FOMC diễn ra, Fed đã rất nỗ lực để liên tục tung ra nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng, công ty, doanh nghiệp nhỏ, từ trung ương đến địa phương.
Ngày 31/3 vừa qua, Fed cho biết ngân hàng này sẽ ra mắt một cơ chế cho vay tạm thời, lần đầu tiên cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài chuyển đổi trái phiếu kho bạc Mỹ của họ thành đồng USD.
Trong một diễn biến mới nhất ngày 27/4 vừa qua, Fed thông báo kế hoạch mở rộng chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 500 tỷ USD, cho phép các thành phố và địa phương nhỏ bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ nhằm giải thiểu các thiệt hại kinh tế.
Ngân hàng này cũng cho rằng họ cần phải hỗ trợ mạnh mẽ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để ngăn tín dụng cạn kiệt, tình trạng sẽ kéo theo các vụ phá sản quy mô lớn và khiến thất nghiệp tăng cao hơn nữa. Trước đó, Fed cũng đã lần đầu tiên triển khai cung cấp những khoản vay trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
FED cam kết gì cho chính sách tiền tệ 2020?
Ngày 12/12/2019, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở vùng 1,5-1,75% sau khi kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày. Tuy nhiên, việc chia sẻ về những cam kết cho chính sách tiền tệ năm 2020 mới là điều mà giới đầu tư quan tâm.
Chủ tịch FED lJerome Powell cho rằng, FED cần phải chứng sự gia tăng liên tục của lạm phát trước khi tăng lãi suất một lần nữa.
Cụ thể, quyết định giữ nguyên lãi suất được toàn thể quan chức FED nhất trí, sau một vài cuộc họp bất đồng trước đó. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) nhận xét, chính sách tiền tệ hiện tại phù hợp để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế, thị trường lao động và mức mục tiêu lạm phát.
FED cũng cho rằng việc giảm lãi suất đến ba lần trong năm nay đã bắt đầu phát huy tác dụng, theo đó sẽ giúp ngăn sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung mới có dấu hiệu "hạ nhiệt". Cơ quan này cũng dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2020, ít nhất là cho tới sau kỳ bầu cử tổng thống.
Cụ thể, năm 2019, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ tăng 2,2%, tiếp đó sẽ tăng 2% trong 2020, tăng 1,9% trong năm 2021 và 1,8% trong năm 2022, tuy thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 3% mà ông Trump đề ra khi mới lên cầm quyền, nhưng cũng chưa đến mức tăng trưởng âm như một số nền kinh tế khác đang phải trải qua.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được FED dự báo duy trì ở mức 3,5% trong 2020 và tăng 3,6% trong 2021, còn tốc độ lạm phát được dự báo chỉ tăng 1,9% trong 2020 và 2% trong hai năm kế tiếp. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp nhất trong 50 năm và thị trường việc làm tăng trưởng mạnh trong tháng 11 vừa qua.
Dựa trên những dự báo này, FED cho biết sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ trong ít nhất là năm 2020. Có đến 13/17 nhà hoạch định chính sách tiền tệ của FED cho rằng mức lãi suất hiện tại sẽ duy trì cho tới ít nhất năm 2021, bốn người còn lại dự báo có một lần tăng.
Đây là một sự thay đổi đáng kể trong định hướng chính sách tiền tệ, khi trước đó tại cuộc họp tháng 9/2019, các quan chức FED bị chia rẽ về những gì có thể xảy ra trong năm 2020, trong đó 8 thành viên dự báo không thay đổi, 9 thành viên dự báo có khả năng nâng lãi suất ít nhất một lần và một thành viên thậm chí dự báo đến ba đợt nâng lãi suất.
Đối với năm 2021, biểu đồ điểm (dot plot) của FED cũng giảm dự báo so với trước đây, khi cho thấy chỉ có ít nhất một hoặc hai đợt nâng lãi suất. Theo đó, mức trung vị về kỳ vọng lãi suất của FED sẽ ở mức 1,6% trong năm 2019 và 2020, sau đó có thể tăng 1,9% trong năm 2021, thấp hơn dự báo trước đó là 2,1%.
Chủ tịch FED là Jerome Powell cho rằng, FED cần phải chứng sự gia tăng liên tục của lạm phát trước khi tăng lãi suất một lần nữa. FED đã phải cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay để bù đắp cho việc tăng lãi suất quá nhiều lần vào cuối năm 2018, một động thái khiến kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán diễn biến tiêu cực.
Do đó, việc giảm thêm hoặc tăng lãi suất trở lại trong năm sau dường như là quá sớm, nhất là trong tình hình Mỹ - Trung vừa thống nhất ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào đầu năm sau.
Theo Gia Lê/doanhnhansaigon.vn
Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020 Ngày 17/12, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại Dallas nhận định tỷ lệ lãi suất sẽ không thay đổi trong năm 2020 trong khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chủ tịch Fed tại Dallas: Tỷ lệ lãi suất sẽ không đổi trong năm 2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trả lời phóng...