FE CREDIT mở rộng hợp tác với các trường đại học, tạo cơ hội phát triển cho sinh viên
Với mong muốn mở ra cơ hội học hỏi, định hướng nghề nghiệp cho thế hệ học sinh – sinh viên, đặc biệt là để giúp thế hệ trẻ có thêm thực tiễn về ngành tài chính.
FE CREDIT đẩy mạnh hợp tác với nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2022. Đây là hoạt động thuộc chiến lược phát triển nguồn nhân lực mà Khối Quản Trị Nguồn Nhân Lực của FE CREDIT hướng tới trong dài hạn.
Theo đó, giữa tháng 8 vừa qua, FE CREDIT đã thành công ký kết hợp tác chiến lược với Trường Cao Đẳng Sài Gòn (SaigonTech) – 1 Silicon Center lâu đời nhất của Việt Nam. Sự hợp tác này hứa hẹn sẽ gia tăng các hoạt động liên quan đến hợp tác giáo dục giữa FE CREDIT và Trường Cao Đẳng Sài Gòn, tạo cơ hội tiếp cận đến các bạn sinh viên của trường; đặc biệt là nhóm sinh viên khối ngành Công Nghệ Thông Tin và Tài Chính – Kế Toán; tạo tiền đề mang nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết cho thị trường lao động nói chung và các công ty tài chính như FE CREDIT nói riêng.
Với sự hợp tác này, sinh viên Trường Cao Đẳng Sài Gòn sẽ có cơ hội sớm tiếp cận với trong các chương trình thực tập, tuyển dụng của FE CREDIT, được trải nghiệm môi trường doanh nghiệp thực tế. Ngoài ra, FE CREDIT sẽ cùng với trường định hướng, xây dựng các chương trình đào tạo, chuỗi hội thảo chia sẻ nghiệp vụ, phối hợp cùng nhau trong hoạt động hướng nghiệp và phát triển kỹ năng cho sinh viên nhằm truyền tải các kiến thức từ thực tiễn về Công Nghệ Thông Tin hay Tài Chính – Kế Toán và tạo cơ hội cho các bạn có dịp cọ sát, trao đổi với đội ngũ chuyên gia nhân tài hàng đầu từ FE CREDIT.
Tại FE CREDIT, con người luôn là nhân tố tất yếu trong định hướng phát triển & hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty tự hào sở hữu đội ngũ nhân sự, chuyên gia đa quốc gia, với chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin, tài chính, quản trị mạng và big data… Việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các trường đại học, cao đẳng trong thời gian tới sẽ giúp củng cố chất lượng nhân sự tại công ty và mang lại cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên hơn nữa.
Video đang HOT
Chia sẻ về quyết định hợp tác, ông Phạm Mạnh Khôi – Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực FE CREDIT, cho biết: “FE CREDIT đánh giá cao về thực lực của ứng viên khi tuyển dụng nhân sự hơn là bằng cấp nên sinh viên các trường đại học, cao đẳng hoàn toàn có thể an tâm khi ứng tuyển vào công ty. Chúng tôi rất cảm ơn Trường Cao Đẳng Sài Gòn đã tạo cơ hội để FE CREDIT tiếp cận gần hơn sinh viên của trường cũng như có thể phối hợp cùng nhau trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay trong đó có FE CREDIT”.
Vượt ra ngoài các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, FE CREDIT đã liên tục hỗ trợ & đào tạo các tài năng trẻ bằng cách duy trì quan hệ đối tác chiến lược và sự hợp tác với các tổ chức giáo dục hàng đầu. Công ty liên tục cung cấp các chương trình và nền tảng khác nhau, gần đây nhất là chương trình thực tập Finternship 2022 và chương trình Đào tạo Functional Speed Dating – đồng hành cùng VOCO Center để đào tạo và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho các bạn sinh viên sắp ra trường, tăng cường sự phát triển cá nhân và định hướng nghề nghiệp cho các bạn.
Trăn trở việc học sinh lớp 10 được tự do chọn 4 trong 9 môn học theo nhóm
Theo thầy Nguyễn Công Sở, đổi mới chương trình phổ thông thì ngay từ giờ học sinh lớp 10 đã phải chọn môn học phục vụ cho cả định hướng nghề nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa có phương án thi và tuyển sinh năm 2025 thế nào.
Một trong những điểm đáng chú ý là chương trình lớp 10, trước đây theo quy định, học sinh học 7 môn và hoạt động bắt buộc. 5 môn học khác sẽ được lựa chọn từ ba nhóm (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Nhóm môn Khoa học Xã hội (KHXH) gồm Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); Khoa học Tự nhiên (KHTN) gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học; Công nghệ và Nghệ thuật (CN&NT) gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.
Hiện giờ, khi môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc, học sinh được chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn bất kỳ và không có sự ràng buộc nào giữa các nhóm môn, tức là học sinh thích chọn môn nào cũng được.
Trao đổi với PV Infonet, thầy Nguyễn Công Sở - Trường THPT Lê Văn Thiêm (quận Long Biên, TP Hà Nội) cho rằng từ khi xây dựng chương trình GDPT 2018 đến bây giờ, khi điều chỉnh đã cho thấy sự lúng túng nhất định của chương trình này. Tuy nhiên, việc điều chỉnh ở thời điểm này cũng có chiều hướng tốt hơn.
"Trước đây theo quy định, học sinh học 7 môn và hoạt động bắt buộc, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.
5 môn học khác sẽ được lựa chọn từ ba nhóm (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn): Nhóm môn Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); Khoa học Tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Tức là học sinh muốn học thiên hướng khối A: Lý, Hóa, Sinh nhưng vẫn phải chọn 1 môn ở nhóm Khoa học xã hội và 1 môn ở nhóm Công nghệ và nghệ thuật.
Hiện giờ học sinh được chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn bất kỳ tạo lợi thế cho học sinh.
Bởi lẽ, thí sinh muốn theo đuổi các môn học theo xu hướng Khoa học tự nhiên để xét đại học sẽ chọn Lý, Hóa, Sinh luôn để đáp ứng đầu ra của học sinh", thầy Sở nói.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo thầy Sở thì vẫn còn những bất cập nhất định: "Với trường công hiện nay, Ban giám hiệu phải tìm cách dàn trải để "tìm" việc cho giáo viên các môn học không được nhiều học sinh lựa chọn.
Đơn giản như ở Hà Nội, xu hướng chọn khối KHTN sẽ nhiều hơn nên giáo viên các môn KHXH, môn Tin, công nghệ bất lợi... vì không có nhiều học sinh lựa chọn. Hay, nếu giải quyết việc làm cho giáo viên công nghệ thì học sinh học môn Tin học sẽ không được học nữa, đó là vấn đề khá bất cập, khó đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện mà chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đề ra nhằm hình thành các các năng lực phẩm chất người học (5 phẩm chất, 10 năng lực).
Một vấn đề thiếu thực tiễn khó có tính khả thi trong xây dựng chương trình phổ thông mới nữa là việc đưa các môn nghệ thuật vào khi giáo viên THPT không có sẵn, học sinh lại không có cơ hội chọn thêm môn nghệ thuật (khi các môn học lựa chọn còn lại chỉ chọn có 4 môn) nên hiển nhiên nhiều trường gần như "khai tử" môn này.
Thầy Sở nêu quan điểm, "đổi mới chương trình phổ thông là vì học sinh, lấy học sinh là trung tâm", nhưng thực tế chưa hẳn như vậy khi các trường tự xây dựng "menu" cho phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên trước, chọn nhóm môn và học sinh buộc phải lựa chọn chứ không phải học sinh được tự chọn".
Mặt khác, thầy Sở phân tích, đổi mới chương trình phổ thông ngay từ giờ học sinh lớp 10 đã phải chọn môn học phục vụ cho cả định hướng nghề nghiệp sau này. Ví như lớp 10 chọn các môn học theo xu hướng KHXH, nhưng sau này lại muốn sang khối có xu hướng KHTN thì không còn cơ hội sửa sai nữa vì đã chọn môn từ lớp 10 rồi.
Trong khi hiện nay việc các trường đại học xét tuyển thế nào trong năm 2025 (lứa học sinh lớp 10 năm nay) thì chưa có quy chuẩn.
"Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học phải có phương án về tuyển sinh 2025 cho lứa lớp 10 năm nay vì hiện nay đang giải quyết việc học trong khi thi thế nào thì chưa nói rõ", thầy Nguyễn Công Sở kiến nghị.
"Thực tế thì việc xét tuyển bằng học bạ chưa tạo được niềm tin nên nhiều trường đại học tổ chức thi đánh giá năng lực riêng, đòi hỏi kiến thức toàn diện, trong khi bậc phổ thông cắt giảm nhiều nội dung không thể toàn diện cũng là những điều đáng lo ngại...", thầy Sở nói thêm.
Báo Phụ nữ Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác Chiều ngày 2/8, tại Học viện Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2027 giữa Báo Phụ nữ Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Thục Hạnh, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam và PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, ký...