FDA sẽ dùng blockchain để theo dõi nguồn cung cấp thuốc?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA) muốn chắc chắn các loại thuốc giả hay kém chất lượng ‘không tìm được đường’ đến bệnh viện và nhà thuốc bằng cách sử dụng giải pháp công nghệ đang rất ‘hot’ hiện nay là blockchain.
Cơ quan này đã đưa ra một chương trình thí điểm dự kiến sẽ cho đăng ký vào ngày 11/3 sắp tới cho phép các chuỗi cung ứng thuốc tham gia thử nghiệm. FDA không nêu cụ thể công nghệ được sử dụng nhưng có đề cập đến thuật ngữ blockchain. Đây có vẻ là một công nghệ phù hợp để theo dõi nguồn gốc hợp pháp của thuốc hay thực phẩm.
FDA sẽ dùng blockchain để theo dõi nguồn cung cấp thuốc?
Làm sao blockchain có thể theo dõi nguồn cung cấp thuốc? Bạn có thể hiểu như thế này. Khi một công ty tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc, với mỗi giao dịch sẽ tạo ra ID duy nhất. ID này được gán với một chuỗi hash (ID) ban đầu và nó không thể bị thay đổi được (nhưng thêm vào thông tin giao dịch được).
Tiếp theo nhà cung ứng thuốc có thể thêm một giao dịch là đã chuyển cho một bệnh viện nào đó (thông tin này được tiếp nối vào giao dịch sử dụng ID được tạo ban đầu, và nó cũng được cập nhật theo thời gian thực), cứ như vậy các giao dịch có thể được tạo tiếp theo,…
Video đang HOT
Nhờ đặc điểm như vậy nên FDA hay các tổ chức liên quan có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của từng lô thuốc và tính minh bạch được đảm bảo tối đa.
Đây chỉ là bước đầu thử nghiệm việc áp dụng công nghệ vào quy trình quản lý thuốc. Hệ thống này có thể phải đến năm 2023 mới có thể được áp dụng rộng rãi do còn vướng phải luật bảo mật chuỗi cung ứng thuốc còn hiệu lực.
Có thể nói, một công nghệ như blockchain sẽ làm giảm nguy cơ các loại thuốc nguy hiểm len lõi vào bệnh viện. Nó có thể ngăn cản các nhân viên và nhà cung cấp lừa đảo bán thuốc cho những người không thực sự cần nó.
Theo FDA
Phát triển chip modem riêng, Apple đang chuẩn bị cắt đứt với Intel?
Reuters đưa tin Apple đang lên kế hoạch tự thiết kế và sản xuất chip modem trên thế hệ iPhone tiếp theo, để chấm dứt sự phụ thuộc vào Intel.
Nếu thành công, 'Táo Khuyết' sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất rất lớn và tránh được những tranh chấp pháp lý ngoài mong muốn như với Qualcomm.
Ảnh minh họa: Vox
Theo Reuters, Apple sẽ tự thiết kế và sản xuất chip modem viễn thông riêng cho thế hệ iPhone tiếp theo. Động thái nhằm chuẩn bị cho sự chia tay với Intel, đối tác cung cấp chip modem thay Qualcomm, để tự sản xuất thiết bị di động độc lập.
Nguồn tin của Reuters tiết lộ nhóm phát triển chip modem mới của Apple đang được điều hành bởi Phó Chủ tịch phần cứng công nghệ Johny Srouji. Ông Srouji gia nhập "Táo Khuyết" vào năm 2004 và đã góp công lớn cho sự ra đời của thế hệ chip xử lý tự sản xuất đầu tiên, Apple A4. Kể từ đó, ông đã giữ vai trò giám sát quá trình sản xuất chip xử lý dòng A, bao gồm Apple A12 và A12X trên các mẫu iPhone và iPad 2018.
Trước đó, trách nhiệm phát triển chip modem tại Apple được giao cho Dan Ricco, Giám đốc kỹ thuật iPhone, iPad và máy tính Mac. Tuy nhiên, bộ phận của ông Ricco tập trung nhiều hơn vào việc quản lý chuỗi cung ứng và làm việc trên những linh kiện do đối tác bên ngoài sản xuất. Việc nhóm nghiên cứu chuyển hướng sang thiết kế và phát triển linh kiện nội bộ là tín hiệu cho thấy Apple muốn tránh sự phụ thuộc vào công ty khác trong tương lai.
Trong những năm gần đây, Apple đã dính vào hàng loạt cuộc chiến pháp lý tốn kém và phức tạp với nhà sản xuất chip di động hàng đầu, Qualcomm. Tranh chấp đó khiến Apple phải cắt đứt với Qualcomm và thay thế dần bằng chip modem Intel trên các mẫu iPhone gần đây.
CEO Apple Tim Cook công bố kế hoạch xây dựng trụ sở mới hồi năm 2016. Ảnh: CBS News
Cuối năm ngoái, Apple tuyên bố sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tuyển dụng tại San Diego, nơi Qualcomm đặt trụ sở. "Nhà Táo" tuyên bố sẽ đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu mới và thuê thêm 20.000 nhân lực có tay nghề cao trong nhiều lĩnh vực.
Reuters nhận định rằng chiến lược của Apple để đạt lợi thế cạnh tranh và sản xuất sản phẩm chất lượng cao là kiểm soát tối đa công nghệ gốc và tự sản xuất linh kiện. Từ đó, biểu tượng công nghệ Mỹ có thể tìm ra thiết kế phù hợp để tối ưu hóa sức mạnh trên thiết bị. Phó Chủ tịch marketing Phil Schiller đã khẳng định điều này khi lý giải về cách iPad Pro 2018 đạt hiệu suất kỷ lục trên con chip Apple A12X vào năm ngoái.
Rõ ràng đây chỉ là một bước trong chiến lược phát triển dài lâu của Apple. Cuối tháng 1.2019, công ty cũng tuyển mộ một Giám đốc điều hành công nghệ pin của Samsung và khả năng rất cao là công ty sẽ tự sản xuất pin Lithium-Ion. Bên cạnh đó, công ty cũng được cho là đang nghiên cứu trên CPU mới, để thay thế CPU Intel trên các mẫu máy tính Mac.
Tuy nhiên, quá trình phát triển chip modem của Apple có thể sẽ mất rất nhiều năm. Sự thống trị hiện nay trên thị trường chip di động của Qualcomm đóng một phần quan trọng, công ty nắm số lượng lớn bằng sáng chế. Hiện tại, chúng ta mới chỉ biết đó là dự định trong tương lai của "Nhà Táo", nhưng chưa rõ khi nào mới trở thành hiện thực.
Theo Ars Technica
Ứng dụng theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng bằng AI Welthungerhilfe, một trong những tổ chức viện trợ tư nhân lớn nhất của Đức, vừa phối hợp với chương Hành động chống đói của Ấn Độ ra mắt một ứng dụng có tên là Child Growth Monitor, giúp theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Ứng dụng sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo của Microsoft để theo dõi sự...