FBI có thể nghe lén các cuộc hội thoại trên Skype và các kết nối internet khác
Sau khoảng thời gian chuẩn bị lên tới 4 năm và chi phí 54 triệu USD, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cuối cùng cũng đã sẵn sàng cho việc ra mắt đơn vị chuyên trách có khả năng giám sát và theo dõi các cuộc nói chuyện trên Skype cũng như trên các kết nối Internet khác.
Theo đó, đơn vị có tên gọi Trung tâm Hỗ trợ truyền thông nội địa (DCAC) này được thành lập với sự hợp tác giữa Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cục cảnh sát Hoa Kì (US Marshals Service) và Lực lượng phòng chống ma túy Hoa Kì. DCAC hoạt động bí mật, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển những công nghệ, thiết bị hiện đại có khả năng giám sát, “nghe lén” các cuộc nói chuyện trên Internet và mạng không dây. Nhờ đó, cơ quan điều tra có thể theo dõi và lần ra manh mối cũng như vị trí của các nghi phạm khi chúng dùng công nghệ tối tân để liên lạc, trao đổi thông tin với nhau.
Theo FBI, trong khi công nghệ ngày càng phát triển, tội phạm ngày càng có nhiều phương thức truyền tin khôn ngoan và tinh vi hơn thì việc thành lập một trung tâm như DCAC là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cũng không ít người lo ngại liệu quyền riêng tư, bảo mật của các cá nhân trên Internet có thể bị xâm phạm khi những thiết bị nghe trộm như thế này bị ai đó sử dụng sai mục đích?
Kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp thông qua Internet từ lâu đã trở thành hoạt động ưu tiên hàng đầu của FBI. Vào tháng 1 năm nay, FBI đã tiết lộ kế hoạch phát triển một ứng dụng có khả năng theo dõi thông tin được đăng tải trên các mạng xã hội như Twitter hay Facebook để từ đây họ có thể phát hiện ra những nguy cơ đe doa có thể xảy ra bởi tin tặc hay khủng bố. Đặc biệt, những thông tin này đều được định vị trên bản đồ giúp cơ quan điều tra dễ dàng lần ra vị trí của nghi phạm.
Tới đầu tháng 5 năm nay, FBI đã âm thầm gặp mặt các công ty như Facebook, Skype,…các nhà cung cấp dịch vụ email, trò chuyện tức thời (IM) hay gọi VoIP…để yêu cầu họ thay đổi mã nguồn chương trình. Nhờ điều này mà FBI có thể thực hiện việc “nghe trộm” được một cách dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Theo ICTnew
Liệu có nên đọc cốt truyện khi chơi game online
Từ trước tới nay, cốt truyện vốn là nội dung thường bị game thủ Việt "làm ngơ" mỗi khi chơi game online và thậm chí, người chơi còn chẳng cần phải đọc bất cứ đoạn tóm tắt nào vẫn có thể giải quyết nhiệm vụ một cách phăng phăng. Họ đã quá quen với việc click chuột thật nhanh để bỏ qua các đoạn hội thoại của nhân vật và thậm chí, ở một số game online, plug-in được cài thêm vào còn giúp cho nhân vật... bỏ qua luôn được những đoạn hội thoại này để chuyển sang làm nhiệm vụ luôn. Như vậy, phải chăng chúng ta đang ngày càng lãng quên đi các câu chuyện mà những người sản xuất game muốn gửi tới người chơi, để rồi qua đó đánh mất đi một thú vui khá "tao nhã" mỗi khi tham gia vào thế giới ảo.
Cốt truyện trong game online quá chán
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao cốt truyện đang ngày càng bị lãng quên trong game online và một phần của việc này đến từ chính bản thân tựa game đó, khi mà cốt truyện của nó quá chán. Nếu như ở các tựa game PC, người chơi được dẫn dắt vào một cốt truyện hết sức liền mạch, từng bước trải nghiệm, chiến đấu với quái vật để bảo vệ con người hay tham gia vào cuộc chiến với một mục đích cao cả thì điều này lại không có được trong game online.
Ở các game online Trung Quốc đang được phát hành rất nhiều ở nước ta, người chơi rất khó để hiểu được cốt truyện của game bởi nó không chỉ rõ được tại sao họ phải tham gia vào nhiệm vụ này, quái vật cần đánh là ai, gây nguy hại gì và điều này cứ diễn ra triền miên. Dần dần, người chơi mất dần đi cảm giác khám phá, không còn hứng thú với việc đọc truyện vì nó quá rời rạc hay thậm chí là có đôi phần "nhảm nhí". Qua đây, chúng ta cũng phải công nhận rằng cốt truyện game online cũng chưa được NSX quan tâm và đầu tư, xây dựng chặt chẽ, thu hút lắm.
Nhiệm vụ không dẫn dắt được cốt truyện
Đây chính là nguyên nhân chính khiến game thủ Việt không cần quan tâm đến cốt truyện trong game online, khi mà việc họ thực hiện các nhiệm vụ quá đơn giản và không cần phải đọc hiểu bất cứ nội dung gì bởi chỉ cần click chuột theo chỉ dẫn sẵn có là nhân vật đã tự động chạy đến chỗ để đánh quái rồi.
Người chơi bấm vào chỉ dẫn sẵn có là sẽ tự di chuyển đến nơi đánh quái.
Điều đáng nói hơn là các nhiệm vụ này cũng chỉ được xây dựng cực kỳ nhàm chán khi chỉ được xây dựng xung quanh việc... "đánh quái". Như vậy, game thủ sẽ chỉ cần biết địa điểm của con quái (có chỉ dẫn sẵn) rồi chạy đến đấy đánh nó mà thôi, họ sẽ chẳng cần phải quan tâm, đọc theo cốt truyện để phát hiện thêm các quest ẩn hay những nhân vật phụ để kiếm thêm trang bị hay phần thưởng giá trị.
Khi chơi một game offline, nếu không đọc cốt truyện thì chắc chắn, bạn sẽ phải mất tới hàng giờ đồng hồ để đến nơi hay thậm chí là không thể tìm được đường đi, không thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng những thứ này lại có sẵn trong game online. Nhờ các phần mềm Auto cũng như NSX đã tích hợp sẵn tính năng tìm đường, người chơi có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ.
Game online không thể cho bạn được một kết thúc "viên mãn".
Hơn thế nữa, các nhiệm vụ trong game online lại có giới hạn và không thể dẫn người chơi đến một... cái kết. Đây là vấn đề cực lớn khi game online không có "phá đảo" nên các nhiệm vụ dẫn theo cốt truyện sẽ bị đứt giữa chừng, vậy thì câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người chơi có thể cảm thấy hài lòng với một cốt truyện đơn điệu về nội dung, nhàm về hình thức và không thể đưa ta đến một kết thúc viên mãn như vậy. Rõ ràng là từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể yên tâm mà bỏ qua cốt truyện của game online bởi dù có theo đọc nó thì cũng chẳng đi đến đâu cả?
Vẫn có những trường hợp ngoại lệ
Như đã nói ở trên, đa số game online đều "không đáng" để chúng ta đọc hiểu cốt truyện nhưng cũng không phải là không có những trường hợp ngoại lệ. Tất nhiên, các game online đáng để chúng ta lần theo dấu vết về nội dung thì đa số đều không được phát hành ở Việt Nam mà chỉ có một số cá nhân "tạm chấp nhận được" như Hiệp Khách Giang Hồ hay Lineage II (server private). Tất nhiên, các game online này đều không có Auto hay hệ thống tự tìm đường, hơn thế nữa, việc train quái sẽ trở nên khá gian khổ khi level cao nên người chơi bắt buộc phải "vịn" vào các nhiệm vụ.
Nếu chịu khó, chúng ta có thể vươn đến những MMORPG có tầm xa hơn đang được phát hành trên thế giới, đặc biệt là các game lấy bối cảnh những thế giới giả tưởng trong truyền thuyết Châu Âu, nơi mà con người phải chiến đấu với những con quái vật hung dữ để sinh tồn. Một vài tựa game đáng để bạn tham khảo khi sở hữu cốt truyện ly kỳ, bám sát như World of WarCraft hay Lord of the Rings Online.
Theo Game Thủ
Bí mật thời học trò của Hồng Phượng Trong chương trình "Ai thông minh hơn học sinh lớp 5" phát vào tối thứ 5, ngày 29-04, có đoạn hội thoại như sau: MC Thanh Bạch: Xin chào các bạn, đây là cô gái có tên Hồng Phượng, 21 tuổi, người tham dự chương trình. Xin hỏi bạn (quay sang Hồng Phượng) "hồi xưa đi học bạn có quay cóp" không? Người...