FBI bất ngờ hợp tác với trang Have I been Pwnd, giúp hỗ trợ điều tra các vụ đánh cắp mật khẩu
Dự án mã nguồn mở Have I Been Pwnd (HIBP) chuyên hỗ trợ người dùng kiểm tra xem tài khoản của họ có bị xâm phạm hay không nay sẽ bắt tay hợp tác với FBI để điều tra các vụ đánh cắp mật khẩu.
Mới đây, chủ nhân trang web Have I Been Pwnd (HIBP), Troy Hunt đã vui mừng thông báo về việc họ sẽ hợp tác chặt chẽ với FBI để điều tra các vụ đánh cắp mật khẩu và giờ đây nó đã chính thức trở thành một dự án mã nguồn mở.
HIBP là một trang web cho phép bạn kiểm tra xem chi tiết đăng nhập và mật khẩu của bạn có bị xâm phạm hay không. Tầm quan trọng và sự phổ biến của bảo mật trực tuyến là điều không phải ai cũng biết và quan tâm. Nhưng kể từ khi có trang web HIBP, số người quan tâm hơn tới bảo mật dữ liệu cá nhân đã tăng lên đáng kể.
Video đang HOT
Hunt chia sẻ trên blog, trang web của anh có gần 1 tỷ yêu cầu kiểm tra tài khoản mỗi tháng.
Có lẽ bởi sự phổ biến ngày càng lớn của trang web này nên nó đã “lọt vào mắt xanh” của FBI. Cục điều tra Liên bang Mỹ rõ ràng có lý do để cộng tác với HIBP và ngược lại. Thông qua lượng dữ liệu tổng hợp và lưu trữ ngày càng lớn của HIBP, FBI có thể dễ dàng mở rộng phạm vi điều tra và khoanh vùng những kẻ tấn công và đánh cắp mật khẩu của người dùng.
Theo Hunt giải thích, FBI sẽ có thêm dữ liệu để điều tra trên không gian mạng, từ ransomware, lạm dụng trẻ em đến khủng bố.
Mật khẩu bị đánh cắp thường sẽ được các tổ chức tội phạm khai thác để trộm cắp tài sản của cá nhân hoặc tổ chức và như Hunt chia sẻ: “Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể làm điều gì đó có ý nghĩa để chống lại điều đó?”
Trang web hiện đã trở thành mã nguồn mở, cho phép truy cập thông qua .NET Foundation để những người khác có thể đóng góp vào dự án và giúp toàn bộ quá trình tìm kiếm mật khẩu bị xâm phạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Hunt lần đầu tiên công bố ý định biến trang web của mình thành một không gian mã nguồn mở vào tháng 8 năm ngoái. Hunt hiện đang yêu cầu các bên giúp phát triển lộ trình nhập dữ liệu cho HIPB.
Mạng lưới y tế và khẩn cấp của Mỹ dính ransomware
Cuộc tấn công ransomware làm rối loạn hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ireland không phải là một sự cố đơn lẻ khi mạng lưới y tế và khẩn cấp của Mỹ cũng dính phải cùng mã độc hại này.
Các cuộc tấn công mã độc tống tiền ngày càng xuất hiện nhiều
Theo Engadget , báo cáo từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ - FBI cho biết rằng nhóm ransomware đứng đằng sau vụ tấn công vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ireland cũng nhắm mục tiêu ít nhất 16 mạng chăm sóc sức khỏe và khẩn cấp, bao gồm cảnh sát và trung tâm điều phối 911 của Mỹ.
Nhóm này đã sử dụng ransomware Conti để đánh cắp các tập tin, mã hóa hệ thống và gây áp lực buộc nạn nhân phải thanh toán thông qua một cổng thông tin nếu không các dữ liệu của họ bị bán hoặc xuất bản trực tuyến. FBI không xác định danh tính các nạn nhân hoặc cho biết liệu họ có trả tiền chuộc hay không.
Ransomware Conti được cho là nằm dưới sự kiểm soát của băng nhóm tội phạm mạng Wizard Spider đóng tại Nga. Mã chia sẻ một số kết nối với phần mềm tống tiền Ryuk và thậm chí sử dụng các kênh phân phối của phần mềm độc hại đó.
Các thủ phạm đứng sau vụ tấn công ở Ireland đã phát hành một trình giải mã miễn phí sau khi nhận ra bản chất của nạn nhân, nhưng họ vẫn nói rằng sẽ phát hành hoặc bán dữ liệu. Ban đầu chúng đã yêu cầu một khoản tiền chuộc. Các chuyên gia cho rằng những hoạt động trả tiền chuộc để lấy dữ liệu có thể vô tình khuyến khích các cuộc tấn công ransomware diễn ra nhiều hơn trong tương lai.
Mỹ truy tố một phụ nữ giúp phát triển phần mềm độc hại Trickbot Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã buộc tội một phụ nữ Latvia vì vai trò của cô này trong việc phát triển phần mềm độc hại Trickbot lây nhiễm hàng triệu máy tính với mục tiêu là các trường học, bệnh viện và chính phủ. Alla Witte là một thành viên của Trickbot Group Theo Theverge , DOJ cáo buộc Alla Witte là...