Fanpage giải bóng đá Nhật Bản bị hack, livestream bán hàng
Đây không phải lần đầu những tài khoản Facebook có dấu tick xanh bị chiếm đoạt để phát livestream bán hàng.
Sáng 18/12, trang Facebook chính thức của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản ( J.League) đã bị chiếm quyền, trở thành nơi phát các video livestream bán hàng.
Trang Facebook có tên “J.League (Japan Professional Football League)/J” đổi ảnh đại diện thành ảnh của một thanh niên vào khoảng 15h ngày 18/12. Các bình luận cho bức ảnh này đều bằng tiếng Việt.
Tài khoản chính thức của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản bị chiếm quyền, đăng các video bán hàng.
Phần bảng tin của trang trong ngày 18/12 đăng hơn 10 video livestream bán hàng của người Việt, với đủ các loại hàng hóa từ quần áo, thực phẩm tới mỹ phẩm. Các video này đều có hàng trăm lượt cảm xúc, bình luận.
Bài gần nhất có chủ đề về bóng đá được đăng tải vào lúc 23h ngày 17/12, là video các bàn thắng ấn tượng nhất ở vòng 33, giải J1 League, là giải đấu bóng đá cao nhất của Nhật Bản. Từ 8h sáng 18/12, các video livestream đã được đăng tải hàng loạt trên tài khoản này.
Trang Facebook nói trên là một trong 4 kênh mạng xã hội chính thức, được đăng tải trên trang web của J.League. Zing đã liên hệ với tổ chức này qua các tài khoản Instagram, Twitter nhưng chưa nhận được câu trả lời về lý do tài khoản Facebook bị chiếm quyền.
Trước đó, vào tháng 7, trang Facebook của của cựu trung vệ Chelsea Ivanovic cũng bị chiếm quyền, biến thành một fanpage livestream bán hàng. Người giữ tài khoản này sau đó còn phát video thách thức ai đủ khả năng cứ lấy lại tài khoản.
Video đang HOT
Đồng thời, nhân vật chính của buổi livestream cũng tuyên bố sẽ chặn tất cả tài khoản có yêu cầu tương tự. Cảnh nền của video livestream có dòng chữ “Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Dịch vụ Hoàng Gia”.
Trong nhiều bài đăng sau đó, người quản lý trang này tiếp tục đăng tin giả, lừa gạt người hâm mộ Ivanovic. Theo đó, ngày 1/8, fanpage này đăng tải bài viết kèm hình ảnh thông báo Ivanovic đã lấy lại được tài khoản Facebook.
Zing liên hệ đại diện Facebook Việt Nam, đặt câu hỏi về chính sách bảo mật của mạng xã hội này. Đáp lại, Facebook giữ im lặng.
Fanpage của cầu thủ Ivanovic bị chiếm quyền điều khiển để livestream bán hàng. .
Cùng ngày 2/8, Facebook lặng lẽ “gỡ” tick xanh trên fanpage của Ivanovic. Đây được xem là động thái duy nhất mà mạng xã hội này can thiệp khi chính người dùng của họ bị tấn công.
Trong khoảng thời gian vài tháng tới nay, hàng loạt trang Facebook có tick xanh của các nghệ sĩ, người nổi tiếng nước ngoài cũng bị chiếm quyền để phát video bán hàng.
“Đa phần các quảng cáo livestream trên Facebook hiện nay là hình thức rửa tiền của các hacker”, Huỳnh Đông, một người có kinh nghiệm nhiều năm trong giới chạy quảng cáo Facebook tại Việt Nam nhận định.
Theo ông Đông, dân trong ngành gọi đây là chạy quảng cáo invoice (hóa đơn). Các tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp, công ty nước ngoài sẽ bị hacker chiếm quyền truy cập. Sau đó, chúng được bán lại cho những shop online tại Việt Nam với chiết khấu rẻ hơn.
Những tài khoản này được hack bằng nhiều cách khác nhau từ quét mật khẩu theo email đến các web lừa đăng nhập, đánh cắp thông tin.
Dù được xác nhận bởi Facebook, các tài khoản mang tick xanh không được mạng xã hội bảo vệ, hỗ trợ trực tiếp. Hacker vẫn có thể chiếm quyền đăng nhập và đăng tải nhiều thông tin cá nhân. Theo Facebook, tick xanh chỉ có nghĩa tài khoản đã được xác nhận chính chủ dành cho người của công chúng, người nổi tiếng hoặc các nhãn hiệu toàn cầu mà tài khoản đại diện.
Nhờ livestream bán hàng, cựu CEO từng phá sản này đã trả hết khoản nợ 58 triệu USD trong 2 năm
Tuy nhiên ông còn phải chăm chỉ làm việc và livestream để trả nốt khoảng 27 triệu USD tiền nợ nữa.
Luo Yonghao là người sáng lập công ty sản xuất điện thoại Smartisan ở Trung Quốc. Ông từng là hiện tượng mạng với các tuyên bố nổi tiếng như "mua lại Apple, xóa sổ iPhone". Tuy nhiên, sản phẩm bán ra không đạt được doanh số như mong đợi, công ty phá sản. Tháng 11/2019, doanh nhân sinh năm 1972 này thậm chí còn bị tòa án Trung Quốc cấm sử dụng các dịch vụ đi lại như máy bay, tàu cao tốc và ở khách sạn đắt tiền, cho tới khi trả hết khoản nợ hơn 600 triệu nhân dân tệ (khoảng 85 triệu USD).
Sau phán quyết của tòa án, Luo đã đăng tải lên mạng xã hội Weibo một bài viết với tựa đề "Lời thú tội của một CEO nợ nần", có nội dung xin lỗi các nhà đầu tư và chủ nợ, hứa hẹn sẽ trả hết tiền trong tương lai. Lúc đó, mọi người chỉ nghĩ rằng đây là lời hứa suông, bởi chỉ một phần nhỏ trong con số 85 triệu USD cũng khiến một người bình thường làm cả đời không đủ, chưa nói tới người đã bị rơi vào khốn cảnh như Luo.
Luo Yonghao từng rất kiêu ngạo và thích "nổ".
Thế nhưng, vị cựu CEO này dường như đã chứng minh rằng mình nói được làm được. Một thời gian sau khi vỡ nợ, ông bắt đầu lên mạng livestream. Nghề mới khá thành công khi nhờ sự nổi tiếng (hoặc tai tiếng) của ông trong quá khứ, không ít buổi livestream đã mang lại doanh số bán hàng lên tới hàng triệu USD.
Và mới đây hôm 23/9, chia sẻ trong một talk show, Luo Yonghao cho biết cho biết khoản nợ 85 triệu USD từ cuối năm 2018 của mình đã trả xong gần 58 triệu USD.
"Nếu không có tai nạn xảy ra thì năm sau sẽ trả gần hết. Sau khi tất cả các khoản nợ của tôi thực sự được trả hết, một bộ phim tài liệu có thể sẽ được thực hiện để kỷ niệm cuộc hành trình kỳ lạ này. Tôi đã nghĩ kỹ, nó sẽ tên là 'Chân Hoàn Truyện' (tạm dịch: Câu chuyện về hành trình trở về)", Luo Yonghao chia sẻ.
Luo Yonghao đã trả hết 2/3 khoản nợ khổng lồ 85 triệu USD của bản thân.
Có thể nói, trong việc Luo Yonghao có khả năng trả phần lớn món nợ khổng lồ mà người thường không thể tưởng tượng được trong thời gian ngắn, các chương trình phát sóng trực tiếp bán hàng thương mại điện tử góp công đầu. Bởi chỉ trong tháng 4 năm nay, tổng số tiền thu được từ việc giao hàng trực tiếp từ các buổi livestream đã vượt quá 110 triệu nhân dân tệ và lượng người xem tích lũy cũng đã vượt quá 48 triệu người.
Còn nếu tính từ đầu năm tới tháng 8 năm nay, lợi nhuận qua các buổi livestream hàng tháng của Luo Yonghao là 329 triệu tệ, với doanh số bán hàng là 794 triệu. Hơn nữa, dữ liệu cũng cho thấy sức mua trong các buổi phát sóng trực tiếp từ khách hàng trung bình của Luo Yonghao thường cao gấp nhiều lần các streamer khác. Điều này cũng cho thấy Luo đã tập hợp được một lượng lớn người dùng có sức mua mạnh mẽ thông qua phát sóng trực tiếp, một trong những "đòn sát thủ" trong lĩnh vực livestream bán hàng thương mại điện tử. Và rõ ràng với tốc độ này, Luo Yonghao được cho là có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu trở thành "người không nợ nần" trong thời gian ngắn sắp tới.
Luo Yonghao giờ là ông vua livestream trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, chia sẻ trên Weibo sau đó, Luo Yonghao cũng cho biết trên thực tế livestream "là một lối thoát, nhưng nó không phải là quá phóng đại".
"Trên thực tế, 400 triệu tiền nợ đã được trả trong gần hai năm, bao gồm 180 triệu tiền bán công ty điện thoại di động và các quyền sở hữu trí tuệ liên quan. Hơn 200 triệu còn lại được tạo thành từ số tiền kiếm được khi tham gia vào một công ty khác và số tiền kiếm được khi thực hiện livestream", Luo chia sẻ.
Ông cũng cho biết từ thời gian này trở đi, số buổi livestream bán hàng sẽ tăng lên và hy vọng sẽ có thể lên sóng hàng ngày vào dịp Tết. Luo cho biết ông tin rằng điều này cũng sẽ tăng tốc độ trả nợ của mình.
Nở rộ trào lưu livestream bán hàng - người tiêu dùng mất gì? Bán hàng livestream là trào lưu mới nổi, được xem là rất hiệu quả trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cẩn trọng để khỏi vừa mất tiền oan, lại chuốc bực tức vào người. Thời gian gần đây, người dùng mạng xã hội hay các công cụ mua sắm trực tuyến thường thấy xuất hiện các clip...