Facebook và Google chung tay sáng lập ‘giải Nobel mới’ trị giá 3 triệu USD
Đây là giải thưởng được xem là hấp dẫn nhất trong lịch sử giải thưởng cho các nhà khoa học.
Hai cặp vợ chồng trùm công nghệ Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) và Priscilla Chan, Sergey Brin (đồng sáng lập Google) và Anne Wojcicki đều tỏ ra hào phóng khi dám bỏ ra 3 triệu USD để thành lập giải thưởng Đột phá ngành Khoa học đời sống, gần gấp đôi giải thưởng Nobel trị giá 1,1 triệu USD. Do đó, đây là giải thưởng được xem là hấp dẫn nhất trong lịch sử giải thưởng cho các nhà khoa học.
Cặp vợ chồng Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) và Priscilla Chan đã bắt tay hợp tác với cặp vợ chồng Sergey Brin (đồng sáng lập Google) và Anne Wojcicki.
Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã tài trợ giải thưởng cùng vợ Priscilla Chan, Sergey Brin (đồng sáng lập Google) cùng vợ Anne Wojcicki, và nhà đầu tư mạo hiểm Yuri Milner.
Người giành giải thưởng Đột phá trong ngành Khoa học đời sống sẽ được nhận số tiền là 3 triệu USD. 5 giải thưởng sẽ được trao hàng năm, riêng năm nay có đến 11 người chiến thắng, gồm 2 nữ khoa học gia. Giải thưởng này tập trung vào những nghiên cứu khoa học chữa trị các căn bệnh nan y cũng như kéo dài tuổi thọ con người.
Chính nhà tỷ phú người Nga, tiến sĩ vật lý Yuri Milner, sáng lập giải thưởng vật lý cơ bản năm ngoái, đã khởi xướng và kêu gọi thành lập ban tổ chức cho Giải thưởng đột phá trong Khoa học đời sống, trong đó chủ tịch của ban điều hành giải thưởng là chủ tịch Apple, ông Art Levison. Sự hợp tác này trước đây chưa từng xảy ra ở thung lũng Silicone.
Video đang HOT
Bất chấp mối quan hệ đôi khi căng thẳng giữa hai tập đoàn Facebook và Google, dường như cả hai bên đều cùng chung quan điểm khi nói về giải thưởng này
Zuckerberg nói với tờ France 24: “‘Priscilla và tôi rất vinh hạnh khi trở thành một phần của chương trình này. Chúng tôi tin rằng giải thưởng Đột phá trong ngành Khoa học đời sống sẽ trở thành nền tảng cho các giải thưởng khác về hoạt động từ thiện để mọi người trên thế giới đều có cơ hội ở một tương lai tốt đẹp hơn”.
Doanh nhân người Mỹ gốc Nga, Brin cho biết: “Chữa trị cho một căn bệnh còn đáng giá hơn nhiều một cú ghi bàn touchdown’ – ngụ ý so sánh đến khoản tiền lương khổng lồ mà một cầu thủ chuyên nghiệp có thể kiếm được. Vợ ông, người đồng sáng lập dịch vụ kiểm tra DNA cá nhân 23andMe, bà Wojcicki nói: &’Các nhà khoa học phải là những cái tên nổi tiếng, là người hùng trong xã hội’.
Ông Milner, người đã mua 200 triệu đô la cho cổ phần ở Facebook năm 2009, đã tiết lộ động cơ cá nhân đằng sau việc khởi xướng giải thưởng này. “Tôi có hai người thân mắc bệnh hiểm nghèo, một trong số đó là ung thư. Đó cũng là một phần lý do khiến tôi cảm thấy gắn bó hơn với giải thưởng này. Hy vọng thông qua đây, những người trẻ sẽ nhận được thông điệp rằng không chỉ ngành thể thao hay giải trí mới được xã hội công nhận”.
Nhà khoa học Cornelia Bargmann, 51 tuổi đến từ Mỹ, đã chia sẻ cảm xúc: &’Tôi phải ngồi xuống một lúc lâu vì cứ ngỡ đây là một trò đùa. Quy mô của giải thưởng này quá lớn và tôi nghĩ rằng nó sẽ mang lại ảnh hưởng to lớn đến khoa học đời sống.’
Được biết hầu hết những người chiến thắng trong năm nay đến từ Mỹ, Ý, Nhật, Hà Lan. Họ sẽ là người bầu chọn cho các ứng viên năm sau cũng như tham gia các buổi nói chuyện, phỏng vấn trong năm 2013.
Không giống với giải thưởng Nobel, giải thưởng Đột phá trong ngành Khoa học đời sống không giới hạn số người chia sẻ giải thưởng trong khi Nobel chỉ cho phép tối đa 3 người được nhận cùng một giải.
Theo mực tím
Sergey Brin biến giấc mơ thành hiện thực với Google X
Nếu Larry Page, CEO Google, là người điều hành và có nhiều quyết định táo bạo thì bạn đồng hành của ông, Sergey Brin, lại trực tiếp đưa những ý tưởng đó vào các sản phẩm thực tế.
Sinh ra ở Nga năm 1973 và chuyển tới Mỹ khi mới 6 tuổi, Brin được biết đến như là một trong những người nhập cư nổi tiếng và giàu có nhất ở Mỹ. Ông là "con nhà nòi" về khoa học bởi bố là Giáo sự toán tạiĐại học Maryland còn mẹ là chuyên gia nghiên cứu của NASA. Chính vì thế, ông không có tố chất của một doanh nhân hay một nhà điều hành giống như Larry Page, nhưng niềm say mê khám phá dường như không bao giờ cạn trong con người ông.
Theo học tại Đại học Marryland, Brin luôn đứng đầu lớp về các môn tự nhiên. Khi chuyển sang Đại học Stanford, ông nổi tiếng với thói quen vào phòng các giáo sư mà không gõ cửa. "Một thanh niên kiêu ngạo, nhưng thông minh", Giáo sư Rajeev Motwani nhớ về cậu sinh viên có khuôn mặt bầu bĩnh, trẻ măng nhưng luôn toát lên vẻ tự tin.
Sergey Brin (trái) và Larry Page trở thành tỷ phú khi còn rất trẻ.
Cũng tại đây, Brin có một người bạn mới: Larry Page. Hai người sớm nhận ra họ cùng hoài bão và cùng nhau phát triển công cụ tìm kiếm web mang tên Back Rub, tiền thân của Google. Khi thành lập Google vào năm 1998, Brin đảm nhiệm chức Giám đốc công nghệ và nhanh chóng được giới công nghệ ưu ái gọi là "ông vua tìm kiếm". Ông cũng là người đánh giá cái gì nên và không nên làm. Ở Google có một khẩu hiệu nổi tiếng "Don't be evil" (Đừng làm điều xấu) và khi tạp chí Wired hỏi điều xấu ở đây là gì, Chủ tịch Google Eric Schmidt trả lời: "Xấu là những gì Sergey cho là xấu".
Năm 2008, Brin trả trước 4,5 triệu USD trong tổng số 20 triệu USD cho công ty du lịch Space Adventures để đặt chỗ trong chuyến bay Russian Soyuz tới trạm không gian quốc tế ISS. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, ông tập trung thời gian cho các dự án về trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng và biến đổi khí hậu vì ông muốn "giải quyết những vấn đề lớn của thế giới bằng công nghệ thông tin". Đây là một trong những lý do Google X Lab ra đời.
Phòng thí nghiệm này được Business Insider lần đầu nhắc tới vào tháng 6/2011, nhưng chỉ nói rằng phòng thí nghiệm đó có khả năng tồn tại, chuyên thực hiện các dự án đặc biệt và do Sergey Brin phụ trách. Thông tin về Google X chỉ được xác nhận qua bài báo của The New York Times tháng 11/2011 và cũng từ đó, Google bắt đầu thoải mái hơn khi nói về bộ phận tối mật này.
Đến giữa năm 2012, Google gây xôn xao tại Hội thảo I/O khi mời nhóm chuyên gia dù lượn đeo kính tương tác Project Glass và nhảy khỏi máy bay, ghi lại những gì họ quan sát được trên không trung và truyền trực tiếp hình ảnh đó tới màn hình lớn tại hội thảo cho tất cả những người tham dự cùng chứng kiến.
Màn trình diễn ngoạn mục đó cho cả thế giới thấy tài năng của Sergey Brin không chỉ giới hạn trong công cụ tìm kiếm web. "Mục tiêu của chúng tôi là đưa điện toán từ những cỗ máy mainframe khổng lồ sang laptop, rồi tới điện thoại và tiến đến là những thiết bị với kiểu dáng khác nhau nhưng đều nhẹ và không cần cầm tay (đeo trên người). Đó là sự tự do", Brin khẳng định trên Bloomberg. "Google X là nơi thực hiện các ý tưởng mạo hiểm nhưng mới mẻ về công nghệ, biến khoa học viễn tưởng thành sự thật. Chúng tôi không nghĩ về sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, thay vào đó chúng tôi thử nghiệm những thứ đột phá dù cuối cùng có thể thất bại".
Brin: 'Google X là nơi khoa học viễn tưởng sẽ thành sự thật'.
Google X gồm 2 địa điểm: một tại chính trụ sở Google ở Mountain View và một nằm ở khu vực không xác định tại California (Mỹ). Larry Page và Sergey Brin đã duyệt danh sách khoảng 100 ý tưởng táo bạo, ngoài những thứ nhiều người đã biết như kính tương tác, xe không người lái, nhận diện giọng nói... còn là dự án thang máy đưa con người di chuyển trong không gian qua ống nano siêu bền dài 35 km, dự án Web of Things (đồ vật kết nối, như bóng đèn tương tác chạy Android) hay dự án phát triển robot đại diện cho con người tới công sở.
"Chúng vẫn còn quá xa vời. Nhưng Google đâu phải công ty bình thường", Rodney Brooks, thuộc viện công nghệ MIT, tin tưởng.
Là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, Brin vẫn sống giản dị và khiêm tốn, không bao giờ vung tiền theo kiểu đại gia. Trong mắt những người quen biết, ông không chỉ thông minh, giàu có mà còn là một trong những chuyên gia công nghệ làm việc chăm chỉ nhất thế giới. Tạp chí Fortunes cho hay, từ năm 2004, Brin và Larry Page đã thỏa thuận làm việc cùng nhau ít nhất trong 20 năm. Với Google X, hai nhà đồng sáng lập Google vẫn đang hướng đến những giấc mơ lớn làm thay đổi cả thế giới.
Theo VNE
Các "ông trùm" Internet Trung Quốc đang ngày càng giàu có hơn Những nhà sáng lập các tập đoàn Internet lớn tại Trung Quốc đã thăng hạng một cách ấn tượng trong danh sách những người giàu nhất đất nước 1,4 tỷ dân theo xếp hạng của Forbes năm nay. Chủ tịch của Tencent, Pony Ma có bước nhảy vọt vào Top 10 còn chủ tịch của Alibaba- Jack Ma cũng kịp thời leo lên...