Facebook tìm cách trấn an dư luận về tiền điện tử Libra
Trong bối cảnh nhiều ý kiến lo ngại những nguy cơ gây ra do dự án tiền điện tử Libra, đại diện tập đoàn Facebook ngày 20/10 đã tìm cách trấn an dư luận, cho biết không một công ty đơn lẻ nào có thể kiểm soát đồng tiền số này.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố Chính phủ các nước châu Âu sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tiền điện tử Libra trước nguy cơ một công ty tư nhân có quyền lực và sức mạnh tiền tệ như một quốc gia có chủ quyền.
Phát biểu tại một diễn đàn do nhóm G30 (gồm các ngân hàng tư nhân và trung ương của nhiều nước trên thế giới) chủ trì, người đứng đầu dự án Libra, ông David Marcus nhấn mạnh ngay từ đầu, Facebook xác định rằng các mạng lưới thanh toán như của Libra sẽ không bị một công ty kiểm soát. Bên cạnh đó, ông Marcus cho biết Facebook để ngỏ khả năng sử dụng nhiều đồng tiền điện tử khác dựa trên tiền tệ ổn định của một số nước và khu vực như USD, euro, bảng Anh…, thay vì một loại duy nhất như đề xuất ban đầu. Ông Marcus tái khẳng định Facebook cam kết hợp tác với nhà chức trách để giải quyết những mối lo ngại về dự án.
Dự án của Facebook nhằm phát triển tiền điện tử Libra đã vấp phải những trở ngại lớn khi nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trong đó có Mastercard Inc và Visa Inc, tuyên bố rút khỏi Liên minh Libra – tổ chức giám sát đồng tiền số Libra của Facebook. Tại cuộc họp hội đồng đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 14/10 vừa qua, Liên minh Libra công bố 21 thành viên chính thức sau khi một số đối tác lớn tuyên bố rút khỏi liên minh.
Video đang HOT
Hồi tháng 6 vừa qua, Facebook công bố kế hoạch phát hành tiền số Libra vào năm 2020, với sự hậu thuẫn của một rổ tài sản tiền tệ giúp đồng tiền này có giá trị ổn định hơn so với Bitcoin hay các đồng tiền số khác. Facebook tin tưởng Libra sẽ trở thành đồng tiền số toàn cầu, ổn định, lưu hành trên các điện thoại thông minh và có thể giúp hàng tỷ người không thể tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống tham gia vào hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp và giới chức quản lý tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại việc tạo ra một loại tiền điện tử chung cho toàn cầu có nguy cơ gây hỗn loạn hệ thống tài chính thế giới, vi phạm quyền riêng tư và tạo điều kiện cho hành vi rửa tiền. Ngày 18/10 vừa qua, lãnh đạo tài chính của nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) nhất trí siết chặt quản lý các đồng tiền điện tử và không cho phép phát hành những dạng tiền điện tử như Libra khi chưa giải quyết được những rủi ro đối với toàn cầu.
Quỳnh Diệp
Theo haiquanonline.com.vn
Sự phát triển của tiền điện tử như Libra gây khó khăn trong chống rửa tiền quốc tế
Việc các loại tiền điện tử tương tự như Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.
Tin từ TTXVN cho biết, Lực lượng đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF) ngày 18.10 đã cảnh báo việc các loại tiền điện tử tương tự như Libra của Facebook được sử dụng rộng rãi sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các mô hình rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ cho khủng bố.
Theo FATF, các "stablecoins" (các loại tiền điện tử cơ bản được gắn với đồng tiền truyền thống) có tính ít biến động, không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương nào, có thể khiến công chúng chấp nhận rộng rãi, thanh toán ngang hàng online mà không cần đến các cơ chế quản lý trung gian, do đó gây cản trở đến các nỗ lực ngăn chặn hoạt động tội phạm.
Trong bối cảnh Facebook đang thúc đẩy tiền điện tử Libra của mình vào thương mại điện tử và thanh toán toàn cầu, cho rằng Libra sẽ mở rộng độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển, giảm chi phí cao và thời gian chuyển tiền lâu hiện nay thì nhóm các nước phát triển G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Canada, Ý) cho rằng, việc sử dụng rộng rãi các loại tiền điện tử như thế sẽ đe dọa đến hệ thống tiền tệ thế giới và sự ổn định tài chính.
Do đó G7 cho rằng chỉ nên sử dụng những loại tiền điện tử như Libra khi các rủi ro nêu trên được tháo gỡ.
Dự kiến năm 2020, FATF sẽ công bố báo cáo về "stablecoins" do các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế G20 soạn thảo.
Tiền điện tử đang dần trở thành xu hướng công nghệ mới trên toàn cầu, kể cả ở Việt Nam. Tiện ích khá lớn của chúng là tiết kiệm chi phí, giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khó bị làm giả, các giao dịch được bảo mật thông tin chặt chẽ, khó bị đánh cắp.
Về cơ bản đây là phương thức thanh toán mới nên cần được đối xử như một công nghệ mới, cần đưa vào khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh loại hình này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý thì chưa nên công nhận giao dịch bằng tiền điện tử
Vấn đề cần làm trong thời gian tới là xây dựng khung pháp lý và đặt ra các điều kiện về mục đích sử dụng tiền điện tử, kèm theo chế độ đăng ký, báo cáo có liên quan để phòng ngừa các hoạt động chuyển tiền lậu hay rửa tiền.
A.T.T tổng hợp
Theo Motthegioi.vn
Đồng Libra của Facebook có thể hoãn thời điểm phát hành theo kế hoạch Nỗ lực đưa đồng tiền điện tử Libra vào hệ thống tiền tệ thế giới đã gặp phải sự hoài nghi về tính pháp lý và chính trị trên toàn cầu, với Pháp và Đức cam kết ngăn chặn đồng Libra hoạt động ở châu Âu. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Sự ra mắt đồng tiền ảo Libra của Facebook có thể...