Facebook tích hợp thêm 10 ngôn ngữ châu Phi nhằm ngăn nạn tin giả
Ngày 15/8, Facebook thông báo sẽ tích hợp thêm 10 ngôn ngữ châu Phi vào mạng xã hội này nhằm ngăn chặn nạn tin giả hiện đang chia sẻ tràn lan tại nhiều quốc gia của ‘Lục địa Đen’.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, đây là dự án phối hợp giữa Facebook và African Check, công ty chuyên xác thực thông tin có trụ sở tại Johannesburg, Nam Phi và là một phần của chương trình xác thực thông tin trên mạng xã hội mà Facebook bắt đầu triển khai từ năm 2018.
Trong một thông báo, mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết 10 ngôn ngữ dự kiến sẽ được đưa vào dự án xác thực thông tin bao gồm những ngôn ngữ có số lượng người sử dụng lớn như tiếng Afrikaans tại Nam Phi, tiếng Swahili tại Kenya, tiếng Yoruba tại Nigeria và Wolof tại Senegal.
Theo Giám đốc điều hành African Check Noko Makgato, dự án tích hợp thêm ngôn ngữ châu Phi vào Facebook nhằm đảm bảo thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội này sẽ được kiểm duyệt nội dung nhằm giảm thiểu những tin giả mạo.
Theo kế hoạch, đội ngũ chuyên gia của African Check sẽ kiểm duyệt nội dung video, hình ảnh và tin văn bản mang nhiều dấu hiệu của tin giả.
Trong khi đó, Facebook cho biết đồng thời sẽ dùng thuật toán để giảm tỷ lệ hiển thị của tin giả mạo và ưu tiên các bài viết chống lại nội dung đó.
Video đang HOT
Trong những tình huống thông tin giả mạo có thể dẫn đến bạo lực trên thế giới thực thì Facebook sẽ gỡ xuống.
Trên thực tế, tình trạng sai lệch thông tin trên Facebook xảy ra một phần do cơ chế hiển thị tin. Nội dung nào càng được chia sẻ và bình luận nhiều thì càng được ưu tiên hiển thị trên News Feed.
Biểu tượng Facebook.
Do đó, các tin giả mạo, câu khách, mang tính giật gân có khả năng lan truyền nhanh và rộng hơn so với nội dung thông thường mà người dùng chia sẻ.
Trước đó, hồi tháng 6/2019, hãng nghiên cứu thị trường Ipsos có trụ sở tại Pháp đã công bố kết quả khảo sát về niềm tin và sự an toàn trên Internet với sự tham gia của hơn 25.000 người tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả cho thấy 86% những người được hỏi khẳng định họ từng ít nhất một lần bị đánh lừa bởi tin giả mạo.
Facebook là nguồn phát tán tin giả phổ biến nhất với 77% số người được khảo sát cho rằng đã bắt gặp tin giả xuất hiện trên mạng xã hội này, tiếp đến là Twitter với 62%.
Khoảng 9% người dùng Facebook cho biết đã đóng tài khoản trong năm qua vì những hậu quả của tin giả.
Khảo sát cũng cảnh báo về sự giảm sút niềm tin của người dùng Internet cho các công ty quản lý mạng xã hội, đồng thời mong muốn chính phủ cũng như các công ty quản lý mạng xã hội có biện pháp ngăn chặn tình trạng tin giả tràn lan.
Theo Bnews
WhatsApp giới thiệu tính năng hạn chế lan truyền tin giả
Nhằm ngăn chặn sự lan truyền, phát tán các tin giả và tin đồn thất thiệt tại Ấn Độ, WhatsApp, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất của Facebook, đã ra mắt một tính năng mới.
Biểu tượng Facebook (phải, hàng đầu) và WhatsApp (trái, hàng đầu) trên màn hình điện thoại.
Trong tuyên bố ngày 4/8, đại diện WhatsApp nêu rõ tính năng mới này sẽ giúp người sử dụng ứng dụng có thể xác định được những tin nhắn đã được chuyển tiếp nhiều lần với việc các tin nhắn được chuyển tiếp sẽ được đánh dấu bằng một mũi tên kép.
Đi kèm với nhận biết này là một thông báo khi người dùng chuyển tiếp (forward) tin nhắn đó. Ngoài ra, với các tin nhắn có nội dung dài, phần hiển thị nội dung sẽ giới hạn và người dùng sẽ phải "chạm vào" để xem toàn bộ nội dung tin nhắn. Những dấu hiệu nhận biết và thông báo trên là nhằm lưu ý người sử dụng có trách nhiệm hơn khi tiếp nhận và xử lý tin nhắn nhận được.
Theo yêu cầu của Chính phủ Ấn Độ, trước đây, WhatsApp đã thực hiện một số bước để kiểm soát việc lan truyền tin nhắn và tin đồn giả mạo tại nước này. Năm ngoái, riêng với người dùng ở Ấn Độ, một tài khoản chỉ được chuyển tiếp một tin nhắn tối đa 5 lần, sau đó tính năng chuyển tiếp sẽ bị vô hiệu hóa để ngăn chặn nạn tung tin sai sự thật và các tin đồn thất thiệt.
Giải thích về điều này, WhatsApp cho biết Ấn Độ là quốc gia có số lượng người dùng ứng dụng này lớn nhất thế giới với hơn 200 triệu tài khoản hoạt động. Với lượng người dùng khổng lồ, ứng dụng cũng trở thành công cụ truyền bá tin tức giả mạo và gây ra nhiều vụ việc nghiêm trọng tại Ấn Độ khi nhiều thông tin thất thiệt được chuyển tiếp qua WhatsApp và các nền tảng truyền thông xã hội khác đã kích động dẫn đến bạo lực trong cộng đồng.
Với tổng số 1,5 tỷ người dùng, WhatsApp được đánh giá là một công cụ liên lạc quan trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Ứng dụng này được Facebook mua lại năm 2014 trong một thương vụ trị giá 19 tỷ USD.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Facebook từ chối xóa fake news ảnh hưởng tới bầu cử Úc Trước những tin giả được phát tán để làm sai lệch thông tin trước cuộc bầu cử Úc, Facebook đã từ chối việc gỡ bỏ chúng vì cho rằng đây không phải là công việc của mình. Facebook vừa có thêm một vụ việc gây tranh cãi liên quan đến các bài đăng có nội dung nhắm vào một cuộc bầu cử chính...