‘Facebook sẽ tuyệt chủng như loài khủng long’
Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook.
Mới đây, Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever chia sẻ với Yahoo Finance rằng đã đến lúc Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook phải thay đổi trước làn sóng tẩy chay quảng cáo của các thương hiệu lớn nhỏ.
Ông nói: “Nếu cậu ấy không thay đổi, Facebook có thể sẽ rơi vào cảnh như loài khủng long. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Nếu không hành động kịp thời và hợp lý, Facebook có thể sẽ tuyệt chủng như loài khủng long”.
Chỉ riêng trong tuần trước, công ty cũ của Polman là Unilever cùng Coca Cola, Pfizer và Verizon đã tuyên bố kế hoạch tạm dừng chi tiền cho hoạt động quảng cáo trên nền tảng của Facebook cho đến khi Zuckerberg đưa ra các biện pháp rõ ràng hơn để cải thiện chính sách nội dung.
Ngày 1/7, nhà sản xuất bia Corona và vang Robert Mondavi cho biết họ đã quyết định ngừng quảng cáo trên Facebook trong một thời gian. Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Trong bối cảnh này, cổ phiếu Facebook đã giảm nhẹ trong tuần qua, theo dữ liệu của Yahoo Finance.
Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever.
Video đang HOT
Polman nhận xét thêm: “Sự tẩy chay đang gia tăng. Nhiều công ty thậm chí còn nói rằng khách hàng muốn họ làm như vậy. Facebook, giống như bất kỳ công ty nào khác, có trách nhiệm nghiêm túc để đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm nào họ đưa ra sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nếu không, người dùng sẽ gây áp lực để họ phải thay đổi.
Chúng ta cần các mô hình kinh doanh với tác động tích cực đến xã hội. Nếu không phản ứng quyết liệt với những nội dung thù địch, sai sự thật trên các mạng xã hội, không sớm thì muộn chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho điều đó”.
Polman nhận xét rằng “Mark Zuckerberg phản ứng chậm chạp và kiêu ngạo trong việc xử lý sự cố lần này”.
Mới đây, The Information đưa tin Zuckerberg đã nói với nhân viên rằng Facebook sẽ không thay đổi bất chấp việc bị hàng trăm thương hiệu quay lưng. Anh nói: “Chúng ta sẽ không thay đổi chính sách hay cách tiếp cận với bất kỳ điều gì chỉ vì mối đe dọa tới vài phần trăm nhỏ doanh thu của công ty. Tôi cho rằng các nhà quảng cáo sẽ sớm quay trở lại với nền tảng của chúng ta”.
CEO 36 tuổi nói thêm rằng làn sóng tẩy chay không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh thu quảng cáo của Facebook vì tỷ lệ lớn doanh thu này đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mục đích thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu chứ không phải từ các công ty lớn.
Năm ngoái, doanh thu từ quảng cáo của Facebook đạt 69,7 tỷ USD. Theo một số nguồn tin, năm 2019, Facebook có tới 8 triệu nhà quảng cáo. Trong đó, 100 thương hiệu chi nhiều tiền nhất chiếm tới 4,2 tỷ USD giá trị hoạt động quảng cáo, tương đương 6% tổng doanh thu quảng cáo của nền tảng. Chính nhờ lượng khổng lồ các nhà quảng cáo, Facebook sẽ tránh được rủi ro tài chính đáng kể.
Làn sóng tẩy chay Facebook lần này gợi nhớ đến cuộc “nổi loạn” tương tự của các thương hiệu đặt quảng cáo trên YouTube năm 2017. Khi đó, các công ty tuyên bố sẽ “cạch mặt” YouTube vì lo ngại thuật toán của nền tảng này đặt quảng cáo của họ cạnh những ngôn từ kích động thù địch. CEO của YouTube đã phải cam kết thay đổi để cải thiện tình hình
Mark Zuckerberg - Gã độc tài cai trị 'quốc gia' lớn nhất thế giới Facebook
Cai trị quốc gia với 2,6 tỷ người dùng, Mark Zuckerberg tự thiết lập nên luật mà anh ta muốn, buộc mọi người phải tuân theo.
Cuối tuần vừa qua, làn sóng tẩy chay Facebook lan rộng gây xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể, hàng trăm nhãn hàng trên thế giới gồm cả những tên tuổi lớn như Unilever, Starbucks, Coca Cola, Pepsi đồng loạt tuyên bố sẽ ngưng mọi quảng cáo trên mạng xã hội này, ít nhất trong 30 ngày, nhiều hơn thì cho tới hết năm nay.
Làn sóng kêu gọi tẩy chay Facebook được rấy lên bởi Liên đoàn Chống phỉ báng của Mỹ, là lời đáp trả việc xử lý không phù hợp của Facebook với một số bài viết gây xôn xao dư luận của Tổng thống Donald Trump. Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề về thông tin sai lệch trên nền tảng trong vài tuần gần đây do ảnh hưởng của các cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc và phản đối hành vi lạm quyền của cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Những điều này đã phơi bày lỗ hổng trong cách kiểm duyệt nội dung của Facebook.
Ngay khi sự việc xảy ra, cổ phiếu của Facebook đã rơi tự do, thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường sau một đêm. Về phần mình, CEO Mark Zuckerberg đã nỗ lực giải quyết những lo ngại quảng cáo trong phiên hỏi đáp trực tuyến với nhân viên vào ngày thứ 6. Anh đã tuyên bố hàng loạt các thay đổi nhỏ đối với hoạt động quảng cáo của công ty và chính sách nội dung. Mark thậm chí còn khẳng định: "Không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với các chính trị gia trong bất kỳ chính sách nào mà tôi vừa công bố ngày hôm nay". Tuy nhiên những nỗ lực này dường như là chưa đủ.
"Rõ ràng Facebook và CEO của họ Mark Zuckerberg không phải đơn thuần sơ suất mà thực tế là tự mãn với những bài đăng thông tin sai lệch", Derrick Johnson - Chủ tịch, CEO một công ty ở Mỹ nhận định.
Gã độc tài ở quốc gia Facebook
Sự việc lần này xảy ra khiến nhiều người nhớ lại việc Mark Zuckerberg từng bị so sánh là kẻ độc tài cai trị "quốc gia" lớn nhất thế giới Facebook.
Đây là nhận định của Peter Sunde đồng sáng lập website chia sẻ dữ liệu The Pirate Bay. Người này cho rằng Facebook đang tập trung mọi quyền lực của cộng đồng mạng.
Phát biểu trong bài phỏng vấn tại The Next Web năm 2016 ở Amsterdam, Peter Sunde nói rằng hiện tại đang không hề tồn tại thứ gọi là "dân chủ trực tuyến".
"Mọi người trong ngành công nghiệp công nghệ có rất nhiều trách nhiệm nhưng họ không bao giờ thực sự thảo luận về những vấn đề này.... Facebook là quốc gia lớn nhất thế giới và chúng ta đang có một nhà lãnh đạo độc tài là Mark Zuckerberg. Tôi không bầu cử cho anh ta. Anh ta tự đặt ra những luật lệ cho quốc gia Facebook của mình", Sunde nói.
"Và thực ra thì bạn không thể thoát ra khỏi Facebook. Tôi không dùng Facebook nhưng thực sự là ở đó có những điều mà thế giới thực không hề có. Bạn sẽ chẳng thể nhận những lời mời, không được cập nhập về tình hình của bạn bè, mọi người sẽ ngừng nói chuyện với bạn bởi bạn không tham gia Facebook".
Tình trong quý đầu tiên của năm 2020, Facebook có 2,6 triệu người dùng hoạt động hàng tháng - là mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Nắm trong tay lợi thế "đáng sợ"
Để minh họa cho quan điểm của mình, Sunde trích dẫn ví dụ về việc Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bị nghe lén trong cuộc họp với chính Zuckerberg tại Liên Hợp Quốc. Nếu các chính trị gia tỏ ra cứng rắn hơn và thực sự tin rằng họ có thể thay đổi Facebook nhưng mạng xã hội này từ chối những quy định quốc gia, liệu họ sẽ bị đóng cửa? Sunde cho rằng chúng ta đã kiểm duyệt nhiều thứ, tại sao lại không làm vậy với Facebook?
Với 2,6 tỷ người dùng, Facebook đang nắm trong tay một lợi thế "đáng sợ". Họ thường xuyên bị chỉ trích về cách sử dụng dữ liệu người dùng, can thiệp vào chính trị, các vấn đề xã hội, và không ngăn chặn được nạn tin giả tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Facebook vẫn phát triển ổn định, số người dùng tiếp tục tăng.
Người dùng Facebook hiện tại chấp nhận mất đi quyền riêng tư để kết nối với những người quen biết, theo dõi những thông tin họ thích và không rời mắt khỏi điện thoại. Xóa ứng dụng Facebook khỏi điện thoại tương đối đơn giản. Tuy nhiên, từ chối thứ thế giới mà chúng ta đã quen thuộc, do Mark Zuckerberg tạo ra thì khó khăn hơn rất nhiều, nhất là khi ở đó còn tràn ngập thông tin, cơ hội làm việc và những công cụ giao tiếp hơn cả thế giới thực chúng ta đang sống.
Coca-Cola, Unilever Việt Nam phản hồi sau quyết định tẩy chay Facebook Coca-Cola Việt Nam đang thay đổi kế hoạch quảng cáo theo quyết định từ công ty mẹ, trong khi Unilever Việt Nam chưa có động thái mới. Chia sẻ với Zing, đại diện Coca-Cola Việt Nam khẳng định hành động dừng quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội trong ít nhất 30 ngày kể từ 1/7 đến từ công ty mẹ...