Facebook sẽ hạn chế các bài bán sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
Các bài viết lẫn bài bán hàng liên quan đến sản phẩm chăm sóc sức khoẻ sẽ bị hạn chế hiển thị tại Việt Nam và toàn thế giới.
Sáng 29/9, Facebook tổ chức họp báo về nguyên tắc phân phối nội dung trên bảng tin ( news feed) của người dùng. Trong đó, mạng xã hội thông tin cho giới truyền thông khu vực Châu Á Thái Bình Dương về cách họ hiển thị nội dung trên bảng tin được cá nhân hoá cho mỗi người dùng và cách họ hạn chế hiển thị một số thông tin khác.
Ông Jason Hirsch – Trưởng bộ phận chính sách hợp pháp và liêm chính của Facebook – trong buổi họp online.
Ông Jason Hirsch – Trưởng bộ phận chính sách hợp pháp và liêm chính – cho biết những nội dung và bài bán hàng liên quan đến các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ sẽ bị hạn chế hiển thị trên Facebook, do phản hồi từ nhiều người dùng không thích một số nội dung này.
Ông Jason đưa ví dụ minh hoạ về một sản phẩm quảng bá khả năng giảm cân nhanh chóng và cho rằng những quảng cáo như vậy rất khó để xác định tính hiệu quả khiến người dùng phản hồi không tốt, do đó nội dung dạng này sẽ bị hạn chế hiển thị.
Ông cũng đưa ví dụ về một bài viết mang lời lẽ và hình minh hoạ có tính chất lôi kéo người dùng click vào những nội dung không có giá trị. Dạng thông tin này cũng bị hạn chế do người dùng nhiều lần phản ánh.
Video đang HOT
Trả lời PV , ông Jason khẳng định lại việc hạn chế những nội dung thông thường lẫn bài bán hàng liên quan đến các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ trên Facebook.
“Chúng tôi sẽ chỉ cung cấp những thông tin có giá trị liên quan đến chủ đề chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn thông tin về Covid-19 phải từ nguồn chính thống và được đánh giá cao”, ông Jason nói. Đại diện Facebook liên tục nhắc về việc phân phối nội dung có giá trị cho người dùng trên nền tảng của họ, kết hợp với việc hạn chế các nội dung bán hàng về chăm sóc sức khoẻ.
PV cũng đặt vấn đề có phải sắp tới những bài viết trên Facebook sẽ chỉ thuần là thông tin hữu ích, không có bài bán hàng?
Ông Jason khẳng định thông tin có giá trị được cá nhân hoá cho từng người dùng, mỗi cá nhân sẽ có tiêu chuẩn khác nhau về giá trị thông tin. Riêng các nội dung về chăm sóc sức khoẻ sẽ bị hạn chế, thậm chí có một bộ tiêu chí riêng so với nội dung khác. Tuy nhiên, ông không chắc việc người dùng có ít nhìn thấy những bài bán hàng ở các mảng khác hay không.
Trong buổi họp báo cung cấp thông tin, Facebook cho biết một người bình thường chỉ có thể xem một lúc khoảng vài chục đến dưới 300 nội dung trên nền tảng của họ. Trong khi đó, ước tính với số lượng bạn bè và nhóm mà một người tham gia, họ phải nhận tổng cộng hơn chục ngàn nội dung có liên quan. Do đó, mạng xã hội này dùng hệ thống đánh giá, chấm điểm để hiển thị nội dung phù hợp nhất trên bảng tin của người dùng, theo thứ tự tin liên quan nhất được đứng trước.
Do những thông tin được hiển thị dạng cá nhân hoá nên hai người khác nhau sẽ có hai bảng tin gần như khác nhau hoàn toàn.
Để chọn tin tức phù hợp với một người, Facebook dựa vào các đặc điểm sau: ai đăng nội dung, mức độ tương tác với nội dung, sự quan tâm của một người với dạng nội dung đó, kiểu nội dung là gì ( video, hình ảnh, bài viết,…), sự phổ biến của nội dung đó trên mạng,…
Ngoài ra, mạng xã hội cũng cân nhắc xem kết nối Internet của người dùng thế nào, nếu kết nối yếu sẽ hạn chế hiển thị nội dung ngốn băng thông như video chẳng hạn. Hoặc thiết bị người dùng đang sử dụng chạy Android hay iOS, vì với mỗi nền tảng sẽ có nội dung phù hợp với nền tảng đó.
Căn cứ vào các yếu tố trên, Facebook sẽ phân bổ những nội dung liên quan nhất đến người dùng và bảng tin sẽ thay đổi liên tục. Chẳng hạn người dùng rời khỏi nền tảng này trong vài phút quay lại thì bảng tin đã được làm mới.
Facebook trả 4,9 tỷ USD để bao che cho Mark Zuckerberg
Một nhóm cổ đông không hài lòng về quyết định này của hội đồng quản trị và quyết định khởi kiện.
Vào tháng 7/2019, Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) phạt 5 tỷ USD vì rắc rối lộ dữ liệu người dùng trong vụ Cambridge Analytica. Tuy nhiên, một nhóm cổ đông vừa kiện công ty, cho rằng khoản phạt này đúng ra chỉ là 106 triệu USD.
Theo đơn kiện, Facebook đã chấp nhận bị phạt thêm 4,9 tỷ USD để bao che cho Mark Zuckerberg và Giám đốc Vận hành Sheryl Sandberg khỏi các cáo buộc trực tiếp về vấn đề rò rỉ thông tin người dùng.
Mark Zuckerberg phải điều trần sau rắc rối Cambridge Analytica.
Đơn kiện được gửi đi từ tháng 8, nhưng vừa được công bố ngày 21/9. Trong vụ kiện tại Tòa án bang Delaware, 2 nhóm cổ đông tiết lộ một số thảo luận nội bộ của Facebook về việc ban quản trị đồng ý chi 4,9 tỷ USD nhằm bảo vệ cho Zuckerberg (đồng sáng lập kiêm CEO) và bà Sheryl Sandberg.
"Zuckerberg, Sandberg và một số thành viên của ban quản trị đã đồng ý một vụ dàn xếp tỷ USD để tránh việc Zuckerberg bị nêu tên trong bản cáo trạng từ FTC, điều có thể khiến Mark bị cáo buộc cá nhân hoặc phế truất khỏi vị trí hiện tại", Politico trích một bản cáo trạng.
FTC đã điều tra Facebook từ năm 2018 sau vụ việc rò rỉ thông tin của hơn 87 triệu người dùng cho công ty môi giới dữ liệu Cambridge Analytica. FTC muốn biết xem liệu công ty này có vi phạm các điều khoản bảo mật thông tin người dùng của chính phủ Mỹ hay không.
Theo đơn kiện vừa được tiết lộ, FTC đã liệt kê cả công ty Facebook lẫn cá nhân Mark Zuckerberg là bị cáo trong bản cáo trạng ban đầu năm 2019. Các luật sư Facebook tính toán công ty này sẽ chỉ bị phạt khoảng 106 triệu USD theo các quy định. Tuy nhiên, Facebook đã chấp nhận trả gần 5 tỷ USD để giúp Zuckerberg và Sandberg không bị nêu tên.
"Ban quản trị chưa bao giờ thật sự cân nhắc đến quyền lực tuyệt đối của Zuckerberg. Thay vào đó, họ để anh ta mặc sức hành động và còn chi hàng tỷ USD tiền công ty để bao che cho các sai lầm đó", các cổ đông chia sẻ trong bản cáo trạng.
Facebook và FTC vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vụ việc.
Facebook chi 13 tỷ USD cho bảo mật Facebook cho biết đã chi hơn 13 tỷ USD cho các biện pháp an toàn và bảo mật kể từ năm 2016. "Trước đây, trong quá trình phát triển sản phẩm, chúng tôi không thể giải quyết các thách thức về an toàn và bảo mật đủ sớm", Facebook viết trên blog. "Nhưng về cơ bản chúng tôi đã thay đổi cách tiếp...