Facebook sắp có ứng dụng trả phí để gặp người nổi tiếng
Theo Techxplore, Facebook đang phát triển một công cụ cho phép người dùng trả tiền để tương tác với người nổi tiếng dưới hình thức livestream.
Ứng dụng mới của Facebook dành cho những người kinh doanh từ hình thức livestream
Công cụ có tên là Super được tạo ra để người sáng tạo nội dung, doanh nhân hoặc người nổi tiếng tổ chức các sự kiện video tương tác trực tiếp. Người dùng có thể “boa” thêm tiền hoặc trả phí để được xuất hiện bên cạnh và đặt câu hỏi cho người nổi tiếng. Còn những người sáng tạo nội dung có thể bán hàng trên buổi livestream của họ.
Super đang được nhóm Thử nghiệm Sản phẩm Mới (NPE) của Facebook nghiên cứu. NPE được thành lập vào tháng 7.2019, là một nhóm chuyên xây dựng các ứng dụng độc lập và các sản phẩm ngoài lề dưới trướng Facebook. NPE đã phát hành 10 sản phẩm trong năm qua, bao gồm ứng dụng Whale chuyên về meme, ứng dụng tạo sự kiện là Venue và ứng dụng cho các cặp đôi là Tuned. Tuy nhiên không sản phẩm nào thực sự bứt phá.
Video đang HOT
Công ty của Mark Zukerberg ra mắt nhiều ứng dụng như Collab, Venue, Whale… nhưng chưa có sản phẩm nào thành công như mong đợi
Đại diện Facebook cho biết Super vẫn chưa được phát hành nhưng công ty đang thử nghiệm nội bộ. Công ty sẽ không ăn chia khoản phí mà người dùng trả cho người nổi tiếng trên Super. Nhưng không rõ liệu Super sẽ ra mắt dưới dạng một ứng dụng độc lập hay được tích hợp vào một sản phẩm hiện có của Facebook.
Giữa thời điểm đại dịch, nhiều người nổi tiếng phải tìm cách kết nối với fan thông qua các kênh kỹ thuật số. Ứng dụng gần nhất với Super là Cameo, cho phép người dùng trả tiền cho người nổi tiếng gửi tin nhắn chúc mừng đến bạn bè hoặc người thân. Ứng dụng này được trang Axios định giá 300 triệu USD vào giữa năm 2019.
Facebook phát triển Rooms để cạnh tranh với Zoom
Để bắt kịp thị trường, Facebook cũng ra mắt tính năng trò chuyện nhóm có tên Rooms hồi tháng 4, cạnh tranh với Zoom. Không thể phủ nhận Facebook hiện là công ty truyền thông giữ vị thế thống trị sau khi thành công mua lại Instagram và WhatsApp. Dù vậy, công ty của Mark Zukerberg đang đối mặt với nguy cơ phải từ bỏ hai ứng dụng trên sau khi bị Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ và Tổng chưởng lý từ các bang kiện với cáo buộc độc quyền thị trường mạng xã hội.
Facebook: Thiên đường cho hội nhóm anti, bôi xấu người khác
Không phải đợi đến vụ của Hương Giang, bởi từ rất lâu Facebook đã trở thành miền đất hứa cho hội nhóm anti bôi xấu người khác, chủ yếu là người nổi tiếng.
Ít ngày qua, cư dân mạng được dịp xôn xao về việc một hội nhóm anti bôi xấu diễn viên, ca sĩ, hoa hậu Hương Giang được lập ra thu hút hơn 100.000 người trên Facebook. Sự việc được đẩy lên cao trào khi Hương Giang mời công an đến tận nhà người này để làm việc, buộc nhóm anti trên Facebook bị đưa về trạng thái lưu trữ (archived) .
Tạm chưa bàn đến cách xử lý của người trong cuộc, thực tế Hương Giang không phải nạn nhân đầu tiên và có lẽ cũng không phải cuối cùng của việc bị bôi xấu, công kích trên mạng xã hội nói chung. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ nở rộ khi mạng xã hội Facebook cho ra đời tính năng hội nhóm (group) giúp việc tập hợp những người có cùng quan điểm yêu ghét trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Những ngôi sao đầu tiên 'vinh dự' có hội nhóm antifan ở Việt Nam phải kể đến ca sĩ Bảo Thy và Sơn Tùng M-TP. Thậm chí, một kênh YouTube bôi xấu Sơn Tùng M-TP ra đời từ 6 năm trước có tới 165.000 subscribers và đến giờ vẫn có người xem.
Đó là câu chuyện trước khi có Facebook và hội nhóm ra đời. Với cơ chế lập nhóm dễ dàng mà không bắt buộc điều kiện gì, thời đại group mọc lên nhan nhản kéo theo nhiều hội nhóm xấu độc ở Việt Nam.
Tiêu biểu trong số này phải kể đến hội anti nhà văn Gào (tên thật Vũ Phương Thanh) với hơn 140.000 thành viên, anti hoa hậu Phạm Hương (50.000 thành viên), anti ca sĩ Chi Pu (15.000 thành viên), anti cặp đôi Quang Hải Huỳnh Anh (14.000 thành viên)...
Đặc biệt, có hẳn một hội nhóm chuyên bóc phốt người nổi tiếng trên Facebook với hơn 280.000 thành viên. Dù nhiều lần bị truy quét, hội nhóm Phu*** vẫn là thiên đường để các thành viên mặc sức bôi xấu người nổi tiếng mà không hề kiểm chứng. Trong khi đó, Facebook cũng không có cách gì để kiểm soát những nội dung như vậy.
Do dựa phần lớn vào AI, công cụ của Facebook không quét được các group nói xấu nếu hội nhóm đó sử dụng từ lóng hoặc viết tắt như 'HHHG' (hoa hậu Hương Giang), 'chị X' (nhà văn Gào), 'anh tôi' (MC Phan Anh)... Và thực tế, nếu áp dụng quét từ lóng kiểu này, hội nhóm Facebook sẽ chẳng còn lại gì.
Thực tế hội nhóm anti người nổi tiếng đã tồn tại từ lâu trên Facebook
Vì thế, Hương Giang hay bất cứ ai bị bôi xấu trên Facebook khó lòng yêu cầu mạng xã hội này giải quyết triệt để. Thay vào đó, những cách xử lý thường được áp dụng là nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng trên cơ sở Luật An ninh mạng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Tuy nhiên, việc xử lý antifan là không hề dễ dàng, như chuyên gia Nguyễn Ngọc Long (Blackmoon) lên tiếng cảnh báo "điều đó không khiến những người đang anti sẽ quay lại yêu thương và ủng hộ cô [Hương Giang]. Họ [các antifan] chỉ chuyển từ thấy ghét, không ưa qua thành căm thù và tức giận. Và hệ quả của điều đó là gì? Họ sẽ 'cẩn thận' hơn và bài bản hơn trong việc anti và tấn công cô trên nhiều mặt trận".
Sơn Tùng, Trấn Thành, Chi Pu... kiếm tiền trên Facebook bằng cách nào? Facebook không chỉ còn là một kênh giao lưu giữa người nổi tiếng và người hâm mộ mà đã trở thành một nguồn thu nhập "thời 4.0" cho những người nổi tiếng. Cách đây khoảng ba năm, SocialOne, dịch vụ chuyên cung cấp các công cụ giúp thực hiện các chiến dịch marketing trên Facebook, đã công bố một thống kê thú vị...