Facebook mua công cụ hack người dùng rồi trao nó cho FBI
Chính cách tiếp cận “ quái đản” này đã giúp Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) bắt giữ một kẻ lạm dụng trẻ em hàng loạt, nhưng nó cũng gợi ý nhiều rủi ro tiềm tàng.
Facebook đã đứng ra chi tiền để mua một công cụ hack cho FBI phá án
Trong nhiều năm, một gã đàn ông ở California (Mỹ) đã quấy rối và khủng bố các cô gái trẻ, tống tiền họ để ép chụp ảnh và quay video nuy, thậm chí hắn còn đe dọa sẽ diệt và hiếp họ hoặc khủng bố trường học của họ để đạt được mục đích.
Phần lớn sự lạm dụng này diễn ra qua Facebook, và giờ đây sau nhiều tháng đấu tranh cùng các nỗ lực không mệt mỏi của các bên liên quan thì gã đàn ông có tên Buster Hernandez (còn có biệt danh là Brian Kil) cũng đã nhận tội. Điều ít ai ngờ là chính Facebook đã trả tiền cho một công ty bảo mật để phát triển vụ hack chính mạng xã hội này để giúp Facebook tìm ra kẻ này.
Theo khám phá của trang tin Motherboard, Facebook đã trả cho một công ty tư vấn an ninh mạng hàng triệu USD để phát triển một công cụ hack mà qua đó có thể xâm nhập vào hệ điều hành Tails vốn tập trung vào quyền riêng tư. Ứng dụng này được cho là đã tận dụng một lỗ hổng của ứng dụng phát video của Tails để tìm ra địa chỉ IP thực của người xem video. Theo tiết lộ của các nhân viên hiện tại và cả cựu nhân viên của mạng xã hội này, Facebook đã trao công cụ này cho một người trung gian – người đã trao nó cho các đặc vụ liên bang. Sau đó, FBI nắm được một video nạn nhân gửi cho Hernandez và qua đó cho phép họ tiến hành bắt giữ hắn.
Các tội danh mà Hernandez đã thú nhận khá khủng khiếp, nhưng vai trò của Facebook trong vụ việc cũng đặt ra một số dấu hỏi nghiêm trọng về đạo đức kinh doanh. Liệu một công ty tư nhân có thể mua và khai thác công cụ hack người dùng của chính mình như Facebook đã làm hay không? Ngoài ra, vụ hack này diễn ra ở trên Tails chứ không phải Facebook và như người phát ngôn của Tails chia sẻ thì việc khai thác lỗ hổng này không hề được thông báo cho nhóm phát triển của họ.
Video đang HOT
Cũng không rõ liệu FBI có biết Facebook có liên quan đến việc phát triển công cụ khai thác lỗ hổng này hay không. Nhưng đây được cho là lần duy nhất mà Facebook đứng ra giúp cơ quan luật pháp Mỹ hack người dùng và người phát ngôn của mạng xã hội này cho biết công ty không muốn điều này trở thành tiền lệ. Facebook dường như đã biện minh cho hành động của mình rằng các hành vi của Hernandez là rất nghiêm trọng và khủng khiếp.
Tails không chỉ được giới tội phạm ưa thích sử dụng mà nó còn được hàng ngàn nhà hoạt động chính trị, nhà báo, các quan chức chính phủ và những người đang muốn ẩn mình do lo ngại bạo hành gia đình hoặc những nhà tư tưởng khác biệt sử dụng. Thậm chí, nó còn được cựu điệp viên CIA Edward Snowden khuyên dùng. Việc khai thác lỗ hổng của nó có thể bị lạm dụng để nhắm vào bất kỳ ai đang dùng Tails OS, chứ không chỉ riêng những kẻ xấu như Hernandez, dù hiện không có bằng chứng nào về việc lạm dụng này nhưng rõ ràng việc Facebook “mở” một cánh cửa hai mặt như thế là rất nguy hiểm.
Xóa 9 ứng dụng Android độc hại này ngay trước khi chúng hack FaceBook của bạn
9 ứng dụng Android giả từ Play Store đã được tải xuống 470,000 lần giả dạng như các công cụ tối ưu hóa hiệu suất. Trên thực tế, chúng đã truy cập trái phép vào tài khoản Google và Facebook của người dùng.
Đây là những gì được tiết lộ bởi Trend Micro, một công ty Nhật Bản chuyên về an ninh mạng.
Theo đó, Trend Micro mới đây đã xuất bản một bài đăng để báo cáo phần mềm độc hại nhắm mục tiêu người dùng Android từ Play Store. Chiến lược được áp dụng ở đây là khá nguy hiểm. Phần mềm độc hại trên thực tế ẩn trong các ứng dụng có tên như là "Speed Clean" hoặc "Super Clean". Nói cách khác, các hacker đã dùng ý tưởng giả dạng các ứng dụng làm tăng tốc điện thoại để lừa người dùng tải xuống.
Dưới đây là 9 ứng dụng Android bị nhiễm phần mềm độc hại mà bạn cần xóa ngay:
Shoot Clean-Junk Cleaner,Phone Booster,CPU Cooler
Super Clean Lite- Booster, Clean&CPU Cooler
Super Clean-Phone Booster,Junk Cleaner&CPU Cooler
Quick Games-H5 Game Center
Rocket Cleaner
Rocket Cleaner Lite
Speed Clean-Phone Booster,Junk Cleaner&App Manager
LinkWorldVPN
H5 gamebox
Được biết, thay vì hoạt động như bình thường thì các ứng dụng trên thay vào đó sẽ tải xuống tới 3,000 biến thể phần mềm độc hại trên điện thoại thông minh bị nhiễm và nhờ đó, họ sẽ có thể truy cập vào tài khoản Google và Facebook của các nạn nhân để thực hiện các hành vi quảng cáo lừa đảo. Trong đó, các ứng dụng gắn mác Cleaner sẽ hiển thị quảng cáo từ các nền tảng hợp pháp như Google AdMob hoặc Facebook Audience Network và sau đó mô phỏng các nhấp chuột vào quảng cáo.
Đáng chú ý, các ứng dụng độc hại này cũng nhắc nhở người dùng cấp cho họ quyền trong khi vô hiệu hóa Play Protect, chương trình bảo mật trong Cửa hàng Google Play. Điều này cho phép họ tải xuống ngày càng nhiều phần mềm lừa đảo mà không bị phát hiện.
Theo FPT Shop
Không có được sự trợ giúp từ Apple, FBI phải mất tới 2 tháng để bẻ khóa iPhone 11 Có vẻ như những tuyên bố của Apple về quyền riêng tư và bảo mật của người dùng không phải là những chiêu trò quảng cáo khi mới đây, FBI đã phải mất hơn hai tháng để bẻ khóa iPhone 11 để điều tra. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Facebook, Google và gần đây đã liên tục gặp những rắc...