Facebook mở rộng mạng lưới cáp biển ở châu Phi
Facebook và một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới gồm China Mobile và MTN Group đang xây dựng một tuyến cáp biển khổng lồ ở châu Phi.
Facebook muốn tăng tốc trong cuộc đua cung cấp kết nối internet tốc độ cao
Theo Bloomberg, các công ty có kế hoạch bổ sung quốc đảo Seychelles và Comoros ở Ấn Độ Dương, cũng như Angola và một kết nối mới với Nigeria vào đường cáp biển 2Africa này. Nó sẽ bổ sung cho một liên kết được công bố gần đây với quần đảo Canary và sẽ đưa tổng kết nối đến 35 địa điểm trên 26 quốc gia.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Facebook cho biết trong một email, “khoản đầu tư đáng kể của Facebook vào 2Africa dựa trên một số khoản đầu tư khác mà chúng tôi đã thực hiện ở châu lục này, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng ở Nam Phi, Uganda, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo”.
Lĩnh vực cáp dưới biển đang hồi sinh với Facebook và Google đứng sau khoảng 80% các khoản đầu tư gần đây vào các liên kết xuyên Đại Tây Dương. Các gã khổng lồ công nghệ đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về truyền dữ liệu nhanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như phát trực tuyến phim, nhắn tin, mạng xã hội, y tế từ xa… Trong thời kỳ bùng nổ dot-com những năm 1990, các công ty điện thoại đã chi hơn 20 tỉ USD để đặt các đường truyền cáp quang dưới các đại dương.
Dự án này là một phần trong kế hoạch lâu dài của Facebook nhằm dẫn đầu cuộc đua cung cấp internet nhanh và đáng tin cậy hơn ở châu Phi, lục địa có hơn 1,2 tỉ người với nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Facebook lần đầu tiên công bố kế hoạch cho một tuyến cáp mới dưới biển vào tháng 5.2020, thời điểm sau nỗ lực phóng vệ tinh vào năm 2016 của SpaceX.
Trong một thông tin được Bloomberg công bố vào tháng 5.2020, 2Africa là một trong những dự án cáp dưới biển lớn nhất trên thế giới, sẽ tốn dưới 1 tỉ USD. Việc sản xuất các phân đoạn đầu tiên của cơ sở hạ tầng đã bắt đầu ở Mỹ và công ty Nokia Oyj ‘Alcatel Submarine Networks được chọn để chế tạo cáp.
Các cuộc khảo sát hàng hải cho các đoạn mới của tuyến cáp có thể sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Tuyến cáp dài 37.000 km kết nối châu Phi, châu Âu và Trung Đông.
2Africa dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2024 và cung cấp công suất lớn hơn so với tổng tất cả các tuyến cáp biển đang phục vụ ở châu Phi. Các đối tác khác của dự án bao gồm Telecom Egypt Co, Vodafone Group Plc của Anh và Orange SA có trụ sở tại Paris (Pháp).
Facebook, Amazon xin vận hành tuyến cáp sau khi China Mobile rút lui
Facebook và Amazon hi vọng bắt đầu vận hành thương mại tuyến cáp biển nối giữa Philiipines và California (Mỹ) từ cuối năm 2022.
Facebook và Amazon đề nghị chính phủ Mỹ chấp thuận cho vận hành tuyến cáp biển mới, nối Philippines và California sau khi nhà mạng China Mobile đồng ý rút lui. Hai công ty hi vọng có thể vận hành thương mại từ cuối năm 2022.
Trong hồ sơ chung, Facebook và Amazon cho biết tuyến cáp sẽ cung cấp dung lượng mới đáng kể, đáp ứng nhu cầu gia tăng mỗi năm. Không chỉ hỗ trợ các ứng dụng của Facebook, nó còn hỗ trợ dịch vụ đám mây và kết nối với những trung tâm dữ liệu của Amazon.
Theo người phát ngôn Facebook, các bên tham gia nhất trí con đường tốt nhất để hoàn thành công trình và đưa tuyến cáp vào vận hành là thay đổi cấu trúc chủ sở hữu hệ thống, để họ thực hiện mục tiêu đưa kết nối đến nhiều người dân và khu vực hơn.
Mỹ lặp lại quan ngại về vai trò của Trung Quốc trong vận hành mạng lưới và nguy cơ gián điệp mạng. Khoảng 300 tuyến cáp biển hình thành "xương sống" của Internet, chuyên chở 99% dữ liệu toàn cầu.
Tháng 4/2020, Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) chấp thuận yêu cầu của Google để sử dụng một phần của tuyến cáp Pacific Light Cable Network System dài 12.875km, nối Mỹ - Châu Á, loại trừ Hong Kong.
Cơ quan quản lý cạnh tranh Anh quan ngại việc Facebook mua lại Giphy Chủ tịch cơ quan quản lý cạnh tranh Anh cho biết Facebook có thể rút/bỏ GIF khỏi các nền tảng cạnh tranh hoặc yêu cầu người dùng sử dụng nhiều dữ liệu hơn để mở chúng. Cơ quan quản lý Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh ngày 12/8 cho biết thương vụ mua lại nền tảng chia sẻ ảnh GIF...