Facebook loay hoay hạ nhiệt căng thẳng
Để giải quyết tình trạng bị tẩy chay, Facebook xem xét áp dụng lệnh cấm quảng cáo chính trị trước ngày diễn ra cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận với công ty cho hay.
Facebook đang đối mặt phong trào tẩy chay
Việc dừng quảng cáo có thể giúp bảo vệ người dùng trước những nội dung được lan truyền rộng rãi có thể gây hiểu lầm liên quan đến việc bầu cử. Đây có thể xem là nỗ lực của mạng xã hội lớn nhất thế giới trước hàng loạt cáo buộc do không kiểm soát thông tin gây ảnh hưởng đến quyền dân sự của người dùng.
Tuy nhiên, quyết định này cũng có thể gây tổn hại đến những chiến dịch tranh cử chính thống, giảm khả năng tiếp cận thông tin mới của các cử tri. Hiện ban lãnh đạo Facebook chưa xác nhận thông tin này và bỏ ngỏ thời điểm áp dụng lệnh cấm.
Đây là động thái mới nhất của Facebook sau một loạt động thái bất thành nhằm xoa dịu các phong trào tẩy chay mạng xã hội này.
Giá cổ phiếu Facebook giảm mạnh
Trong bài đăng trên trang cá nhân vào ngày 7.7, bà Sheryl Sandberg, Giám đốc vận hành của Facebook, cho biết Facebook đã đầu tư hàng tỉ USD để phát hiện và loại bỏ phát ngôn thù hận. Bà Sandberg khẳng định rằng động thái này của Facebook là nhằm bảo vệ quyền dân sự của người dùng chứ không phải để đối phó với làn sóng tẩy chay quảng cáo đang ngày càng lan rộng.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 7.7, đội ngũ ban lãnh đạo Facebook đã ngồi lại thảo luận với các thủ lĩnh của phong trào #StopHateforProfit. Phong trào này kêu gọi các công ty ngừng quảng cáo trên Facebook và Instagram trong ít nhất là tháng 7 khởi nguồn từ việc Facebook đã không can thiệp vào một bài của Tổng thống Donald Trump khi ông này đe dọa sử dụng bạo lực với người biểu tình đòi bình đẳng.
Sáng kiến này đã thu hút sự ủng hộ đáng kinh ngạc từ hơn 500 công ty, trong đó có Coca-Cola, Starbucks, Ford, Microsoft đồng ý tạm dừng chi ngân sách quảng cáo trên Facebook và Instagram, khiến cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới giảm 8% ngay trong đầu tháng 7 và tiếp tục giữ mức thấp cho đến tuần qua.
Cần thêm nhiều công ty tham gia
Tờ The New York Times ngày 8.7 đưa tin nhóm vận động đưa ra nhiều yêu cầu đối với Facebook nhằm đảm bảo quyền dân sự cho người dùng bao gồm bổ nhiệm một giám đốc chuyên về dân quyền, nộp bản kiểm toán độc lập thường xuyên và cập nhật thêm các tiêu chuẩn cộng đồng. Tuy nhiên, Facebook chỉ cam kết sẽ tuyển dụng nhân sự cho vị trí dân quyền mà không kèm theo giải pháp nào khác.
Forbes dẫn lời Jonathan Greenblatt, một trong những người dẫn đầu phong trào, cho biết ông cảm thấy rất thất vọng sau buổi gặp gỡ. “Họ không có bất kỳ câu trả lời cụ thể nào cho những yêu cầu của chúng tôi”, ông Greenblatt nhấn mạnh. Chủ tịch Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu NAAC Derrick Johnson cũng bác bỏ những nỗ lực của Facebook vì cho rằng công ty này chỉ quan tâm đến cuộc đối thoại hơn là hành động cụ thể.
Theo các chuyên gia kinh tế chia sẻ với Forbes, mặc dù khiến giá cổ phiếu của Facebook chao đảo, nhưng chiến dịch tẩy chay sẽ phải cần thêm rất nhiều công ty tham gia trong một khoảng thời gian dài hơn để có thể khiến nền tảng này suy nghĩ lại về cách vận hành của mình.
“Chúng ta sẽ không thay đổi chính sách hoặc cách tiếp cận đối với bất kỳ điều gì chỉ vì mối đe dọa đối với doanh thu. Các công ty rồi sẽ sớm quảng cáo trở lại”, tờ The Information trích tin nhắn của CEO Mark Zuckerberg gửi cho các nhân viên hồi đầu tháng 7.
Mỹ - Trung Quốc đang căng thẳng vì một sợi cáp dưới biển
Sâu dưới biển hàng trăm mét, nơi ít ai đặt chân tới, đang là nơi thể hiện sự căng thẳng Mỹ - Trung Quốc.
Vào năm 2016, hai ông lớn công nghệ là Facebook và Google đã bắt tay nhau hợp tác đầu tư với các công ty viễn thông Trung Quốc là TE SubCom và Dr.Peng Telecom & Media nhằm triển khai xây dựng dự án mang tên Mạng cáp quang Thái Bình Dương (Pacific Light).
Mạng cáp quang Thái Bình Dương được đánh giá là một dự án đầy tham vọng với mục tiêu mở rộng lưu lượng truy cập Internet giữa hai châu lục, theo kế hoạch sẽ kết nối các khu vực Mỹ, Hong Kong, Đài Loan và Philippines.
Tuyến Pacific Light sẽ nối trực tiếp giữa Hong Kong và Los Angeles.
Nếu chính thức đi vào hoạt động, Pacific Light sẽ trở thành tuyến cáp quang dưới biển đầu tiên làm cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực Hong Kong và Mỹ. Với chiều dài 12.800 km cùng tốc độ truy cập được dự đoán lên tới 120 terabyte/giây, tuyến cáp quang này có khả năng cho phép 80 triệu cuộc họp video trực tuyến chất lượng cao diễn ra cùng lúc.
Tuy nhiên, dự án Pacific Light tuyến kết nối giữa Hong Kong và Mỹ đang phải hứng chịu nhiều làn sóng phản đối từ phía Mỹ.
Theo lời các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố, tuyến cáp quang 12.800km Pacific Light có thể sẽ trở thành "miếng mồi ngon" cho các hoạt động tình báo Trung Quốc, vốn là mối hiểm họa tiềm tàng cho an ninh quốc gia dưới quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt trong thời điểm mối quan hệ giữa hai nước này đang tiến triển không mấy tốt đẹp.
Ngày 17/6, Team Telecom, một đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi các rủi ro bảo mật thông qua dịch vụ viễn thông quốc tế đã phải "nhắc nhở" Ủy ban Truyền thông Liên bang từ chối phê duyệt dự án này.
Theo Wall Street Journal, Pacific Light là một trong hàng chục tuyến cáp quang biển của Mỹ, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nghị sỹ Mỹ phải hướng sự chú ý đến vấn đề này do e ngại sự toàn vẹn của an ninh quốc gia. Không khí căng thẳng giữa hai nước Mỹ-Trung đang thúc đẩy các yếu tố cạnh tranh chính trị hơn bao giờ hết.
Sự phát triển của kỷ nguyên số đi kèm lối sống ngày càng tập trung vào các dịch vụ trực tuyến trên nền tảng video, hình ảnh đã làm tăng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu đáp ứng khả năng truyền tải dữ liệu xuyên suốt. Hiện nay 99% dữ liệu xuất hiện trên Internet mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều thông qua mạng lưới cáp quang ngầm dưới đại dương.
Được mệnh danh là con rắn khổng lồ, Pacific Light có chiều dài 12.800km.
Nhiều công ty công nghệ đang thúc đẩy đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu mới và các tuyến cáp quang biển nhằm lưu trữ và truyền tải dữ liệu thông tin. Tốc độ và khả năng bảo mật được xem như những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu, truyền thông và thương mại. Các cơ sở hạ tầng Internet đang dần trở thành một phần trong chiến lược cạnh tranh địa chính trị giữa các nước, phản ánh trong nhiều chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Chia sẻ với Financial Times, ông Thomas Kurian, Giám đốc điện toán đám mây của Google xác nhận họ sẽ phải tìm những phương án mới cho tuyến cáp xuyên biển này.
"Chúng tôi đang tìm phương án thay thế. Chúng tôi luôn có kế hoạch thay thế. Khi chúng tôi nhìn vào một địa điểm chính, thì tốt nhất là có sẵn một địa điểm phụ để đảm bảo", ông Kurian chia sẻ.
Chính quyền Trump muốn xây nhà máy chip tại Mỹ giữa căng thẳng với Trung Quốc Đại diện từ hai nhà sản xuất chip cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang đàm phán với các công ty bán dẫn để xây nhà máy tại Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters Người phát ngôn Intel William Moss cho biết Intel đang thảo luận với Bộ Quốc phòng để cải thiện nguồn vi điện tử và công nghệ liên quan nội...