Facebook Home chết yểu
Theo báo New York Times, toàn bộ đội ngũ phát triển ứng dụng Facebook Home đều đã chuyển sang làm công việc khác. Trong khi đó, số phận của chiếc “điện thoại Facebook” HTC First cũng không khá khẩm hơn.
Phần mềm Facebook Home mới được ra mắt chưa đầy 6 tháng và bị người dùng đánh giá kém cỏi do hoạt động không ổn định. Ngay cả CEO Mark Zuckerberg cũng thừa nhận: “Tôi tin chắc rằng Home đang được đón nhận không tốt như tôi mong đợi”. Thậm chí, trang công nghệ BGR cho biết mọi chuyện tệ đến mức các nhân viên bán hàng của AT&T còn không buồn tiếp thị HTC First, chiếc điện thoại được cài sẵn Facebook Home, tới khách hàng.
Tờ New York Times đưa tin: “Gần đây, Facebook đã chuyển sang chiến lược mới, nhấn mạnh vào các ứng dụng di động như Instagram, WhatsApp và Messenger – các ứng dụng bổ trợ cho ứng dụng chính của công ty. Facebook cũng đã cơ cấu lại nguồn lực của mình. Ví dụ, Joey Flynn, thiết kế trưởng của Facebook Home đã rời dự án để thiết kế và ra mắt Slingshot, một ứng dụng chia sẻ ảnh giống như Snapchat. Các thành viên cũ của nhóm Home như giám đốc sản phẩm Adam Mosseri cũng đã tập trung vào các dự án di động khác”.
Trong khi đó, chỉ một tháng sau khi ra mắt, giá bán của chiếc điện thoại Facebook HTC First đã giảm chỉ còn 0,99 USD kèm hợp đồng. Theo trang công nghệ BGR, “doanh số của HTC First cực kỳ thấp, thấp đến mức AT&T đã quyết định dừng bán máy. Nguồn tin tại AT&T đã xác nhận rằng HTC First, chiếc smartphone đầu tiên được cài sẵn Facebook Home sẽ bị ngừng bán và hàng tồn kho sẽ được chuyển cho HTC. AT&T chỉ bán được 15.000 chiếc cho đến tuần trước khi giá máy giảm chỉ còn 0,99 USD”.
Video đang HOT
Việt Dũng
Nguồn BGR
Facebook mua WhatsApp: 19 tỷ USD có quá hoang phí?
Với hơn 450 triệu người sử dụng ngoài nước Mỹ, nền tảng nhắn tin di động WhatsApp đang được xem là sát thủ của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Theo một số thông tin, Facebook sẽ chi hơn 19 tỷ USD để có được WhatsApp. Đây là số tiền khổng lồ và nhiều hơn con số chi cho Snapchat. Thực tế cho thấy WhatsApp đang là mối đe dọa lớn nhất có khả năng đánh bật Facebook ở quy mô lớn, nhất là với những người dùng trẻ tuổi.
WhatsApp tuyên bố, tính đến tháng 12 năm ngoái, đã có hơn một nửa người dùng sử dụng nền tảng nhắn tin di động này thay cho Facebook. Đây là điều mà Facebook phải thật sự chú ý bởi dự tính trong năm 2014, nhiều khả năng gã khổng lồ này sẽ trở thành một "mobile company" (công ty về điện thoại di động) và mở rộng thành một "messaging company" (mô hình công ty chuyên về tin nhắn). Tương lai được dự tính này hoàn toàn phụ thuộc vào apps (các ứng dụng) bao gồm Facebook, Facebook Messenger, Facebook Home và Instagram, những thứ cạnh tranh trực tiếp với WhatsApp.
Theo báo cáo của Facebook, trong tháng 1/2014, đã có hơn 945 triệu người dùng điện thoại sử dụng các ứng dụng để kiểm tra News Feed và nhắn tin cho nhau. Trong khi đó, WhatsApp cũng tuyên bố họ đang có hơn 459 triệu người dùng mỗi tháng trò chuyện với nhau, cập nhật status, lập nhóm trò chuyện , ghi chú cũng như gửi hình ảnh và video.
Tuy còn đơn giản nhưng ưu điểm lớn nhất của ứng dụng này là kết nối đơn giản, không giới hạn tin nhắn và nhất là hoàn toàn miễn phí. Nó cũng phong phú hơn so với nhắn tin và MMS truyền thống, người dùng có thể gửi hầu hết các thông tin trên điện thoại của mình một cách nhanh chóng và không phức tạp.
Hiện tại đang có rất nhiều ứng dụng nhắn tin phổ biến, và có lẽ không gì là phổ biến hơn Facebook (bao gồm các ứng dụng chính của mạng xã hội này). Nhưng trong năm qua, sự phát triển rộng khắp của các ứng dụng như WhatsApp, WeChat, Kik, Line, và Viber đã khiến những gã khổng lồ công nghệ phải bất ngờ và dè chừng.
Không ai trong số này quy mô hơn Facebook nhưng hai trong số đó là WhatsApp và WeChat (phổ biến chủ yếu tại Trung Quốc) chắc chắn lớn hơn so với Twitter. Và tất nhiên, những ứng dụng này cùng nhau lôi kéo người dùng nhiều hơn, nhắn tin nhiều hơn... và cao hơn cả những bước đầu tư của Mark Zuckerberg vào thị trường này.
Trước thực trạng này, những gã khổng lồ công nghệ đều có những phản ứng và động thái khác nhau. Facebook cố gắng mua lại Snapchat, nhân bản và phát triển với Poke. Instagram tăng cường Direct Messages và Twitter cho riêng mình. Google thống nhất tất cả các sản phẩm trò chuyện của mình theo "Hangouts" nhưng kết quả chưa thật sự được ghi nhận.
Rõ ràng những gã khổng lồ về công nghệ đã mất quyền kiểm soát tin nhắn. Đơn cử là phiên bản mới nhất Facebook Messenger, dường như cũng dựa trên nền tảng thiết kế của WeChat và Line, những ứng dụng được cho là rất xa lạ với hầu hết người dùng tại Mỹ.
Nhìn chung, đối thủ lớn nhất của các đại gia công nghệ hiện nay về tin nhắn không ai khác chính là WhatsApp, Năm ngoái, chính nhà phân tích Charles Golvin của Forrester Researchđã bảo rằng "Tại Brazil, Mexico, Tây Ban Nha ... 25% thời gian người dân sử dụng điện thoại thông minh đều tốn thời gian cho WhatsApp". Đây thực sự là con số mà Facebook không thể xem thường và bỏ qua.
Tuy vậy, cũng nhiều ý kiến cho rằng việc Facebook mua lại nền tảng nhắn tin di động có sự tăng trưởng nhanh nhất hiện nay với giá 19 tỷ USD bằng tiền mặt và cổ phiếu là một sự hoang phí và không mang lại nhiều lợi ích.
Như vậy, thời gian qua có thể thấy các đại gia công nghệ đang vật lộn và tìm mọi cách để tìm ra hoặc biến bản thân mình trở thành dịch vụ nhắn tin hoàn hảo kế tiếp. Đặc biệt là Facebook khi đại gia này đã công khai tuyên bố "nỗi ám ảnh" của mình bằng việc xác định, tạo ra những điều gây bất ngờ tiếp theo- một phiên bản Facebook mới mẻ kế tiếp. Để làm được điều này, nhiều thông tin gã khổng lồ đã chi hơn 100 triệu USD vào một dịch vụ phân tích và thiết kế để theo dõi các ứng dụng tương tự như WhatsApp.
Theo VNE
Facebook cập nhật ứng dụng Home cho điện thoại Android Ngay từ khi ra mắt, ứng dụng di động đặc biệt Facebook Home đã gây ra nhiều tranh cãi với việc "chen lấn" các ứng dụng khác trên nền tảng Android và đặt các cập nhật trạng thái, hình ảnh và tin nhắn của Facebook vào trọng tâm. Màn hình khóa của ứng dụng Facebook Home. (Ảnh chụp từ màn hình) Dù vậy,...