Facebook “dễ nhớ” hơn sách
Chắc hẳn trong chúng ta, mỗi khi muốn đăng một lời bình luận hay status lên trang mạng xã hội Facebook, bạn sẽ suy nghĩ ít nhất một đến hai lần về nội dung của đoạn status đấy. Theo một nghiên cứu được thực hiện mới đây, nội dung cập nhật các trạng thái status dễ dàng được ghi nhớ hơn cả những dòng viết trong 1 trang sách hay khuôn mặt của một người lạ đối với người dùng Facebook.
Theo các nhà nghiên cứu, những dòng nội dung cập nhật trạng thái trên Facebook dễ nhớ hơn 1,5 lần so với nội dung những câu bình thường trong một trang sách và dể nhớ hơn 2,5 lần so với đường nét khuôn mặt của những người lạ mặt. Những con số cụ thể này sẽ góp phần chỉ rõ sự khác biệt trong hiệu quả ghi nhớ của bộ não con người.
“ Chúng tôi thực sự rất ngạc nhiên,” Laura Mickes, một học giả tham quan tại Đại học California, San Diego và là nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Warwick cho biết. “ Sự chênh lệch hiệu suất bộ nhớ này cũng khá tương tự như sự khác biệt giữa những người mất trí nhớ và người có bộ não thông thường.”
Nội dung cuộc nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Trí nhớ và Nhận thức, trong đó các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với hơn 200 nội dung bài post ngẫu nhiên trên Facebook. Họ đã thống nhất lựa chọn các bài post có nội dung dài tương tự như các câu viết trong sách và loại bỏ tất cả những dấu hiệu bất thường khiến các nội dung này dễ nhớ hơn đối với người dùng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho biết có nhiều yếu tố khiến nội dung của những bài post này dễ nhớ hơn nhưng lý do hàng đầu chính là nội dung trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số mà cụ thể là bài post Facebook có sự gần gũi mật thiết và chặt chẽ với cách mà con người nói chuyện, trao đổi. Sự gần gũi của các nội dung được giao tiếp qua phương tiện trực tuyến giống với nội dung giao tiếp hàng ngày khiến chúng dễ nhớ hơn các nội dung trong sách vở, vốn được biên soạn và chuẩn bị một cách cẩn thận.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm tác giả Daniel Bajic, Ryan Darby và Vivian Hwe của trường Đại học California, San Diego và Jill Warker của trường Đại học Scranton.
Theo Genk
Nỗi ghen tị của người dùng Facebook
Chứng kiến bạn bè đi khắp đó đây, có người yêu xinh xắn/đẹp trai, thậm chí chỉ vì thấy status của họ nhận được nhiều "like" hơn cũng khiến người dùng Facebook không vui.
Khi chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người có xu hướng chỉ chọn đăng những bức ảnh trông họ đẹp nhất, khoe món ăn ngon, có chồng chiều, con xinh hoặc liên tục cập nhật những tấm hình chụp họ đang ở đi du lịch ở những nơi thú vị... Vì thế, khi xem được những nội dung này trên tài khoản của bạn bè, nhiều người so sánh với cuộc sống của mình và cảm thấy bi quan khi thấy mình cô đơn, chẳng được ai quan tâm, công việc nhàm chán, không có tiền đi chơi...
Điều này được chứng minh qua nghiên cứu có tên "Envy on Facebook: A Hidden Threat to Users' Life Satisfaction?" (Sự ghen tị trên Facebook: Mối đe dọa tiềm ẩn tới sự hài lòng với cuộc sống) được hai trường ở Đức phối hợp thực hiện là Đại học Humboldt và Đại học kỹ thuật Darmstadt.
Theo kết quả mới được công bố, cứ ba người tham gia khảo sát thì có một người cảm thấy chán, thất vọng sau khi truy cập Facebook. Những ai có thói quen đọc thông tin hơn là chia sẻ nội dung lên mạng lại càng bị tác động nhiều nhất.
"Dù điều này có thể được đoán trước, nhưng chúng tôi vẫn ngạc nhiên trước số lượng người có trải nghiệm tiêu cực từ Facebook. Sự ghen tị khiến họ dễ bực bội, khó chịu", nhà nghiên cứu Hanna Krasnova thuộc Viện hệ thống thông tin của Đại học Humboldt nhận xét. "Họ tốt nhất không nên hoặc hạn chế dùng Facebook".
Nội dung gây "ức chế" nhất chính là ảnh du lịch khi hơn một nửa số người tham gia thừa nhận họ thấy sự ghen tị nổi lên khi click vào các album mô tả cảnh bạn bè họ đi chơi, nghỉ mát... "Tôi ghét nhất là trong khi mình đang phải vùi đầu trong công việc mà có người cứ thỉnh thoảng lại vứt lên Facebook một vài tấm ảnh ở đâu đó. Ghét hơn nữa là có những bạn lại vào bình luận kiểu: Ôi bạn làm tớ nhớ đến chỗ này, chỗ nọ quá", thành viên Hoài Anh chia sẻ.
Nội dung tạo sự đố kỵ thứ hai là khi số lời chúc mừng sinh nhật bạn bè nhiều hơn so với của họ trước đó hoặc khi bạn bè nhận được quá nhiều "like", bình luận cho những bức ảnh, status và nội dung khác mà họ đăng lên.
"Tham gia Facebook thụ động (chỉ đọc không đóng góp nội dung) là một trong các thủ phạm chính của sự ghen tị, dù họ không thể hiện ra", nghiên cứu khẳng định.
Kết quả khảo sát cũng nhận thấy người ở độ tuổi 30 dễ ghen với hạnh phúc gia đình của người khác trong khi phụ nữ lại chạnh lòng khi thấy người khác đẹp hơn, dùng đồ đắt tiền... hơn họ.
Chính những cảm giác này khiến không ít người tích cực khoe trên Facebook để tự huyễn hoặc bản thân hoặc khiến người khác cũng phải ghen tị với họ. Chẳng hạn, đàn ông thường tự "đánh bóng" bản thân bằng cách kể những thành tích mà họ đạt được trong công việc, sắm nhà cửa, xe hơi... trong khi phụ nữ thích khoe họ xinh đẹp, được nhiều người khen, được chồng tặng những món quà xa xỉ...
Các nhà nghiên cứu cho hay tuy khảo sát chỉ diễn ra ở Đức, kết quả này lại mang tính toàn cầu dù mức độ mỗi nơi có thể chênh lệch nhau.
Đầu năm ngoái, Jake Reilly, 24 tuổi ở Chicago (Mỹ), cũng quyết định không truy cập Facebook, Twitter hay gửi e-mail, SMS... trong suốt 3 tháng. "Facebook là trò vô bổ vì người ta chỉ đưa lên đó những ảnh đẹp nhất, chỉ khoe khi vào nhà hàng xịn nhất. Trên đó, bạn luôn thấy những người có công việc tốt hơn, đi du lịch nhiều hơn, có vợ xinh hơn và rất nhiều thứ khác hay ho hơn của bạn. Bạn chẳng bao giờ hiểu được góc khuất của họ", Reilly khẳng định.
Theo VNE
Nút like: Vừa chia sẻ, vừa vô cảm Một icon nhỏ bé, mất chưa đến 1 giây để bấm nhưng "mua vui" cho cả thế giới đó chính là nút "Like". Được thay thế bởi tiền thân là một cụm từ khá dài "Become a Fan", nút "Like" nhanh chóng được nhiều người yêu thích bởi tính tiện dụng, tương tác hiệu quả và nhanh chóng. Khác với nút "Share"-chia sẻ,...