Facebook đang thâu tóm và dìm chết đối thủ
Giới chức Mỹ cho rằng Facebook không theo kịp các đối thủ trong quá trình chuyển đổi sang nền tảng di động nên đã tìm cách chèn ép, thao túng thị trường.
Hôm 19/8, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) thông báo nộp đơn kiện bổ sung đối với Facebook về hành vi độc quyền. Cơ quan này cho rằng mạng xã hội do Mark Zuckerberg điều hành cạnh tranh không lành mạnh bằng cách thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn như Instagram và WhatsApp.
“Facebook thiếu sự nhạy bén trong kinh doanh và khả năng về kỹ thuật để tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang di động. Sau khi không cạnh tranh được với các nhà sáng tạo mới, Facebook đã mua lại hoặc dìm chết họ một cách bất hợp pháp nếu cảm thấy bị đe dọa”, Holly Vedova, quyền Giám đốc Cục Cạnh tranh của FTC tuyên bố.
FTC lật lại vụ án chống độc quyền đối với mạng xã hội do Mark Zuckerberg điều hành.
Video đang HOT
Theo Reuters , hồ sơ bổ sung của cơ quan này khẳng định không có nhà cung cấp mạng xã hội cá nhân nào khác ở Mỹ đạt quy mô gần với Facebook. Vì vậy, họ dùng lợi thế đó để thao thúng thị trường.
Tháng 12/2020, FTC đã khởi kiện, yêu cầu tòa án bắt buộc Facebook phải bán Instagram và WhatsApp, 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp bị họ thâu tóm lần lượt vào năm 2012 (với giá 1 tỷ USD) và 2014 (19 tỷ USD). Hồ sơ được gửi đi với sự đồng ý của Joseph Simons, Chủ tịch FTC tại thời điểm đó.
Sang tháng 6, Thẩm phán James Boasberg của Tòa án Quận Columbia cho rằng FTC không đưa ra được bằng chứng về việc Facebook có khả năng thao túng thị trường mạng xã hội. Ông cho phép FTC bổ sung hồ sơ trước 29/7, sau đó lùi sang ngày 19/8.
Thẩm phán Boasberg cũng bác bỏ một vụ kiện chống lại Facebook do hơn 40 bang đưa ra với lập luận tương tự.
Trong lần bổ sung hồ sơ này, tân Chủ tịch FTC Lina Khan là người đã bỏ phiếu đồng ý gửi đơn kiện đến tòa án.
Hồi giữa tháng 7, Facebook đề nghị FTC loại bỏ Chủ tịch Lina Khan khỏi vụ kiện. Họ cho rằng bà Khan từng nhiều lần chỉ trích vấn đề các tập đoàn lớn độc quyền kinh doanh, ngay từ khi chưa đảm nhiệm chức vụ tại Ủy ban. Vì vậy, ý kiến của bà sẽ không khách quan.
Tuy nhiên, cuối cùng Lina Khan vẫn tham gia biểu quyết thông qua việc lật lại vụ án chống độc quyền đối với Facebook tại tòa.
Chính quyền Mỹ cùng các bang đã đệ trình tổng cộng 5 vụ kiện chống lại Facebook và Alphabet (tập đoàn mẹ của Google) vào năm ngoái. Động thái đó diễn ra sau khi các nghị sỹ bất bình vì sức ảnh hưởng của mạng xã hội đối với nền kinh tế và chính trị của nước này.
Facebook bị tố 'mua lại và chôn vùi' đối thủ
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã nộp đơn khiếu nại chống lại Facebook, bổ sung thêm các chi tiết làm rõ hành vi chèn ép đối thủ của mạng xã hội này.
Với độ dài 80 trang, khiếu nại mới nhất của FTC dài hơn bản gốc và bao gồm nhiều chi tiết hơn để củng cố chủ trương Facebook là công ty độc quyền. FTC tranh luận Facebook thống trị thị trường mạng xã hội cá nhân Mỹ với hơn 65% người dùng hoạt động hàng tháng từ năm 2012.
FTC tố cáo Facebook độc quyền thị trường mạng xã hội cá nhân.
FTC lặp lại yêu cầu tòa án ra lệnh cho Facebook bán Instagram và WhatsApp. Công ty đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014 với giá 19 tỷ USD. FTC tố Facebook dùng kỹ thuật "mua lại hoặc chôn vùi" đối thủ bất hợp pháp để phá vỡ sự cạnh tranh.
Đáp lại, người phát ngôn Facebook gọi khiếu nại của FTC là vô nghĩa và khẳng định hai thương vụ mua WhatsApp và Instagram đều hợp pháp. Tòa án ra hạn chót cho Facebook ngày 4/10 để phản hồi lại khiếu nại.
Vụ việc đánh dấu một trong các thách thức pháp lý lớn nhất đối với đế chế mạng xã hội của Facebook. Nếu thành công, nó có thể dẫn đến việc Facebook phải bán hai công ty con. Dẫn đầu vụ kiện là Chủ tịch FTC Lina Khan, người tham gia báo cáo quốc hội đột phá năm ngoái về việc lạm dụng thị trường để bảo toàn quyền lực của Facebook, Amazon, Apple và Google. Facebook kêu gọi bà Khan rút lui khỏi bất kỳ quyết định nào xung quanh vụ kiện chống độc quyền của FTC, nhưng bất thành.
Trong đơn khiếu nại trước đó, Thẩm phán James Boasberg của Tòa án Quận Columbia nhận xét các tuyên bố của FTC về tình trạng độc quyền của Facebook là "mơ hồ". FTC không đưa ra được bất kỳ số liệu nào để chứng minh Facebook độc quyền. Vì vậy, đơn khiếu nại sửa đổi đã giải quyết những thiếu sót này khi nêu thời gian người dùng sử dụng Facebook so với các đối thủ hay số lượng người dùng hàng ngày, hàng tháng.
Đơn cũng bổ sung ví dụ về các công ty Facebook đã mua lại và đóng cửa trong những năm qua, hay những dịch vụ mà Facebook triển khai để chống lại đối thủ. Không chỉ có vậy, từ năm 2007, Facebook mời các ứng dụng đến với nền tảng của mình để tăng sức hấp dẫn, nhưng nhận ra một số có thể biến thành đối thủ. Do đó, hãng đã đóng sập cửa với bất kỳ ứng dụng nào có nguy cơ vào năm 2013. Năm 2018, dưới áp lực của châu Âu, Facebook mới khôi phục.
Trung Quốc siết chặt cạnh tranh không lành mạnh trên Internet Giới chức Trung Quốc đang lấy ý kiến ở một dự luật nhằm ngăn cản hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường Internet. Tổng cục Quản lý thị trường Trung Quốc (SAMR) mới đây đã ban hành dự luật nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên không gian mạng. Trong đó, các công ty Internet...