Facebook đăng ký dịch vụ Bitcoin, tiền mã hóa
Meta, công ty mẹ của Facebook thông báo đã nộp đơn đăng ký bản quyền và phát triển các dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa tại Brazil.
Facebook (hiện đổi tên thành Meta) đã nộp đơn đăng ký thương hiệu cho một số sản phẩm mới liên quan đến blockchain tại Brazil. Theo hồ sơ được công bố, Meta sẽ tập trung phát triển hệ thống phần cứng và ứng dụng liên quan đến lĩnh vực tiền số và Bitcoin.
Theo BeInCrypto, hồ sơ được nộp cho Cục Sở hữu Công nghiệp (INPI) tại Brazil hôm 5/10/2021 và đang trong quá trình xét duyệt.
Thông tin về hồ sơ mà Meta nộp cho INPI.
Các sản phẩm và dịch vụ gắn liền với tiền mã hóa như sàn giao dịch, ví nóng, lạnh được Facebook đề cập trong bộ hồ sơ, theo CoinTelegraph.
Video đang HOT
“Thiết kế, xây dựng và triển khai hoạt động xác thực giao dịch tiền số, bao gồm các giao dịch liên quan đến Bitcoin được thực hiện trên ứng dụng bên thứ ba”, hồ sơ của Meta mô tả lộ trình phát triển sản phẩm.
Kể từ khi đổi thương hiệu sang Meta, công ty này đã chuyển chiến lược tập trung vào các sản phẩm liên quan đến vũ trụ ảo (metaverse) và Web3, thế hệ Internet tiếp theo được xây dựng trên nền tảng blockchain.
Facebook đã chấm dứt dự án tiền ổn định giá ( stablecoin) Diem mà họ đã theo đuổi từ năm 2019. Meta thông báo đang hợp tác với các ngân hàng đầu tư nhằm hỗ trợ họ chuyển nhượng tài sản và sở hữu trí tuệ gắn với dự án Diem. Cuộc hành trình với đồng stablecoin này là bước đầu của chiến lược metaverse đầy tham vọng trong 10 năm tới.
Trong tuần trước, Meta thông báo họ đang phát triển tính năng cho phép người dùng hiển thị tác phẩm số gắn với token không thể thay thế (NFT) trên ảnh bìa, tường nhà. Facebook cho biết sẽ phát hành gian hàng mua bán NFT trên nền tảng mạng xã hội của họ trong tương lai gần.
Các đại gia công nghệ khác như Apple, Microsoft cũng tham gia cuộc đua blockchain và metaverse. Microsoft gây chấn động giới đầu tư bằng thương vụ thâu tóm hãng game Activision Blizzard với 70 tỷ USD tiền mặt. “Game là lĩnh vực giải trí sôi động nhất hiện tại. Đây là quân bài chủ lực trong việc phát triển các nền tảng vũ trụ ảo”, CEO Microsoft, Satya Nadella nhận định khi thương vụ được công bố.
Hôm 27/1, CEO Apple, Tim Cook đưa ra nhận định tích cực về metaverse và cho biết “công ty đang đầu tư một cách phù hợp”. Tim Cook cho biết có 14.000 ứng dụng trên App Store sử dụng ARKit, nền tảng phát triển ứng dụng AR cho thiết bị iOS của Apple.
Chính quyền Mỹ chuẩn bị đưa Bitcoin vào khuôn khổ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị ban hành bộ khung pháp lý hoàn chỉnh cho Bitcoin và thị trường tiền mã hóa.
Nhà Trắng cho biết sẽ sớm công bố bộ khung pháp lý nhằm đưa Bitcoin và thị trường tiền mã hóa vào khuôn khổ. Chính quyền liên bang cho rằng tình trạng quy định lộn xộn giữa các ban ngành và cơ quan khiến họ phải thực hiện bước đi này.
Theo Bloomberg, chính phủ Mỹ sẽ công bố bản kế hoạch cấp liên bang về tài sản số trong tháng 2. Các cơ quan trực thuộc chính quyền liên bang có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro và cơ hội của loại tài sản này.
Bản kế hoạch này là một phần trong chiến dịch thắt chặt an ninh quốc gia của Mỹ. Trong giai đoạn tới, chính phủ sẽ làm rõ vai trò của tiền mã hóa và từ đó xây dựng bộ quy chuẩn nhằm sớm hợp pháp hóa Bitcoin, thị trường tiền số, tiền ổn định giá (stablecoin) và token không thể thay thế (NFT).
Các quốc gia đang nghiên cứu và thử nghiệm tiền số do Ngân hàng Trung ương phát hành (CBDC).
"Vì tài sản số dễ dàng chuyển đi khắp thế giới, chúng tôi cần phải làm việc với nhiều quốc gia nếu muốn hoàn thiện mục tiêu", nguồn tin thân cận tại Nhà Trắng chia sẻ với Barron.
Các cơ quan sẽ tham gia vào chiến dịch này bao gồm Bộ Tài chính, Hội đồng Kinh tế Quốc gia và Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ. Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng xuất hiện do chính phủ cho rằng tiền mã hóa "có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và an ninh quốc gia".
Chính quyền Tổng thống Mỹ liên tục thúc giục Quốc hội nhanh chóng ban hành dự thảo về tiền mã hóa. Đầu tháng 11/2021, Bộ Tài chính Mỹ công bố bản báo cáo liệt kê các quan điểm của cơ quan này đối với stablecoin. Nội dung chủ yếu là các rủi ro đối với hệ thống thanh toán và an ninh tiền tệ mà tiền ổn định giá có thể gây ra.
Chính phủ Mỹ dự định sẽ phát hành đồng tiền mã hóa của riêng mình, hay được gọi là tiền số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). CBDC có giá trị tương đương với tiền pháp định hiện nay nhưng được phát hành và sử dụng hoàn toàn trên môi trường số.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang cân nhắc các kịch bản và rủi ro khi phát hành CBDC. Hôm 27/1, FED cho biết họ bắt đầu lấy ý kiến công chúng và các quan chức về vấn đề này cho đến hết 20/5.
Hiện nay, mỗi đơn vị thuộc chính phủ Mỹ đang quản lý một mảng của thị trường tiền số khiến cho chính sách chung bị xáo trộn. Theo Bloomberg, các lãnh đạo cấp cao liên tục có các buổi trao đổi trong thời gian qua và Tổng thống Joe Biden sẽ thông báo kế hoạch chính thức trong vài tuần tới.
Những yếu tố khiến giá Bitcoin mất mốc 40.000 USD Giá Bitcoin đã giảm xuống dưới mốc 40.000 USD và toàn bộ thị trường tiền mã hóa cũng đang trong giai đoạn bán tháo. Hơn 2 tháng kể từ khi lập đỉnh mới trên 69.000 USD vào tháng 11/2021, giá Bitcoin đã giảm hơn 43%. Những tác động từ kinh tế thế giới được cho là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư...