Facebook đã thay đổi như thế nào sau 1 năm lên sàn chứng khoán?
“Facebook ban đầu không dự định trở thành một công ty mà làm ra để thế giới cởi mở và kết nối hơn”, Mark Zuckerberg đã viết như vậy trong bức thư đăng kí gửi Ủy ban chứng khoán 3 tháng trước khi Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng ngày 18/5/2012.
Một năm sau ngày Facebook IPO, có nhiều điều không thay đổi: Zuckerberg vẫn mặc chiếc áo hoodie quen thuộc, các nhân viên vẫn đánh giá công ty và các lãnh đạo của mình rất cao, và Facebook vẫn liên tục nói về nhiệm vụ vĩ đại của mình là làm cho thế giới mở và kết nối hơn. Nhưng thời kì mà Facebook có thể tự xem mình không giống một công ty dường như đã xa rời.
Facebook bây giờ là một công ty thực thu, một tập đoàn lớn với giá trị thị trường lên đến 60 tỉ USD, 5000 nhân viên và có hơn 1,1 tỉ người dùng. Quan trọng nhất đó là Facebook buộc lòng phải đáp lại yêu cầu của các cổ đông nhiều hơn là người dùng của họ. Thực tế đơn giản đó đã ảnh hưởng đáng kể đếnFacebook, cả trong cách vận hành lần những tính năng mới được tung ra.
Tập trung vào kiếm tiền hơn
Trước đây, Facebook đã không đặc biệt quan tâm tới vấn đề tiền bạc, nhưng điều đó đã thay đổi khi công ty này phát hành cổ phiếu ra công chúng. Cũng trong lá thư gửi Ủy ban Chứng khoán nói trên, Zuckerberg đã cố gắng thể hiện mình quan tâm tới việc kiếm tiền hơn là mọi người tưởng trước đây.
“Phần lớn những người vĩ đại quan tâm đến việc làm ra hoặc là một phần của thứ gì đó vĩ đại, nhưng chính họ cũng quan tâm đến việc kiếm tiền. Thông qua quá trình xây dựng đội ngũ, cộng đồng nhà phát triển, thị trường quảng cáo và tiếp xúc các nhà đầu tư, tôi đã có được sự hiểu biết sâu sắc làm thế nào để xây dựng một công ty vững mạnh với cỗ máy kinh tế chắc chắn. Sự tăng trưởng bền vững có lẽ là cách tốt nhất để quy tụ nhiều người lại cùng giải quyết những vấn đề hệ trọng”, Zuckerberg viết.
Phần lớn những người vĩ đại quan tâm đến việc làm ra hoặc là một phần của thứ gì đó vĩ đại, nhưng chính họ cũng quan tâm đến việc kiếm tiền.
Mark Zuckerberg
Như đã đề cập, đó không phải là lời nói để đó. Trong cuộc họp doanh thu quý 3 của Facebook hồi tháng 10/2012, Zuckerberg đã cho biết mỗi nhóm sản phẩm của công ty đã thay đổi và tập trung vào việc đề ra các chiến lược nhằm tạo doanh thu. Sự thay đổi phương thức hoạt động này diễn ra cùng lúc với việcFacebook thử nghiệm một loạt các nỗ lực kiếm tiền mới ở tất cả các mảng sản phẩm khác nhau.
Facebook bắt đầu thu của người sử dụng 1 USD khi gửi tin nhắn vào hộp thư của những người không quen biết và tăng giá khi gửi những tin nhắn tới những người nổi tiếng trên mạng xã hội, ví dụ như bạn sẽ mất 100 USD khi gửi tin nhắn cho Zuckerberg. Facebook cũng đã giới thiệu cho người dùng một tùy chọn trả 7 USD để “quảng cáo” các đăng tải lên News Feed của bạn bè giúp tăng cơ hội các cập nhật này được nhìn thấy, điều mà trước đây hoàn toàn miễn phí.
Cuối cùng dĩ nhiên là quảng cáo, rất nhiều quảng cáo.
Video đang HOT
Đưa quảng cáo vào trọng tâm trước mắt
Kể từ khi IPO tháng 5 năm ngoái, Facebook đã giới thiệu các quảng cáo cài đặt ứng dụng di động, quảng cáo tái định vị dựa trên các thói quen trình duyệt của người sử dụng, các kết quả tài trợ khi tìm kiếm, một sản phẩm quảng cáo dành riêng cho di động và nhiều nữa. Có những quảng cáo nằm bên phải, cũng có những quảng cáo nằm ngay trên News Feed và cả các quảng cáo trong ứng dụng di động. Nếu những đồn thổi gần đây là sự thật, thì Facebook sẽ sớm có những quảng cáo trong video.
Giờ khó có thể nói các cải tiến sản phẩm lớn của Facebook sẽ được thiết kế nhiều hơn cho người sử dụng hay cho các nhà quảng cáo – cơ hội là dành cho cả hai.
Facebook đã bắt đầu tung ra News Feed mới được thiết kế lại hoàn toàn hồi tháng 3. Thiết kế này mang đến cho người sử dụng nhiều không gian hơn cho hình ảnh và có khả năng sắp xếp các nội dung theo ý mình. Nhưng công ty cũng nhận thấy việc thiết kế lại sẽ mang lại nhiều không gian hơn cho các nhà tiếp thị đăng tải các quảng cáo lớn và nhiều thông tin hơn trên News Feed. Các chuyên gia trong ngành cho biết việc thiết kế lại sẽ mở đường cho việc sớm giới thiệu các quảng cáo video.
Gần đây hơn, công ty đã giới thiệu Facebook Home , một ứng dụng màn hình khởi động cho Android.Facebook Home đặt các thông tin cập nhật của bạn bè vào vị trí trung tâm trên bất cứ điện thoại nào đã cài Home. Zuckerberg cho biết tư duy đằng sau Home là “đưa con người lên trước thay vì là các ứng dụng”. Nhưng rõ ràng đây cũng là cơ hội để Facebook đưa các quảng cáo đến người sử dụng trên màn hình di động – điều mà Zuckerberg cho biết là có thể xuất hiện trong tương lai.
Trở thành công ty ưu tiên di động
Trong khi người sử dụng than phiền về những thay đổi này, một số lại cho rằng đây là điểm tốt: Facebook đã chú ý tập trung nhiều hơn vào di động.
Facebook được sinh ra trong kỉ nguyên máy tính để bàn và tỏ ra khá chậm chạp trong việc xây dựng các ứng dụng smartphone khi quyết định sử dụng công nghệ HTML5, vốn dành cho nền tảng web. KhiFacebook chuẩn bị IPO, các nhà phân tích và đầu tư đã bắt đầu bày tỏ quan ngại về điểm yếu trên di động của mạng xã hội này và đặt câu hỏi liệu Facebook có thể đột phá cũng như có triển vọng trong dài hạn hay không? Áp lực này đã buộc Facebook nỗ lực hơn đối với di động một cách nghiêm túc.
Facebook đã xây dựng lại ứng dụng iPhone từ đầu, làm nó nhanh hơn đáng kể, và liên tục đưa ra các cập nhật cho từng ứng dụng trong vài tháng gần đây để cải thiện trải nghiệm người dùng. Trong nội bộ công ty, Facebook đã thực hiện được những bước tiến dài để đảm bảo mọi nhân viên tập trung vào di động: Đã có lúc, các giám đốc sản phẩm bị cấm truy cập phiên bản Facebook trên máy để bàn trong công ty, thay vào đó họ phải sử dụng phiên bản di động. Công ty cũng treo các poster “Droidfooding” xung quanh trụ sở để khuyến khích nhân viên chuyển sang sử dụng Android để hiểu hơn về nền tảng này.
Trong báo cáo doanh thu Q4/2012, Zuckerberg đã tuyên bố Facebook chính thức trở thành “một công ty di động”. Điều đáng chú ý là nhận định này có vẻ đã thành sự thật. Dù Facebook vẫn va vấp về hướng đi này, ví dụ như sự đón nhận hời hợt của người dùng với Facebook Home, nhưng thực tế là Facebook đang quan tâm tới trải nghiệm di động và chắc chắn đây là một bước đi đúng hướng.
Chảy máu chất xám
Việc các nhân viên ban đầu ra đi vốn không phải chuyện gì lạ lẫm trong kinh doanh nhưng việc chảy máu chất xám ở Facebook là rất đáng chú ý. Trong 3 tháng đầu sau khi nộp đơn IPO, Facebook liên túc mất đi các vị trí quan trọng như CTO, giám đốc nền tảng và lãnh đạo bộ phận hợp tác tiếp thị.
Sau đó, Facebook lại mất thêm nhiều nhân viên sáng giá khác như Joanna Shields, phó chủ tịch phụ trách châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cố vấn Ted Ullyot, giám đốc sản phẩm Blake Ross và gần đây nhất là người đứng đầu phụ trách truyền thông Larry Yu.
Nhưng ngược lại, Facebook vẫn lôi kéo được các tài năng từ Google và Apple chứng tỏ vẫn có những dấu hiệu tích cực.
Một Zuckerberg chau chuốt hơn
Không chỉ Facebook đã thay đổi, người sáng lập công ty này cũng đã thay đổi.
Dù Zuckerberg vẫn ăn mặc tùy hứng như trước và nói về văn hóa hacker lúc này hay lúc khác nhưng Zuckerberg đã chau chuốt hơn đáng kể. Mọi người có thể thấy điều này khi quan sát Zuckerberg phát biểu trong lần IPO đầu tiên, hay trong một cuộc phỏng vấn, một sự kiện ra mắt hay một cuộc họp về báo cáo doanh thu. Đó chắc chắn không phải là một việc tình cờ.
AllThingsD cho biết hồi tháng 9, Zuckerberg hiện có những người cố vấn giúp Zuckerberg chau chuốt từ ngữ của mình và hình ảnh trước công chúng. Hiện nay Facebook là một công ty đại chúng, mọi từ ngữ và hành động của Zuckerberg đều bị quan sát nhiều hơn. Cuối cùng thì, chắc chắn việc này cũng sẽ tốn một khoản tiền đáng kể, nhưng sẽ rất có ích.
Theo Thongtincongnghe
Phần thắng không thuộc về những kẻ tấn công
Một năm lại chuẩn bị trôi qua với nhiều điểm đáng nhớ của thị trường ICT thế giới. Những diễn biến, những câu chuyện của thế giới Internet đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến thế giới. Hãy cùng chúng tôi điểm lại 4 sự kiện đáng chú ý nhất trong năm vừa qua của thị trường ICT.
Facebook IPO - Nhiều điều tiếng
Được phát hành bởi hai trong số những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới cộng thêm việc bản thân Facebook đang cực kỳ hùng mạnh, đợt IPO của mạng xã hội này thu hút được rất rất nhiều sự quan tâm và chú ý của không chỉ thế giới công nghệ mà của cả thị trường tài chính. Đây là một trong những vụ IPO lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Khởi đầu thuận lợi với mức giá 38 USD tương đương mức giá trị thị trường đạt 104 tỷ USD, Facebook nhanh chóng thu về cho mình 16 tỷ USD từ lượng cổ phiếu bán ra.
Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt, cổ phiếu Facebook nhanh chóng mất giá trầm trọng và hậu quả là chỉ ít lâu sau đó, giá trị của mỗi cổ phiếu chỉ còn khoảng 15 USD, chưa đầy một nửa mức giá ra mắt. Thậm chí Bloomberg còn dự đoán con số này có thể còn giảm xuống 13 USD. Nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh: thổi phồng giá, kỳ vọng quá lớn, mô hình doanh thu chưa rõ ràng, mobile...
Trong số đó, làm nhiều người tức giận nhất là việc Facebook và hai ngân hàng đầu tư không hề công bố về việc điều chỉnh dự đoán doanh thu của Facebook ít ngày trước đợt IPO. Facebook thậm chí chút suýt nữa bị kiện vì vụ việc này.
Những nỗ lực soán ngôi thất bại
Thương trường là chiến trường, mỗi ngành kinh doanh là một lãnh địa. Mà lịch sử đã chứng minh là lòng tham của con người là vô đáy, các lãnh chúa chưa bao giờ hoàn toàn hài lòng với lãnh địa của mình và vì thế, họ luôn tìm cách xâm chiếm các lãnh địa khác. Trong kinh doanh cũng vậy, người ta gọi nó là mở rộng ngành nghề còn tôi thì quan niệm đó là những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ. Tuy nhiên, 2012 có vẻ là năm không thuận lợi với những kẻ tấn công.
Đầu tiên, nỗ lực của Google đánh vào pháo đài Facebook - nỗi sợ hãi cho sự thống trị thế giới Internet của Google. Facebook đang chiếm 1/5 lượt pageviews trên toàn thế giới và con số 1 tỷ MAU (số lượng người dùng hoạt động hàng tháng) đủ để bất cứ ai phải thèm muốn. Pháo đài Facebook và mọi thứ bên trong nó tàng hình trước con mắt soi mói của Google. Đó là lý do tại sao Google sợ Facebook nhất chứ không phải gã nhà giàu Microsoft.
Google ra đời và đốt không ít tiền bạc và công sức của Google chỉ với một mục đích duy nhất: kéo người dùng ra khỏi Facebook. Bản thân Google có lẽ cũng không cần Google quá thành công, miễn là nó giảm được tầm ảnh hưởng của đối thủ. Tuy nhiên, mọi sự không như mơ, Google từ khi ra đời đến nay nó vẫn chưa thể ảnh hưởng đến đối thủ.
Bing, công cụ tìm kiếm của Microsoft và đối tác Yahoo Search vẫn đang miệt mài giành thị phần của ông trùm Internet Google. Có điều khi mà cả thế giới đang tối ưu hóa cho Google thì Bing vẫn chưa thể thoát khỏi thân phận của kẻ chạy theo. Thậm chí, trong năm vừa rồi thị phần của Bing còn giảm so với đối thủ.
Và Amazon, năm qua họ đã cho thấy sức mạnh của họ lớn đến thế nào và cho dù các đối thủ bằng nhiều cách khác nhau đang thâm nhập thị trường TMĐT vốn là sân nhà của họ đều chịu thất bại cay đắng. Google cho dù nắm trong tay công cụ tìm kiếm mạnh nhất thế giới, bản đồ của thế giới Internet cũng đang gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với Amazon. Facebook cũng không giấu giếm tham vọng của mình. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với một con quái vật TMĐT thật sự.
Bong bóng Internet phập phồng
Từng được bơm lên mạnh mẽ trong năm trước và đầu năm nay, đến cuối năm, có cái cớ để người ta nói bong bóng Internet đang vỡ, hay chí ít xịt mạnh. Groupon còn 1/7 giá trị so với thời điểm hãng này IPO và liên tục được đem ra so sánh với Google. Zynga, công ty thống trị game mạng xã hội cũng mất 7 lần giá trị so với thời điểm cổ phiếu hãng này được giá nhất. Quan trọng hơn, Zynga đang lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự bên trong nội bộ công ty.
Facebook, như đã kể ở trên là một điển hình của sự xẹp bong bóng năm qua. Được bơm lên mức 38 USD nhưng những thông tin về doanh thu, cách điều hành... đã khiến giá FB giảm thấp nhất tới 14 USD. Tuy đã phục hồi mạnh và đang ổn định ở mức 28 USD nhưng hãng vẫn mất tới 1/4 giá trị so với thời điểm IPO.
Theo genk
Những thay đổi 'buồn' của Facebook 1 năm sau IPO 1. Quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận Trước đây, mạng xã hội dường như không mấy quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận. Nhưng càng tiến sát đến gần thời điểm IPO, CEO Zuckerberg càng nhấn mạnh: "Hầu hết mọi người đều muốn tham gia vào những gì to tát, vĩ đại nhưng bên cạnh đó, họ còn có mục tiêu kiếm...