Facebook đã cho phát video trực tiếp tại Mỹ
Hiện tại, chỉ người dùng iPhone mới có thể phát video trực tiếp từ Facebook. Hãng cũng chưa công bố kế hoạch đưa tính năng này ra toàn cầu.
Một tháng sau khi thử nghiệm phát video trực tuyến từ ứng dụng di động, Facebook chính thức phát hành tính năng này đến toàn bộ người dùng tại Mỹ.
Người dùng Mỹ hiện có thể phát video trực tuyến (live streaming) từ một giao diện ứng dụng được tái thiết kế. Đáng tiếc, tính năng này hiện chỉ hoạt động trên iPhone.
Để kích hoạt tính năng phát video trực tuyến, người dùng chọn biểu tượng “live video”. Khi đó, giao diện ứng dụng sẽ hiện một bản xem trước những gì camera của máy đang quay. Chọn “Go Live”, video sẽ được phát trực tuyến và nhìn thấy trên News Feed.
Lúc này, người phát video sẽ nhìn thấy được bao nhiêu người đang xem video, tên và bình luận của họ. Khi dừng phát, video sẽ tự động lưu vào dòng thời gian của người dùng một cách mặc định. Tất nhiên, người dùng có thể chọn xoá video.
Nếu là người xem video phát trực tiếp từ News Feed của người khác, bạn có thể chọn đăng ký theo dõi riêng phần phát video của họ. Khi đó, bạn sẽ nhận thông báo mỗi khi người dùng đó phát video.
Với động thái mới này, Facebook thể hiện rõ tham vọng tấn công thị trường video cũng như các nội dung theo thời gian thực. Nhiều người nhận định, Facebook đang muốn tấn công trực diện Twitter. Với các ứng dụng như Periscope hay Meerkat, tính năng phát video trực tuyến của Facebook thực sự là đối thủ đáng gờm.
Đức Nam
Theo Zing
Video đang HOT
14 ứng dụng di động có thiết kế tốt nhất 2015
Periscope, Portfolio, Outlook, Pocket... là những cái tên nổi bật trong danh sách những ứng dụng di động có thiết kế tốt nhất năm 2015.
1. Periscope: Ứng dụng cho phép stream video trực tuyến lên Twitter được đánh giá cao ở giao diện trực quan và những tính năng hữu ích. Dịch vụ này sau đó đã được Twitter mua lại vào đầu năm nay. Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng từ kho iOS và Android. Tuy nhiên, Periscope chỉ hỗ trợ duy nhất mạng xã hội Twitter.
2. Moleskine Timepage: Ứng dụng có chức năng tương tự quyển lịch bỏ túi, được thiết kế để người dùng có thể sắp xếp thời khóa biểu. Bên cạnh đó, Moleskine Timepage còn tích hợp thông tin dự báo thời tiết, bản đồ và danh bạ. Hỗ trợ cả Apple Watch là một trong những tiện ích đắt giá của Timepage. Người dùng có thể mua ứng dụng với giá 5 USD trên App Store.
3. Dark Sky: Phầm mềm kiểm tra thời tiết trên màn hình khóa hoàn hảo cho Apple Watch với đầy đủ các thông tin: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm... Hình nền động tương thích với thời tiết ở thời gian thực là điều giúp ứng dụng được đánh giá cao. Dark Sky có giá 4 USD.
4. SoundCloud: Mạng xã hội chia sẻ nhạc phổ biến nhất hành tinh. Năm ngoái, SoundCloud giành giải thiết kế trên iPhone và năm nay là giải thiết kế trên iPad. Người dùng có thể tải ứng dụng trên các kho ứng dụng hoặc trên trang web trực tuyến của SoundCloud hoàn toàn miễn phí.
5. Portfolio: Ứng dụng dành riêng cho những nhà đầu tư và theo dõi chứng khoán. Giao diện nền đen, chữ màu trắng khá đơn giản nhưng lại gây ấn tượng mạnh cho người dùng. Ứng dụng phát hành miễn phí trên App Store, tuy nhiên bạn có thể mua phiên bản không kèm quảng cáo với giá 5 USD.
6. Robinhood: Ứng dụng theo dõi biến động của cổ phiếu trên sàn chứng khoán rất chi tiết, nhà phát triển còn bổ sung chỉ số ở dạng biểu đồ giúp người dùng dễ dàng theo dõi. Robinhood cũng được Apple xếp vào nhóm những ứng dụng tốt nhất năm 2015, miễn phí trên cả App Store và Play Store.
7. Fresh Air: Được đánh giá là ứng dụng thời tiết sinh động, trực quan tốt hơn Yahoo Weather, Fresh Air còn có tính năng kết nối với ứng dụng lịch và nhắc nhở người dùng về thời tiết trong cuộc hẹn sắp tới. Phát hành miễn phí và người dùng có thể trả thêm 3 USD để loại bỏ quảng cáo.
8. Wander Co: Dịch vụ chia sẻ địa điểm dựa trên nhật ký hành trình qua ảnh và vị trí của người dùng. Miễn phí trên App Store.
9. Workflow: Đây là ứng dụng quản lý các công việc cá nhân cho người dùng. Với trên 200 thao tác liên kết giữa các ứng dụng riêng biệt, Workflow được Apple đánh giá là một trong những ứng dụng tốt nhất trên App Store 2015, đồng thời giành giải thiết kế của năm. Phần mềm có giá 3 USD, hỗ trợ cả iPhone, iPad và Apple Watch.
10. Heirloom: Máy ảnh và các thiết bị số đã giúp chúng ta lưu trữ hình ảnh dễ dàng hơn, còn với những bức ảnh chụp thì sao? Heirloom là ứng dụng cần thiết nếu bạn muốn scan ảnh thời thơ ấu của mình, rồi chia sẻ với gia đình, người thân và bạn bè một cách dễ dàng. Ứng dụng được phát hành miễn phí trên cả App Store và Google Play Store, tuy nhiên chưa được cung cấp ở thị trường Việt Nam.
11. Outlook: Không chỉ thân thiện, dễ dùng, hỗ trợ nhiều dịch vụ email hay liên kết với các dịch vụ đám mây, ứng dụng này còn được đánh giá cao nhờ giao diện đẹp và đi cùng với xu hướng thiết kế phẳng chung của thế giới.
12. DxO ONE: Cụm máy ảnh riêng dành cho iPhone, sử dụng màn hình iPhone làm màn hình điều khiển tương tự trên các mẫu máy DSLR. Chi phí sở hữu DxO ONE lên tới 600 USD, nhưng đây là phụ kiện đáng đồng tiền bát gạo cho những người đam mê nhiếp ảnh trên di động.
13. Pocket: Ứng dụng cho phép người dùng lưu trữ các bài báo, video và các đường link để xem vào thời gian khác kể cả không có kết nối Internet. Sau khi được sử dụng rộng rãi, ứng dụng đã nhận được đầu tư lên tới 7 triệu USD. Hiện tại, Pocket hỗ trợ những thiết bị chạy iOS, Android, Kindle Fire và nền web.
14. Infinit: Tương tự những ứng dụng đám mây như Dropbox, Google Drive..., Infinit hỗ trợ người dùng lưu và chuyển giao các tập tin đa nền tảng. Điểm cộng của ứng dụng nằm ở giao diện thiết kế đơn giản nhưng khoa học.
Trần Tiến
Theo Zing
Kiếm vài nghìn USD mỗi tháng nhờ viết ứng dụng tại Việt Nam Đại diện Opera cho biết các lập trình viên Việt Nam khá năng động trong việc tham gia phát triển ứng dụng so với các nước trong khu vực. Ngày 21/1, Opera Việt Nam giới thiệu chợ ứng dụng AppMarket với hơn 300.000 ứng dụng và game. Sự phong phú này là nhờ AppMarket khai thác trực tiếp từ Opera Mobile Store -...