Facebook chuyển sang chế độ biên tập tin tức tự động trước cuối năm nay
Tập đoàn công nghệ Meta có kế hoạch ngừng sử dụng nhân lực và chuyển sang áp dụng chế độ biên tập nội dung tin tức tự động trên trang mạng xã hội Facebook trước cuối năm nay, với lý do không muốn chi một số tiền lớn vào các lĩnh vực mà người dùng không quá quan tâm.
Biểu tượng của mạng xã hội Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 3/11, Giám đốc quan hệ đối tác tin tức địa phương của Meta Andy Hunter đã thông báo kế hoạch trên cho các tổ chức báo chí của Australia, vốn đang nhận được hàng triệu USD từ Meta cho việc sử dụng tin bài của các tổ chức này trên Facebook.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Meta cho biết: “Cùng với việc các hợp đồng quản lý nội dung trực tuyến ở châu Âu sắp hết hạn, chúng tôi có kế hoạch kết thúc việc quản lý nội dung trang Tin tức trên Facebook tại Australia vào cuối năm nay. Bản cập nhật sẽ không ảnh hưởng đến các giao dịch thương mại của chúng tôi và sản phẩm Facebook News sẽ vẫn có thể truy cập được ở Australia”.
Quyết định của Meta sẽ ảnh hưởng đến các vị trí biên tập viên tin tức hiện nay, những người có nhiệm vụ chọn lựa tin bài đăng trên mục Tin tức của Facebook, cung cấp cho độc giả những tin tức liên quan mới nhất. Tuy nhiên, hiện Meta không có kế hoạch loại bỏ mục Tin tức này.
Meta cho biết công ty sẽ phân bổ lại nguồn lực này cho các lĩnh vực khác, chẳng hạn như video ngắn, và nói thêm rằng công ty không thể chi số tiền lớn cho các lĩnh vực không thu hút được người dùng. Công ty cũng nhấn mạnh việc tìm kiếm tin tức hiện là một phần nhỏ trong trải nghiệm người dùng Facebook.
Chia sẻ tin tức từng là một phần quan trọng của nền tảng Facebook, nhưng công ty mẹ của Facebook đã nói rõ trong những tháng gần đây rằng ưu tiên của công ty là những người sáng tạo, đã làm ra những khoản tiền lớn cho các nền tảng như TikTok. Meta từng chỉ trích mạnh mẽ đạo luật được Quốc hội Australia thông qua vào năm ngoái nhằm buộc Google và Facebook trả tiền cho các tổ chức báo chí để được hiển thị các bài báo trong công cụ tìm kiếm và mục Tin tức.
Chính phủ liên bang Australia đang xem xét việc đánh giá tính hiệu quả của đạo luật trên và dự kiến sẽ công bố kết quả đánh giá vào cuối năm nay.
Facebook phản ứng với dự luật quản lý Internet của Chính phủ Canada
Nhằm phản ứng trước dự luật C-18 của Canada buộc Facebook phải trả phí cho các phương tiện truyền thông khi dẫn các liên kết đến các bài báo của họ, ngày 21/10, tập đoàn công nghệ này thông báo đang xem xét khả năng sẽ chặn quyền truy cập của người dân Canada vào các trang web tin tức trên nền tảng của mình.
Biểu tượng của Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Di sản của Canada Pablo Rodriguez và Ian Scott, Chủ tịch Ủy ban Viễn thông, phát thanh-truyền hình Canada (CRTC) ngày 21/10 đã có phiên điều trần về dự luật về quản lý Tin tức trực tuyến (được gọi là C-18) trước Ủy ban Di sản của Hạ viện Canada. Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Rodriguez cho biết dự luật C-18 nhằm bảo vệ tương lai của báo chí và cho phép người dân Canada tiếp cận với những tin tức đáng tin cậy và có thẩm quyền.
Facebook sau đó đã đưa ra cảnh báo trên sau khi không được mời tham gia phiên điều trần để trình bày mối quan ngại của mình và đề xuất các điểm sửa đổi liên quan đến dự luật C-18. Ông Marc Dinsdale, phụ trách quan hệ đối tác truyền thông của Facebook, cho biết văn kiện trên, nếu trở thành luật, sẽ tạo ra các điều khoản trách nhiệm tài chính chưa từng có trên toàn cầu đối với các liên kết hoặc nội dung tin tức. Do đó, Facebook có thể buộc phải xem xét liệu có tiếp tục cho phép chia sẻ nội dung tin tức trên Facebook ở Canada như được định nghĩa theo C-18 hay không.
Dự luật C-18 yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Google và Meta, công ty mẹ của Facebook, trả phí cho các hãng truyền thông Canada về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Văn kiện này sẽ tạo ra một khuôn khổ để các hãng tin có thể đàm phán chung các thỏa thuận với những tập đoàn công nghệ để chia sẻ doanh thu quảng cáo trực tuyến, khi các bên không thể đạt được thỏa thuận riêng. Doanh thu quảng cáo trực tuyến lên đến 9,7 tỷ CAD (7,1 tỷ USD) vào năm 2020, trong đó Google và Meta kiếm được hơn 80% trong số đó.
Theo khảo sát do công ty nghiên cứu Nanos Research thực hiện, những nỗ lực của Chính phủ Canada trong việc "chỉnh đốn" các hoạt động trên Internet đã nhận được sự ủng hộ của đa số người dân nước này.
Từ Facebook tới TikTok: Những khác biệt văn hoá kinh doanh Á - Âu Lucas Ou-Yang, hiện đang là quản lý công nghệ tại TikTok, từng là kỹ sư tại Facebook và Snap, đã chia sẻ những khác biệt về văn hoá doanh nghiệp giữa các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc. Quy mô các cuộc họp Hầu hết các cuộc họp tại ByteDance (công ty sở hữu TikTok) có quy mô lớn hơn, thường...