Facebook chi 13 tỷ USD cho bảo mật
Facebook cho biết đã chi hơn 13 tỷ USD cho các biện pháp an toàn và bảo mật kể từ năm 2016.
“Trước đây, trong quá trình phát triển sản phẩm, chúng tôi không thể giải quyết các thách thức về an toàn và bảo mật đủ sớm”, Facebook viết trên blog. “Nhưng về cơ bản chúng tôi đã thay đổi cách tiếp cận đó”.
Faceboook hiện có 40.000 người làm việc về an toàn và an ninh thông tin, cao gấp bốn lần so với 5 năm trước.
Video đang HOT
Logo của Facebook bên ngoài một tòa nhà ở Davos (Thụy Sĩ) tháng 1/2020.
Bên cạnh đó, mạng xã hội của Mark Zuckerberg cũng đưa vào hệ thống kiểm duyệt bằng AI, hỗ trợ chặn hơn 3 tỷ tài khoản giả mạo trong nửa đầu năm nay. Công ty cũng đã loại bỏ hơn 20 triệu bài viết liên quan đến vaccine Covid-19 giả mạo.
Ngoài ra, Facebook cho biết đã xóa lượng lớn bài viết chứa nội dung vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng, chủ yếu là ngôn từ kích động thù địch trên Facebook và Instagram. Số bài bị xóa nhiều gấp 15 lần so với 2017.
Thông báo của Facebook được đưa ra sau khi Wall Street Journal đăng loạt bài điều tra mạng xã hội đã dung túng hoặc bỏ qua nội dung độc hại trên nền tảng, phản ứng mờ nhạt của nhân viên kiểm duyệt trước các thông tin gây hại cho người dùng trên Facebook và Instagram, đặc biệt là thanh thiếu niên. Ngoài ra, mạng xã hội này được cho là không thể kiểm soát các quảng cáo trái phép, trong đó có nội dung về buôn người ở các nước đang phát triển.
Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, nói rằng các thông tin mà Wall Street Journal “chứa đựng những hiểu lầm có chủ ý về những gì Facebook đang cố gắng làm và đưa ra những động cơ sai lầm nghiêm trọng cho ban lãnh đạo và nhân viên của Facebook”.
Facebook thử nghiệm gọi thoại, video không dùng Messenger
Theo Bloomberg, Facebook sẽ đưa tính năng gọi thoại, video quay trở lại ứng dụng chính sau vài năm tách Messenger làm ứng dụng độc lập.
Một số người dùng Facebook từ nay có thể gọi thoại và video ngay từ ứng dụng Facebook mà không cần qua Messenger. Đây chỉ là tính năng thử nghiệm, nhằm giảm bớt sự rườm ra khi phải chuyển qua lại giữa ứng dụng Facebook và Messenger.
Mùa thu năm ngoái, Facebook cũng thử nghiệm tính năng nhắn tin trong ứng dụng chính. Messenger từng là một phần của ứng dụng Facebook nhưng tách ra làm ứng dụng độc lập vào năm 2014. Người dùng phải tải về Messenger để gửi tin nhắn và gọi điện cho người dùng Facebook khác trên điện thoại.
Bloomberg đánh giá động thái của Facebook là nỗ lực mới nhất nhằm tích hợp tất cả ứng dụng, dịch vụ Facebook. Theo Connor Hayes, Giám đốc quản lý sản phẩm tại Messenger, Facebook bắt đầu nhìn nhận Messenger như một dịch vụ hơn là ứng dụng độc lập. Điều đó đồng nghĩa mọi người sẽ dùng Messenger khi đang thực hiện tác vụ khác như xem video, chơi game. Các cuộc gọi thoại và video sử dụng công nghệ Messenger đã có mặt trên các nền tảng khác thuộc Facebook, bao gồm Instagram, Oculus, Portal.
Hayes mô tả Messenger là "mô liên kết mọi người khi họ không ở cùng nhau, bất kể họ đang dùng dịch vụ nào".
Từ tháng 9/2020, Facebook kích hoạt tính năng nhắn tin giữa Instagram và Messenger. Công ty cũng có kế hoạch đưa năng lực này lên WhatsApp. CEO Mark Zuckerberg tranh luận việc tích hợp các dịch vụ nhắn tin làm lợi cho người dùng, giúp họ tiếp cận nhiều người hơn và giảm nhu cầu phải tải về hay chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.
Trong khi đó, giới phê bình cho rằng hành động đan cài các dịch vụ với nhau là để phá vỡ Facebook trở nên bất khả thi. Tuần trước, nhà chức trách liên bang Mỹ nộp đơn chống độc quyền chống lại Facebook, muốn tách Instagram và WhatsApp ra khỏi công ty của Zuckerberg.
Facebook không còn minh bạch Facebook vừa vô hiệu hoá một số tài khoản của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học New York, là những người từng chỉ trích nền tảng này. Vào ngày 4/8, Facebook đã khóa tài khoản hoặc hạn chế tính năng nhiều nhà nghiên cứu thuộc dự án An ninh mạng vì Dân chủ tại trường Đại học New York (NYU) với...