Facebook bị kiện
Một vụ kiện nhằm vào Facebook, cáo buộc mạng xã hội này vẫn theo dõi hoạt động của người dùng kể cả sau khi họ đăng xuất.
Theo Reuters, vụ kiện được Tòa án Phúc thẩm Liên bang Mỹ tại San Francisco phục hồi sau khi Edward Davila, thẩm phán Tòa án quận Mỹ ở San Jose, California bác bỏ năm 2017. Khi đó, Davila cho rằng dựa trên Đạo luật Wiretap (đạo luật về quyền riêng tư), phía nguyên đơn đã “thiếu các căn cứ pháp lý để đòi các bồi thường kinh tế”.
Tuy nhiên, trong phán quyết hôm 9/4, Chánh án Sidney Thomas của Tòa án Phúc thẩm số 9 tại San Francisco cho biết người dùng “có quyền khiếu nại nếu bị xâm phạm về quyền riêng tư rõ ràng”. Hội đồng xét xử cũng cho biết, luật California không cho phép bất kỳ ai thu lợi nhuận bất chính dựa trên quyền riêng tư.
Facebook nhiều lần bị kiện vì vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Ảnh: Reuters.
Cách đây ba năm, một đơn kiện tập thể được gửi lên Tòa án quận Mỹ ở San Jose, cáo buộc Facebook âm thầm lưu trữ cookie trên các trình duyệt và theo dõi trái phép người dùng truy cập website khác, kể cả khi người đó đăng xuất khỏi mạng xã hội.
Video đang HOT
Theo đơn kiện, dữ liệu có được, chủ yếu là hồ sơ cá nhân dựa trên lịch sử duyệt web đã bị bán cho cho các nhà quảng cáo. Đơn kiện nhấn mạnh những dữ liệu này rò rỉ ra ngoài gây tổn hại nghiêm trọng đến người dùng, bởi bên trong chứa nhiều thông tin như sở thích, thói quen cũng như những thứ riêng tư không được chia sẻ khác.
Phản hồi sau đó, phát ngôn viên Facebook cho biết việc phục hồi vụ kiện là “không công bằng”, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tự bảo vệ mình.
Facebook nhiều lần bị khởi kiện vì vi phạm quyền riêng tư. Năm 2018, công ty Mỹ đã bị ba người dùng cáo buộc thu thập dữ liệu cuộc gọi, tin nhắn trái phép. Gần đây, mạng xã hội này cũng chấp nhận nộp phạt 550 triệu USD vì tính năng tự nhận diện khuôn mặt để gắn thẻ (tag) tự động mà chưa có sự cho phép.
Bảo Lâm
Người dùng iPhone đời cũ sẽ được nhận 25 USD
Người dùng ở Mỹ nhận được 25 USD cho mỗi chiếc iPhone thuộc diện đền bù, chưa kể chi phí giảm giá thay pin xuống còn 29 USD đã áp dụng vào năm 2018.
Theo Reuters, Apple đồng ý trả 500 triệu USD để giải quyết vụ kiện tập thể, cáo buộc họ âm thầm làm chậm iPhone cũ sau khi tung ra các mẫu mới. Thỏa thuận này đạt được hôm 28/2 và còn phải đợi Thẩm phán Edward Davila tại San Jose, California (Mỹ) phê chuẩn.
Apple chấp nhận bồi thường 500 triệu USD vì làm chậm iPhone nhưng vẫn không thừa nhận hành vi này.
Apple sẽ trả cho người dùng 25 USD trên mỗi chiếc iPhone, có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào số lượng iPhone đủ điều kiện. Tổng số tiền bồi thường tối thiểu 310 triệu USD. Khoản còn lại bao gồm chi phí thuê luật sư lên đến 93 triệu USD (30% của thỏa thuận) và chi phí khác 1,5 triệu USD.
Gã khổng lồ xứ Cupertino không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters và Cnet sau khi thông tin này được tiết lộ.
Phạm vi bồi thường theo thỏa thuận này gồm chủ sở hữu iPhone 6, 6 Plus, 6s, 6s Plus, 7, 7Plus hoặc SE chạy hệ điều hành iOS 10.2.1 trở lên và iPhone 7, 7Plus cài đặt iOS 11.2 hoặc mới hơn trước này 21/12/2017 tại Mỹ.
Năm 2017, Apple phải đối mặt với làn sóng chỉ trích và kiện cáo sau khi thừa nhận iOS làm chậm một số iPhone cũ. Vào thời điểm đó, Apple đã xin lỗi vì sự thiếu minh bạch, cập nhật lại phần mềm và giảm 50 USD cho người dùng thay pin iPhone, từ mức 79 USD xuống 29 USD trong vòng 1 năm.
Theo Cnet, công ty lý giải rằng việc hạn chế hiệu suất nhằm tránh cho iPhone tự động tắt nguồn khi sử dụng một số tác vụ nhất định trong điều kiện pin cũ, nhiệt độ quá lạnh hoặc nguồn điện còn rất thấp. Ngược lại, các nhà phân tích cáo buộc Apple đã âm thầm ép người dùng nâng cấp điện thoại của họ hoặc thay pin để lấp đầy kho bạc của công ty.
Apple vẫn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình nhưng chấp nhận bồi thường để tránh tiếp tục phát sinh các vấn đề pháp lý kéo dài tại tòa án, theo Reuters. Về phía nguyên đơn, các luật sư cho rằng thỏa thuận này công bằng, hợp lý và đầy đủ.
"Thỏa thuận mang đến khoản bồi thường đáng kể cho người dùng Apple và trong tương lai, sẽ giúp đảm bảo rằng khách hàng được thông báo đầy đủ khi có yêu cầu cập nhật phần mềm", Joseph Cotchett, đại diện nhóm luật sư của người dùng tuyên bố qua email.
Khoản bồi thường nói trên là kết quả dàn xếp hàng chục vụ kiện Apple tại Mỹ. Tại châu Âu, họ cũng gặp rắc rối. Từ tháng 1/2018, Cơ quan Giám sát Tiêu dùng Pháp (DGCCRF) đã điều tra Apple về vấn đề này. Lúc đó, thái độ của Apple khá cởi mở và minh bạch. Hãng thừa nhận thực hiện một số biện pháp nhất định để giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của điện thoại, một trong số đó làm ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động tổng thể.
Theo điều luật của Pháp, các công ty có thể bị phạt đến 5% doanh thu hàng năm vì cố tình rút ngắn tuổi thọ sản phẩm, đặc biệt nếu có bằng chứng cho thấy đó là chiêu trò dụ người dùng nâng cấp thiết bị mới. Trong bản kết luận điều tra năm 2019, cơ quan của Pháp khẳng định Apple đã có sai sót khi không thông báo vấn đề cho người dùng.
Với kết luận này, DGCCRF quyết định phạt Apple 25 triệu euro. Hãng sau đó đã chấp nhận thanh toán khoản phạt. Khoản phạt này tương đương 1 USD trên mỗi chiếc iPhone bán ra ở Pháp bị ảnh hưởng bởi sự cố. Theo Tập đoàn Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng Pháp, đây là chiến thắng lịch sử cho cả người tiêu dùng lẫn môi trường.
Theo Zing
Apple thất bại khi yêu cầu tòa án Mỹ hủy bỏ vụ kiện tập thể Tòa án Mỹ ra phán quyết Apple phải đối mặt với vụ kiện tập thể liên quan tới bàn phím "cánh bướm" trên dòng máy MacBook. Thẩm phán liên bang hôm 2/12 đã bác bỏ yêu cầu của Apple về hủy bỏ vụ kiện tập thể do người mua MacBook khởi kiện. Thẩm phán quận Mỹ Edward Davila tại San Jose, California nói...