F88 hoàn đợt phát hành trái phiếu thứ 3 trong năm 2020
F88 vừa công bố hoàn tất phát hành trái phiếu doanh nghiệp đợt 3 do Công ty chứng khoán MB (MBS) tư vấn phát hành với tổng giá trị là 108 tỷ đồng.
F88 hiện đã có 200 phòng giao dịch trên cả nước
Trái phiếu được phát hành là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo dưới hình thức bút toán điện tử, lãi suất là 12,5%/năm, được trả lãi định kỳ 3 tháng một lần.
Kết quả nhà đầu tư trong nước mua 78,7% trong đó có 1 nhà đầu tư tổ chức mua 37%, nhà đầu tư nước ngoài mua 21,3% tổng giá trị chào bán.
F88 cho biết, 108 tỷ đồng thu được từ phát hành trái phiếu đợt 3 này sẽ được sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho vay cầm cố tài sản trên toàn hệ thống.
Trước đó, F88 đã hoàn tất 2 đợt phát hành với giá trị lần lượt 43 tỷ đồng và 49 tỷ đồng.
Cách đây gần 1 năm, F88 cũng đã phát hành 100 tỷ trái phiếu do công ty chứng khoán bảo Việt (BVSC) tư vấn phát hành. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, F88 đã phát hành trái phiếu thành công với tổng giá trị là 300 tỷ đồng.
Video đang HOT
F88 cũng cho biết đã có 200 phòng giao dịch ở 29 tỉnh thành phố lớn cả ba miền, gần 1.000 nhân viên.
Năm 2019, F88 đã giải ngân lũy kế 1.538 tỷ đồng và dự kiến năm 2020 sẽ giải ngân gần 3.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2019.
Giữa năm 2020, F88 vừa nhận thêm 140 tỷ đồng trong vòng đầu tư tăng trưởng thứ 3 từ hai quỹ tài chính quốc tế. Đó là quỹ Mekong Enterprise Fund III (do Mekong Capital tư vấn quản lý) và Granite Oak.
Mekong Capital thành lập năm 2001, là công ty có hoạt động đầu tư mạnh về vốn cổ phần chưa niêm yết tại Việt Nam. Các công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital đều nằm trong số những công ty phát triển nhanh trong các mảng bán lẻ, nhà hàng, hàng tiêu dùng, phân phối.
Trong khi đó, Granite Oak là tổ chức đầu tư đa ngành có trụ sở tại Dublin, New York và London, vận hành hoạt động đầu toàn cầu theo 3 lĩnh vực chính: Đầu tư vốn cổ phần chưa niêm yết, đầu tư mạo hiểm và bất động sản.
Cảnh báo đà leo dốc của trái phiếu
Man Group Plc, quỹ phòng hộ niêm yết lớn nhất thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, trận "đại hồng thủy" trái phiếu doanh nghiệp phát hành trên toàn cầu đang gần chạm tới điểm "đổ vỡ".
Các doanh nghiệp trên thế giới đã bán hơn 2.000 tỷ USD trái phiếu kể từ đầu năm 2020 tới nay, tăng 56% so với cùng giai đoạn năm 2019 và là mức cao kỷ lục, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp bán ra tăng kỷ lục trong năm 2020 trên toàn cầu.
Với việc đại dịch Covid-19 liên tiếp giáng đòn vào nền kinh tế toàn cầu, chính phủ và các tổ chức nhà nước khác cũng tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu với giá trị đạt được là 1.600 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020, mức cao nhất kể từ năm 2009.
"Sau khi TTCK rơi mạnh vào tháng 3 trước cú sốc đại dịch, nguồn cung trái phiếu lớn nhanh chóng được hấp thụ, khi nhà đầu tư tìm tới các loại tài sản an toàn hơn, có chi phí thấp... Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, hoạt động phát hành trái phiếu đang tiến dần tới thời điểm có thể tạo ra rủi ro đáng kể cho nhà đầu tư", Lisa Chua, giám đốc danh mục đầu tư tại Man GLG, đơn vị trực thuộc Man Group chia sẻ.
Tại Mỹ, kể từ tháng 3, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố các chương trình mua vào tài sản (trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp) đã đẩy giá của nhiều loại tài sản từ chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu cho tới trái phiếu lãi suất cao (tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro) đồng loạt leo dốc.
Trong khi đó, ở Việt Nam, theo báo cáo cập nhật của SSI Research, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi. So với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Nếu loại trừ số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tại ngày 31/3/2020, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống và gần bằng quy mô tiền gửi của Sacombank - ngân hàng có thị phầ n huy động xếp ngay sau VietinBank.
Sự gia tăng mạnh lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây có thể là bước tăng tốc trước khi dự thảo sửa đổi Nghị định 163 theo hướng siết chặt việc phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp đi vào hiện thực.
Dù có một vài đơn vị được cấp phép, nhưng Việt Nam chưa có công ty định mức tín nhiệm nào chính thức cung cấp nghiệp vụ định hạng các trái phiếu doanh nghiệp, trong khi việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của các nhà đầu tư cá nhân.
Việc sở hữu trái phiếu đồng nghĩa với nhà đầu tư trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành và sẽ đối mặt với các rủi ro mất khả năng thanh toán/thanh khoản của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh này, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu và mức phí phải chịu.
Trong nhiều trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch với lãi suất tiền gửi.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đưa ra khuyến nghị, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.
Về phía doanh nghiệp, cần phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn...
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Buộc ký hợp đồng tư vấn, giới hạn số đợt mỗi năm Nếu không phải tổ chức tín dụng, đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp buộc phải cách nhau tối thiểu 6 tháng. Mỗi doanh nghiệp chỉ có tối đa 2 đợt phát hành trái phiếu/năm Nghị định số 81/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái...