F0 tăng mạnh, học sinh nhiều nơi chuyển học trực tuyến từ hôm nay
Số ca mắc COVID-19 là học sinh và giáo viên tăng nhanh khiến nhiều địa phương trên cả nước đã phải tạm dừng việc cho học sinh đến trường, chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến.
Phú Thọ: Học sinh tiểu học, THCS học trực tuyến từ hôm nay
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ yêu cầu UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo, tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục tiểu học, THCS từ ngày 21/2 cho đến khi có thông báo mới.
Đối với giáo dục mầm non, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương án chăm sóc trẻ đảm bảo an toàn; tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.
Ở cấp học giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên, căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện, thị, thành chỉ đạo các đơn vị quyết định hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến đối với từng lớp, khối lớp hoặc toàn trường cho phù hợp.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại, nhiều địa phương đã cho học sinh nghỉ học từ hôm nay cho đến khi có thông báo mới.
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản về việc điều chỉnh phương án tổ chức dạy học theo đề nghị của Sở GD&ĐT.
Theo đó, đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn và TP. Tuyên Quang cho trẻ em mầm non nghỉ học từ hôm nay (21/2) cho đến khi có thông báo mới; học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên học trực tuyến, riêng đối với học sinh lớp 9 và lớp 12 tổ chức kết hợp vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Quảng Ninh: Trẻ mầm non tạm nghỉ học từ 21-25/2
Những ngày qua, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận hàng nghìn ca F0 mỗi ngày, trong đó, số F0 là học sinh và giáo viên tăng nhanh. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại, tỉnh Quảng Ninh tạm thời cho trẻ mầm non nghỉ học từ 21/2 đến hết 25/2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lưu ý các cơ sở giáo dục mầm non, khi thông báo chủ trương này đến cha mẹ/phụ huynh trẻ cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất của cha mẹ/phụ huynh trẻ, nếu gia đình trẻ nào do không có người chăm sóc, trông coi trẻ ở nhà và có nguyện vọng vẫn đưa trẻ đến trường thì cơ sở giáo dục phải bố trí đón trẻ đến trường và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ đảm bảo an toàn.
Đối với cấp Tiểu học sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn và trong cơ sở giáo dục của đơn vị mình, Hiệu trưởng xem xét và quyết định tạm thời cho học sinh chuyển trạng thái từ học trực tiếp sang học trực tuyến từ 21/2 đến hết 25/2 để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và phòng chống rét đậm, rét hại.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP. Buôn Ma Thuột quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, lớp 6 chuyển sang học trực tuyến từ ngày 21/2.
Để thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả trong các trường học khi tổ chức dạy học trực tiếp, thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức rà soát điều chỉnh phương án phòng, chống dịch trong trường học phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến dịch đang xảy ra; chủ động thích ứng nhưng không chủ quan lơ là, buông lỏng quản lý.
Các đơn vị, cơ quan phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp trong xử lý tình huống phát hiện F0, F1 trong nhà trường; tổ chức tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh các quy định về phòng, chống dịch để tạo sự đồng thuận, chung tay trong công tác phòng, chống dịch.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh chủ động theo dõi, kiểm tra sức khỏe nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19 phải phải báo ngay cho ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm biết để phân công dạy trực tuyến và thực hiện cách ly tại nhà theo quy định, không được đến trường.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các trường Tiểu học, THCS chuyển trạng thái sang học trực tuyến từ 21/2 cho đến khi có thông báo mới
BCĐ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các huyện, thành phố của Vĩnh Phúc chủ động phối hợp với ngành Y tế, GD&ĐT rà soát, đánh giá mức độ lây lan dịch bệnh trong trường học để quyết định hình thức tổ chức dạy học đảm bảo an toàn cho học sinh và phù hợp nguyện vọng của phụ huynh.
Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cho các trường mầm non tiếp tục mở cửa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện để phụ huynh tham gia lao động, sản xuất.
Để bảo đảm và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, sớm giảm nhanh các ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định tạm dừng việc tổ chức dạy và học trực tiếp đối với tất cả các cấp học trên địa bàn TP. Lào Cai (mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp) kể từ 19/2 cho đến khi có thông báo mới.
Sở GD&ĐT TP. Hải Phòng vừa có công văn đề nghị các quận huyện, cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai kế hoạch đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét đậm rét hại cho học sinh. Theo đó, bậc tiểu học, mầm non được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độ C. Học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Phụ huynh học sinh, thủ trưởng các đơn vị giáo dục chủ động theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời khu vực thành phố, bản tin dự báo thời tiết để căn cứ quyết định cho học sinh nghỉ học.
Trước đó, Hà Nội cũng có công văn hỏa tốc về việc tạm dừng kế hoạch đón học sinh từ lớp 1-6 trở lại trường vào ngày 21/2 do các ca nhiễm COVID-19 trong trường học tăng và diễn biến xấu của thời tiết cho đến khi có thông báo mới. Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD&ĐT, nhà trường trong việc tổ chức dạy học trực tiếp trong tuần tới.
Phụ huynh băn khoăn khi trường mở cửa nhưng không ăn bán trú
Sau thời gian dài học trực tuyến, được trở lại trường là khát khao của học sinh nhưng việc học nửa buổi lại là bài toán khó với các phụ huynh có con nhỏ.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đi học trực tiếp trở lại sau thời gian dài tạm dừng đến trường vì dịch bệnh. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam )
Hà Nội đã bắt đầu cho học sinh đến trường trở lại nhưng theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, các trường sẽ chỉ dạy trực tiếp một buổi/ngày và không tổ chức ăn bán trú. Điều này khiến phụ huynh không khỏi lo lắng khi sẽ phải về trường đón con khi hết giờ học và ở nhà trông con một buổi còn lại.
Cân não tính toán
Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của Hà Nội đã bắt đầu đi học trực tiếp từ ngày 8/2. Ngày mai, 10/2, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện, thị xã cũng sẽ trở lại trường. Với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành dự kiến sẽ đến lớp từ ngày 21/2.
Theo cô giáo Chu Thị Xuân Hường, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai), trường có bếp ăn bán trú nhưng thực hiện theo đúng quy định của thành phố, việc dạy và học chỉ tổ chức một buổi, không tổ chức ăn trưa tại trường cho học sinh.
Không chỉ với bậc trung học cơ sở, đây cũng là quy định chung cho tất cả các cấp, từ tiểu học đến trung học, khi Hà Nội quyết định cho học sinh trở lại trường học sau hơn 9 tháng phải tạm dừng vì dịch COVID-19. Điều này là một trong những giải pháp của Thủ đô nhằm phòng, chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, với các phụ huynh, đây lại là một bài toán khó. Có con nhỏ đang học lớp 4, anh Vũ Trường Sơn (quận Hoàng Mai) cho hay vợ anh đi làm tận Hưng Yên theo xe công ty đưa đón nên không thể về đón con trong khi anh làm việc ở quận Nam Từ Liêm, cách trường con hơn chục cây số.
"Các con học một buổi sáng thường chỉ đến 10 giờ 30 phút. Để về đón con tôi phải rời cơ quan từ lúc 10 giờ, không thể đảm bảo được yêu cầu công việc. Nếu hết giờ làm mới về thì con phải ở lại trường đợi tôi đến 11 giờ 30 phút nhưng tôi cũng không yên tâm," anh Sơn băn khoăn.
[Học sinh, giáo viên Hà Nội hân hoan trở lại trường sau 9 tháng]
Không biết bố trí đón con như thế nào cũng là chia sẻ của chị Lê Thu Phương (quận Hà Đông). Hai vợ chồng chị đều làm ở quận Hoàn Kiếm trong khi trường con ở quận Hà Đông, cách 15 km. "Vì nhà quá xa và có thời gian nghỉ trưa ít ỏi, chỉ từ 11 giờ 30 đến 13 giờ, nên tôi thường mang cơm đi làm, nghỉ trưa tại cơ quan. Nhưng nếu con học một buổi, sau giờ làm buổi sáng tôi sẽ phải về trường đón con, đưa con về nhà và vội vã trở lại cơ quan để kịp giờ làm, không đủ thời gian ăn uống chứ chưa nói đến nghỉ ngơi. Con tôi cũng phải ở lại trường chờ mẹ khoảng hai tiếng sau khi tan học," chị Phương nhẩm tính.
Sau thời gian dài học trực tuyến, được trở lại trường là khát khao của học sinh nhưng việc học nửa buổi lại là bài toán khó với các phụ huynh có con nhỏ. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam )
Với các phụ huynh có con nhỏ học lớp 1, 2 thì bài toán này còn phức tạp hơn nữa khi các con không thể tự ở nhà một mình trong buổi không đến trường.
Cần tạo điều kiện cho phụ huynh
Tại Hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Nhâm Dần 2022 ngày 8/2, chia sẻ về vấn đề học sinh đi học trở lại nhưng không tổ chức ăn bán trú của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng khi tổ chức cho học sinh đi học trở lại cần đặt ở cương vị phụ huynh, nhất là các gia đình có con nhỏ bậc tiểu học, mầm non. Việc học sinh chỉ học nửa ngày, bố mẹ phải đưa đón sẽ ảnh hưởng tới giờ làm.
Nêu dẫn chứng từ Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian đầu không tổ chức ăn bán trú để phòng dịch nhưng hiện đã tổ chức các hoạt động này bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, giáo viên, phụ huynh, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho hay hôm nay, 9/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với thành phố Hà Nội về vấn đề này.
Cũng trong ngày 8/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện số 136/CĐ-BGDĐT gửi giám đốc các sở giáo dục và đào tạo về một số việc cần lưu ý khi học sinh trở lại trường học trực tiếp. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giám đốc các sở giáo dục và đào tạo tham mưu chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức dạy học trực tiếp tại địa phương thống nhất, đầy đủ, tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh.
Đây cũng là mong mỏi của nhiều phụ huynh Thủ đô. Các phụ huynh cho hay họ chia sẻ với những lo lắng của Uỷ ban Nhân dân thành phố trong việc phòng chống dịch và cho học sinh đi học trở lại là một nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Thủ đô.
"Sau hơn 9 tháng phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh trong khi Hà Nội đang là địa phương có số ca nhiễm cao nhất cả nước nên việc lãnh đạo thành phố cẩn trọng, mở cửa từng bước là hợp lý. Tôi hy vọng sau thời gian đầu, Hà Nội sẽ có đánh giá và cho học sinh ăn bán trú," anh Phạm Quang Huy (một phụ huynh ở quận Nam Từ Liêm) nói./.
Sáng nay hàng trăm ngàn học sinh TP.HCM tựu trường sau Tết Nguyên Đán: Chính thức hết Tết! Sáng nay 7/2, học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại TP.HCM đi học lại sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán. Hôm nay ngày 7/2, học sinh nhiều nơi trên cả nước nô nức được tựu trường sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch Covid-19. Riêng tại TP.HCM, sáng nay hàng trăm ngàn học sinh từ lớp 7 đến...