F0 mới nhiều ngày “đi ngang”, dịch tại Hà Nội đã đạt đỉnh?
Sau một thời gian “tăng nóng”, trong một tuần qua, số F0 ghi nhận trong ngày của Hà Nội có xu hướng đi ngang trong khoảng 1.800 – 1.900 ca.
Khi nào dịch tại Hà Nội đạt đỉnh?
Tối 30/12, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 1.866 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 699 ca cộng đồng.
Đáng chú ý, sau một thời gian “tăng nóng”, trong một tuần qua, số F0 ghi nhận trong ngày của Hà Nội có xu hướng đi ngang trong khoảng 1.800 – 1.900 ca.
“Liệu đợt bùng phát dịch Covid-19 lần này tại Hà Nội đã đạt đỉnh và sẽ hạ nhiệt?”, là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm lúc này.
Trao đổi với Dân trí, một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội nhận định, đỉnh dịch đợt này tại Hà Nội có thể nằm trong khoảng thời gian tháng 2/2022 sau đó sẽ giảm dần vào giai đoạn tháng 3 – 4/2022.
“Tuy nhiên đỉnh dịch có thể đến sớm hơn nếu số lượng khách nhập cảnh vào Việt Nam gia tăng kèm theo các ca nhiễm biến thể Omicron”, vị lãnh đạo này nhận định.
Trong cuộc họp diễn ra ngày 29/12, đại diện Sở Y tế Hà Nội nhận định, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh, có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày trong tuần tiếp theo.
Video đang HOT
Trước đó, phân tích về nguyên nhân số F0 của Thủ đô tăng nhanh trong thời gian qua, theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đặc thù của Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân cư cao. Cùng với đó, di biến động dân cư giữa Hà Nội và các tỉnh thành khác rất phức tạp; một bộ phận người dân đã tiêm vaccine có tâm lý chủ quan…
Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều người dân Thủ đô cũng đã tự chủ động xét nghiệm bằng test nhanh và thông báo với chính quyền địa phương, sau đó được y tế cơ sở xác nhận và quản lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến số lượng F0 ghi nhận trong ngày ở mức cao.
Tính từ khi “thích ứng Covid-19″ (từ 11/10), Hà Nội đã ghi nhận hơn 40.000 ca Covid-19, hiện thành phố cũng đang điều trị cho hơn 25.000 F0.
Lo ngại biến thể Omicron
Việc xuất hiện ca nhiễm biến thể Omicron nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài cũng đã dấy lên lo ngại phức tạp thêm tình hình dịch vốn đang rất nóng.
Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, dịch có thể lan nhanh trong các dịp lễ tết cuối năm, do đây là thời điểm người dân đi lại tiếp xúc nhiều, trong khi chúng ta đang phải đối phó với chủng Delta, giờ lại xuất hiện thêm Omicron.
Hà nội đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành thu thập, xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định các mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến thể Omicron (Ảnh minh họa).
PGS Phu lưu ý việc Omicron có khả năng lây lan nhanh có thể khiến số lượng bệnh nhân tăng vọt trong thời gian ngắn. Tình trạng này gây áp lực lớn lên hệ thống điều trị, đặc biệt là các địa phương dịch vốn đã rất căng thẳng.
“Nếu việc phân tầng điều trị không chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng các ca bệnh nhẹ được can thiệp y tế, trong khi đó ca bệnh nặng lại không được can thiệp, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong”, PGS Phu nhấn mạnh.
Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine Covid-19
Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt; tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống y tế các tuyến đang chịu nhiều áp lực về quản lý, thu dung, điều trị. Trong thời gian tiếp theo, khi số ca mắc tiếp tục gia tăng sẽ là gánh nặng lên hệ thống y tế và có thể sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.
Tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh minh họa).
Để khống chế hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới, Sở Y tế Hà Nội cũng đã đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi một, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ việc thu dung điều trị F0 triệu chứng nhẹ, không triệu chứng tại các khu thu dung điều trị theo mô hình trạm y tế lưu động và tổ chức cách ly điều trị tại nhà; tổ chức hoạt động có hiệu quả Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà, phối hợp chặt chẽ với mạng lưới thầy thuốc đồng hành để giảm tải cho tuyến y tế cơ sở.
Bên cạnh đó, để tăng cường giám sát và phòng chống biến thể Omicron, Sở Y tế Hà Nội cũng đã chỉ đạo các đơn vị chủ động giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến thể mới như: các quốc gia khu vực Nam Châu Phi và một số quốc gia khu vực châu Âu, thực hiện việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo đúng quy định.
Yêu cầu hạn chế tụ tập đông người dịp Tết Dương lịch
UBND TPHCM yêu cầu các địa phương quyết liệt vận động người dân hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là vào dịp Tết Dương lịch.
Văn phòng UBND TPHCM vừa ban hành văn bản thông báo kết luận của ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - tại cuộc họp giao ban của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế thành phố với các sở, ngành, quận, huyện.
Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu các địa phương quyết liệt vận động người dân hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là vào dịp Tết Dương lịch. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường nhắc nhở việc thực hiện 5K, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong phòng, chống dịch.
TPHCM yêu cầu người dân hạn chế tụ tập đông người ngày cuối tuần, đặc biệt dịp Tết (Ảnh: Hữu Khoa).
Cụ thể, các cơ sở cần đảm bảo khoảng cách, khai báo y tế, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh chưa được phép hoạt động nhưng vẫn mở cửa.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng yêu cầu Sở Công Thương, Sở Y tế cùng các bên liên quan làm việc với đơn vị cung ứng nhằm đảm bảo nguồn cung oxy.
Đến hết ngày 31/12, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức cần khẩn trương hoàn tất hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngành y tế thành phố chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19, tăng độ phủ vaccine với người có nguy cơ cao mắc Covid-19.
Trong công tác dạy và học, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế đánh giá kết quả 2 tuần thí điểm dạy, học trực tiếp đối với khối lớp 9, lớp 12 nhằm đưa ra đề xuất cụ thể cho thời gian tiếp theo.
Đối với các lĩnh vực hoạt động khác, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp cùng Sở Y tế, rà soát các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn cho các ngành, đưa ra đề xuất đối với một số dịch vụ chưa được phép hoạt động.
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM diễn ra chiều 27/12, ông Phạm Đức Hải - Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 - cho biết, thành phố đang theo dõi tình hình dịch Covid-19 hàng ngày nhằm đưa ra đánh giá về thời điểm có thể mở lại karaoke, massage, spa.
Đối với việc mở rộng thí điểm dạy, học trực tiếp đối với các khối, lớp khác, UBND TPHCM cũng xem xét kết quả thí điểm của 2 tuần vừa qua đối với khối lớp 9, lớp 12 nhằm đưa ra định hướng thời gian tới.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an hỗ trợ quá trình đấu thầu vật tư, thiết bị y tế Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an tiếp tục bảo đảm an ninh an toàn các khu cách ly, điều trị; hỗ trợ, tham gia quá trình đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị y tế, thuốc, để ngăn ngừa tiêu cực... Sáng 22/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19...