F0, F1 liên tục tăng, trường học ở TP.HCM ứng phó thế nào?
Hiện F0, F1 ở TP.HCM liên tục tăng, khiến nhiều phụ huynh quan tâm về cách ứng phó trong công tác dạy và học ở các trường thế nào?
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, từ 7/2 – 2/3, số ca nghi nhiễm COVID-19 trong ngành giáo dục lên tới hơn 44.000 trường hợp (gồm 3.689 ca là cán bộ, giáo viên, nhân viên và 40.385 ca là học sinh).
Liên quan vấn đề này, UBND TP.HCM đã giao quyền chủ động cho các trường, các quận, huyện khi quyết định hình thức tổ chức dạy học tại lớp, tại trường khi có F0. Vậy các trường hiện dạy học ra sao?
Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM học trên lớp. (Ảnh minh họa)
Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng cho biết, thời gian sau Tết 2022 đến nay, tình hình F0 ở các đơn vị, không riêng gì nhà trường có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, trường đang phối hợp với phụ huynh để tầm soát dịch bệnh từ xa, quản lý tốt F0. Do đó, 1 tuần qua, dấu hiệu mừng là F0 ở trường không tăng, nên học sinh được chủ động hơn, tham gia các hình thức học.
Theo ông Phú, trên nguyên tắc, một lớp có từ 3 F0 trở lên, cả lớp nghỉ 3 ngày, còn em F0 phải đảm bảo đủ thời gian cách ly, điều trị tại địa phương và trở lại trường sau khi đã xét nghiệm âm tính. Trường linh động trong tổ chức dạy học để phù hợp thực tế.
Cụ thể, lớp có F0, trường sẽ lấy ý kiến phụ huynh, nếu tất cả đồng thuận cả lớp nghỉ học, lớp học đó sẽ chuyển sang học trực tuyến. Chỉ những em F0 và F1 (tiếp xúc gần theo định nghĩa mới của Bộ Y tế) nghỉ ở nhà, trường sẽ áp dụng 4 hình thức dạy học.
“Thứ nhất trường sẽ chụp bài dạy gửi qua mạng xã hội cho các em F0, F1. Thứ 2 là các em nghỉ ở nhà sẽ lên website của trường để lấy tài liệu bài dạy để học. Thứ 3, các em có thể xem bài tập và học với đề cương của trường, 2 năm xoay chuyển liên tục với đại dịch, nhà trường có xây dựng đề cương tinh giản kiến thức theo quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT TP.HCM, do đó học đề cương, học sinh cũng hiểu được nội dung bài. Hình thức 4, học sinh gọi điện trực tiếp cho thầy cô bộ môn để được hướng dẫn, giải đáp bài tập”, ông Phú nói.
Ông Phú cho hay, trường vận dụng linh hoạt nhiều cách làm, chọn hình thức học nào thì nhà trường vẫn đảm bảo việc học, kiến thức cho các em. Tuy nhiên, nhà trường không chờ đợi khi F0 nhiều mới chuyển sang học trực tuyến mà luôn luôn đảm bảo hai hình thức song song, nhưng ưu tiên học trực tiếp.
“Hai hình thức luôn luôn song hành với nhau, hiện thầy cô đang dạy cả hai. Nhưng chúng tôi cố gắng hết mức tận dụng học trực tiếp, khi nào khó khăn lắm mới chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo lượng kiến thức cho các em. Vì dù gì học trực tiếp hiệu quả rất cao, học trực tuyến không thể bằng”, ông Phú nhấn mạnh.
Thầy Huỳnh Thanh Phú. (Ảnh: Website trường)
Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du cho biết thêm, khi học qua các hình thức như trên không thể tốt bằng trực tiếp, do đó khi kiểm tra, đánh giá trường cân nhắc đề trên nội dung mà các em đã học. Học sinh học sao ra đề kiểm tra như vậy để tạo tâm lý thoải mái cho các em, không gây áo lực, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng học tập.
“Chỉ có lo lắng nhất là học sinh khối 12, nghỉ học ở nhà sẽ càng làm các em lo lắng hơn nữa nên nhà trường bố trí dạy phụ đạo thêm cho các em học sinh 12 vào chiều 3, 5, 7. Học sinh 12 được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn để kỳ thi sắp tới các em không bị “khập khiễng” về kiến thức. Làm sao khi các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp kiến thức được đầy đủ“, ông Phú nói.
Video đang HOT
Còn tại Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), cô Lê Thị Quy Thục, Phó Hiệu trưởng cho biết, từ khi học sinh toàn thành phố đi học lại (14/2) đến nay, trung bình trường ghi nhận hơn 20 ca F0/ngày. Một tuần qua, trường ghi nhận 7 – 10 F0/ngày, nhiều nhất là trên 10 ca/ngày như cuối tuần vừa rồi.
Trước việc ghi nhận F0 trường học vẫn ở mức cao, nhà trường tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến song song để phù hợp với tình hình thực tế.
“Những học sinh F0, F1 sẽ học trực tuyến. Trường linh động, phối hợp với phụ huynh có thể dạy trực tuyến hoàn toàn nếu phụ huynh không đồng ý cho con đến trường. Nếu phụ huynh đồng thuận cho con đến trường thì trường tổ chức dạy học trực tiếp. Nhà trường vẫn tổ chức song song hai hình thức”, cô Thục cho biết.
Học sinh khối 9 Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) đi học trực tiếp hồi tháng 12/2021.
Về công tác phòng, chống dịch, cô Thục cho biết, Trường áp dụng quy trình, hướng dẫn mà Sở Y tế và Sở GD&ĐT TP.HCM ban hành, nhưng sẽ linh hoạt, chủ động các biện pháp để phù hợp với tình hình dịch bệnh tại trường như: phối hợp với phụ huynh tầm soát F0, tăng cường thêm các biện pháp phòng, chống dịch để giảm F0, lập Tổ COVID-19 trong mỗi lớp học.
” Tổ này có học sinh tham gia nhắc nhở thành viên lớp mình thực hiện 5K trong lớp, trong trường, rèn các kỹ năng, tinh thần trách nhiệm với tập thể, tổ chức sắp xếp các biện pháp phối hợp với nhau cùng chống dịch”, cô Thục nói.
Tương tự như hai trường trên, cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1) cho biết, trong tình hình hiện nay, F0 TP.HCM đang có xu hướng tăng, nên khó tránh F0 trong trường cũng tăng lên, để đảm bảo công tác dạy và học, nhà trường đã linh hoạt kết hợp việc học trực tiếp và trực tuyến.
“Có phụ huynh muốn con học trực tuyến để yên tâm hơn về dịch bệnh, có phụ huynh lại muốn con đến trường học trực tiếp do đó nhà trường sẽ linh hoạt 2 hình thức học tập, trực tiếp và trực tuyến”, cô Hương cho biết.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, thành phố đã giao quyền chủ động cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp quận, huyện và của các trường để quyết định việc tổ chức dạy học. Dựa trên cấp độ dịch của phường, xã thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của các quận, huyện sẽ xem xét, đánh giá lại tình hình thực tế của các trường ở những địa phương này để đưa ra quyết định cho từng trường.
Nếu có 2 ca bệnh trong một lớp thì trường sẽ quyết định hình thức học của lớp đó. Còn nếu trường có từ 2 lớp trở lên có yếu tố dịch tễ phức tạp, có nguy cơ cao thì Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của quận, huyện sẽ quyết định hình thức học trực tiếp hay trực tuyến của trường đó dựa trên đánh giá tình hình thực tế.
Thầy Thịnh 'kiên trì' và 'kho báu' gần 1.000 lá thư của học sinh gửi
Trong 7 năm dạy Vật lý ở trường cấp 3 Nguyễn Du, quận 10, thầy Thịnh đã nhận khoảng 750 lá thư học sinh viết tặng vào cuối học kỳ 1, coi như "báu vật" khi đi dạy.
Ngày 29/11, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao danh hiệu cho 14 nhà giáo của thành phố đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú do Chủ tịch nước trao tặng.
Đồng thời, thành phố cũng trao giải thưởng Võ Trường Toản, tôn vinh 50 thầy cô, cán bộ quản lý có nhiều đóng góp tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục, nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong số các thầy cô giáo đạt được giải thưởng lần này có thầy Nguyễn Tường Thịnh - giáo viên môn Vật lý của Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10.
Biệt danh là thầy Thịnh "kiên trì" và luôn tin tưởng học sinh
Ra trường, đi dạy từ năm 1998 tại Trường trung học phổ thông Quang Trung, huyện Củ Chi, cho tới nay, thầy Nguyễn Tường Thịnh đã có gần 24 năm gắn bó với nghề sư phạm, tại 3 ngôi trường khác nhau, như trường Quang Trung (5 năm), trường trung học phổ thông Bình Phú, quận 6 (11 năm) và trung học phổ thông Nguyễn Du (từ năm 2014 đến nay).
Nhớ về những ngày tháng "chân ướt, chân ráo" chuyển về trường Nguyễn Du từ trường Bình Phú, thầy Thịnh kể lại: Khi mới xin về trường, thầy xin được chủ nhiệm lớp 10, lớp mà có nhiều học sinh cá biệt nhất trường.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Tường Thịnh nói rằng, dù đã có rất nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở hai ngôi trường khác nhau, nhưng thầy vẫn muốn thử sức mình ở một khối lớp mới trong một ngôi trường mới toanh.
"Lúc đó, cứ mỗi giờ lên lớp, hay mỗi giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi lại dành ra 5 phút đầu giờ để phát những video nói về sự kiên trì và hạnh phúc, dạy cho các em biết tự tin vào chính bản thân mình. Và cứ như thế, từng tuần, từng tháng và một năm học trôi qua, dù các em trong lớp này không phải là học giỏi nhất, nhưng luôn là lớp tình cảm, đoàn kết và có phong trào học tập rất sôi nổi".
Thầy Thịnh nói về kinh nghiệm dạy học sinh của mình rằng: Suốt nhiều năm nay, cả khi thực hiện việc dạy trực tuyến, thầy luôn bắt đầu giờ dạy của mình bằng các câu chuyên, hay phát các đoạn video để truyền đến học sinh của mình tinh thần kiên trì, tư duy không được bỏ cuộc.
Dần dần, thầy đã tạo ra một dấu ấn riêng, độc đáo cho mình, tạo sự ấn tượng và thích thú ở mỗi học sinh trong các tiết học Vật lý.
Thầy Nguyễn Tường Thịnh, 1 trong 50 thầy cô sẽ nhận giải thưởng Võ Trường Toản (ảnh: CTV)
Nhiều thế hệ học sinh của thầy tới nay đã ưu ái, trìu mến đặt cho thầy một nickname là thầy Thịnh "kiên trì".
Ngoài việc tìm tòi những đoạn video, câu chuyện truyền cảm hứng, tạo động lực học tập cho học sinh, trong mỗi giờ lên lớp của mình, thầy Thịnh luôn chú trọng, hình thành các thói quen cho học sinh luôn nỗ lực, vượt khó trong học tập.
Mỗi khi gặp các kiến thức, bài tập khó, thầy luôn giảng đi giảng lại cho đến khi học sinh nhuẫn nhuyễn, làm được bài mới thôi.
Quan điểm của thầy Nguyễn Tường Thịnh là: Mỗi học sinh đều có tố chất và thế mạnh riêng, không ai giỏi và thông minh hơn ai, mà vấn đề chính là ai chăm chỉ và kiên trì hơn ai.
"Bài tập dễ hay khó không hẳn phụ thuộc vào bài học, mà phụ thuộc vào bản thân các em học sinh kiên trì tới đâu..." - thầy Nguyễn Tường Thịnh cho hay.
Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho học sinh, để mỗi tiết học Vật lý trở nên nhẹ nhàng hơn, thầy Thịnh luôn tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo, ứng dụng Công nghệ thông tin vào từng bài giảng. Cứ như vậy, mỗi giờ học Vật lý với các kiến thức khô khan đã trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.
7 năm, nhận gần 750 lá thư tâm sự của học sinh
Công tác tại trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10 được 7 năm, cứ mỗi khi kết thúc học kỳ 1, thầy Nguyễn Tường Thịnh luôn khuyến khích học sinh viết thư tâm sự về cách dạy học của mình trong thời gian đã qua.
Theo thầy Nguyễn Tường Thịnh, tới nay, thầy đã nhận được gần 750 lá thư của học sinh viết. Thầy Thịnh khẳng định: "Đó chính là một 'báu vật' vô giá mà học sinh dành cho tôi, để tôi có thể tự soi rọi, sửa mình sau mỗi lời tâm sự của các em".
Hàng trăm bức thư của học sinh viết mà thầy Thịnh đã nhận trong suốt 7 năm dạy ở trường Nguyễn Du (ảnh: CTV)
Thầy Nguyễn Tường Thịnh vẫn không thể nào quên được lá thư đầu tiên mà học sinh đã viết cho mình. Đó là một học sinh lớp 10, khi thầy chỉ mới chuyển về công tác tại trường.
Trong thư này, em học sinh đã viết: "Mỗi lần con nhớ đến những dòng chữ mà thầy đã viết vào lời phê "Con đã làm được", thì con thấy mình có sức mạnh nhiều lắm".
Kể từ sau khi nhận được lá thư này, thầy Thịnh đã có thêm động lực để luôn tin vào con đường mà mình đã lựa chọn, đó là khơi dậy trong mỗi học sinh sự vượt khó và tính kiên trì.
Người giáo viên này nhớ lại: Đó là một em học sinh rất bình thường. Thế nhưng, trong lần đầu tiên đạt được điểm 10 ở bài kiểm tra Vật lý, thầy Thịnh đã phê vào bài làm của em "Chúc mừng con, con đã làm được".
Bất ngờ là kể từ sau lời phê này, từ một học sinh bình thường thì em học sinh này đã trở thành giỏi môn Vật lý. Rõ ràng, chỉ cần giáo viên khích lệ và động viên kịp thời học sinh, các em đã thay đổi.
Kể từ đó, thầy Thịnh luôn ghi nhớ 1 điều là phải thường xuyên khen ngợi học sinh, nhìn ra mọi ưu điểm của từng em để khen, giúp các em tiến bộ.
Hay như của em học sinh đạt huy chương Vàng kỳ thi học sinh giỏi Olympic 30/4 của toàn miền Nam. Em này nhiều lần muốn bỏ cuộc thi, vì thiếu tự tin vào bản thân và sợ gặp phải thất bại.
Thầy Nguyễn Tường Thịnh còn chăm chỉ dạy con học ở nhà (ảnh: P.L)
Tuy nhiên, ngay sau khi đạt huy chương Vàng thì em học sinh này đã viết thư gửi tới thầy Thịnh. Bức thư có đoạn: "Từ một cô bé có 0% niềm tin về bản thân, thầy đã "kề vai sát cánh", truyền cho con không chỉ kiến thức, mà còn tinh thần, một ý chí thật mạnh mẽ...".
Nói về những bức thư của học sinh, thầy Nguyễn Tường Thịnh cho hay, chính những bức thư này đã cho thầy thấy mình dưới góc nhìn của các em học sinh, phát huy được những điều mà mình đã làm được và khắc phục ngay những điều chưa làm được.
"Các phản hồi tích cực của học sinh cho tôi thấy việc giảng dạy của mình có ý nghĩa, có thêm động lực để tin, yêu thêm nghề giáo. Hơn hết, những góp ý của các em học sinh sẽ là cơ hội để tôi tự soi, sửa mình, nỗ lực trọn vẹn hơn nữa trong công việc giảng dạy hàng ngày..." - thầy Thịnh nhấn mạnh.
Học trực tuyến, thi ra sao? Một nửa học kỳ 1 đã đi qua, học sinh TP.HCM đã học trực tuyến và chưa biết bao giờ kết thúc nên mối quan tâm hiện nay là các kỳ thi quan trọng sẽ ra sao? Nhìn nhận về chương trình và hoạt động dạy học, giáo viên Phan Thế Hoài, Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân, TP.HCM), cho rằng đầu...