EVNCPC: Tích hợp các nền tảng họp trực tuyến với hệ thống Polycom
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVPCNC) áp dụng ‘ Tích hợp các nền tảng họp trực tuyến internet với hệ thống Polycom’ nâng cao năng lực Hội nghị truyền hình.
Theo Tổng công ty Điện lực miền Trung ( EVNCPC), hiện các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty (các cuộc họp, các hội nghị, các khóa đào tạo, …) được triển khai thường xuyên, liên tục qua hình thức trực tuyến trên nền tảng Hội nghị truyền hình (HNTH) và xu hướng này sẽ vẫn được tiếp tục triển khai và nhân rộng. Hệ thống HNTH của EVNCPC hiện nay bao gồm hệ thống chính là hệ thống Polycom (phần cứng và phần mềm) và các ứng dụng (App) HNTH trực tuyến internet khác như Zoom Meeting, Microsoft Teams.
Mỗi hệ thống với năng lực (số điểm cầu) nhất định đã đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khai thác sử dụng với quy mô tương ứng. Tuy nhiên, đối với các cuộc HNTH với quy mô lớn (vượt quá năng lực của mỗi hệ thống) sẽ gặp khó khăn trong công tác tổ chức các điểm cầu tham gia và công tác vận hành. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung (CPCIT) đã triển khai áp dụng hiệu quả sáng kiến “Tích hợp các nền tảng họp trực tuyến internet với hệ thống Polycom” để nâng cao năng lực HNTH EVNCPC.
Trên cơ sở mở rộng ý tưởng của sáng kiến này, CPCIT tiếp tục nguyên cứu giải pháp kết nối giữa các tảng họp trực tuyến internet với nhau, cụ thể là kết nối nền tảng Zoom Meeting với nền tảng Microsoft Teams, nhằm tiếp tục khai thác hiệu quả hơn nữa năng lực của mỗi hệ thống và lịnh hoạt trong lựa chọn ứng dụng HNTH của người dùng. Giải pháp được triển khai như sau:
Sơ đồ đấu nối, tương tác
Video đang HOT
Giải thích sơ đồ:
Laptop: Máy tính cài đặt ứng dụng Zoom Meeting và Microsoft Teams, cài đặt các phần mềm liên quan như OBS, Virtual Cable AB
VIDEO CAPTURE: Thiết bị thu nhận hình ảnh từ phần mềm Zoom Meeting và đẩy hình ảnh này qua phần mềm Microsoft Teams.
Phần mềm OBS: Thu nhận hình ảnh từ phần mềm Microsoft Teams và đẩy hình ảnh này qua phần mềm Zoom Meeting.
Phần mềm Virtual Cable AB: Tương tác âm thanh hai chiều giữa 2 phần mềm Zoom Meeting và Microsoft Teams.
Cách thức hoạt động:
Thực hiện kết nối giữa hai nền tảng Zoom Meeting và Microsoft Teams như sơ đồ trên thì cả hai phòng họp đã được kết nối tự động với nhau, tự động tương tác lẫn nhau và không cần sự can thiệp của nhân viên vận hành. Nhân viên vận hành chỉ tham gia tác động khi có các yêu cầu cho một số tình huống cụ thể:
Để đảm bảo âm thanh từ phòng họp Microsoft Teams/ Zoom Meeting không làm ảnh hưởng đến phòng họp Zoom Meeting/ Microsoft Teamsthì ở chế độ hoạt động bình thường hình ảnh và âm thanh chỉ được truyền một chiều từ phòng họp Microsoft Teams/ Zoom Meeting sang phòng họp Zoom Meeting/ Microsoft Teams do nhân viên vận hành thiết lập.
Khi có nhu cầu trao tương tác âm thanh giữa phòng họp Zoom Meeting và phòng họp Microsoft Teams thì nhân viên vận hành sẽ thực hiện mở (cả hình ảnh và âm thanh) từ cả 2 nền tảng.
Thiết lập một số thông số các nền tảng được cài đặt
Giải pháp kết nối nền tảng họp trực tuyến internet Zoom Meeting với nền tảng Microsoft Teams đã khai thác hiệu quả hơn nữa năng lực của mỗi hệ thống và linh hoạt trong lựa chọn ứng dụng HNTH của người dùng; tiết kiệm và tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên hiện có, đảm bảo việc kết nối của tất cả các điểm cầu cố định cũng như điểm cầu cá nhân từ xa được nhanh chóng, góp phần đảm bảo vận hành an toàn, linh hoạt Hệ thống HNTH EVNCPC.
Zoom hạ dự báo doanh thu năm 2022
Giám đốc Tài chính của Zoom, Kelly Steckelberg, cho biết hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty sẽ giảm gần 8% trong năm nay.
Biểu tượng ứng dụng họp trực tuyến Zoom trên màn hình điện thoại di động tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 30/3/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công ty công nghệ Zoom Video Communications Inc của Mỹ đã hạ dự báo doanh thu năm 2022, do nền tảng cung cấp các dịch vụ gọi video và trò chuyện trực tuyến này dự kiến sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hoạt động kinh doanh trực tuyến đang suy giảm.
Giám đốc Tài chính của Zoom, Kelly Steckelberg, cho biết hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty sẽ giảm gần 8% trong năm nay. Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng chóng mặt trong đại dịch, Zoom, cạnh tranh với các dịch vụ họp trực tuyến khác là WeChat Work, Microsoft Teams, Cisco, WebEx và Slack, đang phải đối mặt với sự suy giảm doanh thu do lạm phát tăng cao đang làm hạn chế sức chi tiêu của khách hàng .
Việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới cũng đang đè nặng lên hoạt động kinh doanh của Zoom, khi mọi người bắt đầu dành ít thời gian hơn trên mạng hơn.
Giá cổ phiếu của Zoom, có trụ sở tại San Jose, bang California, đã giảm gần 56% trong năm nay, và giảm 5% trong đầu phiên 21/11.
Zoom dự kiến doanh thu năm nay sẽ nằm trong khoảng từ 4,37 tỷ USD đến 4,38 tỷ USD, so với dự báo trước đó là 4,39 tỷ USD-4,40 tỷ USD.
Nhà phân tích Rishi Jaluria của RBC cho biết: "Trọng tâm của Zoom vẫn là khả năng mở rộng để trở thành một nền tảng lớn hơn".
Công ty đã điều chỉnh lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lên 3,91 USD-3,94 USD, so với mức dự báo trước đó là 3,66 USD-3,69 USD. Zoom cho biết, doanh thu của công ty trong quý thứ III/2022 (kết thúc vào ngày 31/10) đã tăng 5%, lên 1,1 tỷ USD, nhờ vào nguồn thu từ các khách hàng doanh nghiệp có khả năng chi trả cao tăng 20%./.
Cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số EVN đã triển khai kết nối hệ sinh thái của mình với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia của Bộ TT&TT để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số. Ngày 25/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kích hoạt kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data...