EVN làm chủ đầu tự dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III trị giá 1,19 tỷ USD tại Cần Thơ
UBND thành phố Cần Thơ vừa có Quyết định số 2447/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III.
Nhà máy nhiệt điện Ô Môn I do EVN làm chủ đầu tư tại Trung tâm điện lực Ô Môn. Ảnh minh hoạ
Theo Quyết định do ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ký, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III với tổng mức đầu tư 27.596 tỷ đồng (tương đương 1,19 tỷ USD); trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 9.926 tỷ đồng (tương đương 428,2 triệu USD); vốn huy động 17.670 tỷ đồng (tương đương 762,29 triệu USD).
Mục tiêu dự án là xây dựng nhà máy nhiệt điện turbine khí chu trình hỗn hợp, quy mô theo quy hoạch ngành được cấp thẩm quyền phê duyệt để cung cấp nguồn điện ổn định cho khu vực miền Nam nói riêng và hệ thống điện quốc gia nói chung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an toàn cung cấp điện; đồng thời, cùng các nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Ô Môn tiêu thụ hết khí lô B.
Về quy mô, dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III có diện tích đất khoảng 8,342 ha (khu vực nhà máy chính), là đất công trình năng lượng đã được UBND thành phố Cần Thơ cho nhà đầu tư thuê đất (trả tiền hằng năm).
Các hạng mục chính của dự án gồm: Gian máy turbine khí – máy phát, turbine hơi – máy phát, khu vực máy biến áp và khu vực sân phân phối; các khu phụ trợ như nhà hành chính, khu điều khiển trung tâm, kênh lấy nước làm mát, đường ống xả nước làm mát, khu xử lý nước.
Video đang HOT
Trung tâm điều hành của Nhà máy nhiệt điện Ô Môn I do EVN làm chủ đầu tư. Ảnh minh hoạ
Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công vào quý I/2025, bắt đầu tiếp nhận khí trong quý III/2027 và phát điện thương mại vào quý IV/2027 (cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia).
Dự án được đặt tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Thời hạn hoạt động của dự án là 31 năm kể từ ngày quyết định cho thuê đất (2021 – 2052).
Ngoài Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III, EVN còn là chủ đầu tư hai dự án khác tại Trung tâm điện lực Ô Môn gồm Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (công suất 660 MW) đã được đầu tư, dự án nhiệt điện Ô Môn IV với công suất 1.050 MW (dự kiến khởi công quý II/2023).
Riêng với Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II có công suất 1.050 MW, hồi tháng 2/2021, UBND thành phố Cần Thơ đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II cho nhà đầu tư là liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Việt Nam) và Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản). Dự án này có tổng vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Cần Thơ cho đến nay.
Doanh nghiệp mua 1 triệu tấn tro xỉ 'kêu cứu' vì bí đầu ra
Doanh nghiệp trúng đấu giá 1 triệu tấn tro xỉ nhiệt điện ở Trà Vinh bất ngờ "kêu cứu" vì bí đầu ra tiêu thụ, dù trước đó tro xỉ đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, có thể thay thế cát.
Ngày 24.8, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận Hòa TV (TP.Trà Vinh), doanh nghiệp trúng đấu giá 1 triệu tấn tro xỉ làm vật liệu san lấp ở Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải cho biết, vừa gửi công văn "cầu cứu" UBND tỉnh Trà Vinh tạo điều kiện hỗ trợ tiêu thụ tro xỉ trên địa bàn.
Theo doanh nghiệp này, khi biết tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải đã được Viện Khoa học Công nghệ, Bộ Xây dựng chứng nhận hợp chuẩn làm vật liệu san lấp từ năm 2020, tháng 12.2021, công ty đã tham gia đấu giá bãi tro xỉ tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (xã Dân Thành, TX.Duyên Hải, Trà Vinh) và trúng đấu giá 1 triệu tấn.
Bãi tro xỉ 1 triệu tấn mà Công ty Thuận Hòa trúng đấu giá hiện vẫn chưa thể tiêu thụ dù đã được hợp chuẩn làm vật liệu san lấp. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Dù nguồn tro xỉ trúng giá đã có thể dùng để làm vật liệu san lấp thay cho cát nhưng đến nay, Công ty Thuận Hòa vẫn không thể tiêu thụ bởi nhiều khó khăn phát sinh. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là các công trình, dự án trong tỉnh Trà Vinh đều chưa tạo điều kiện cho tro xỉ có cơ hội sử dụng như cát. Cụ thể là trong hồ sơ thiết kế ban đầu, các công trình, dự án vẫn chỉ xem cát là lựa chọn duy nhất, tro xỉ không có cơ hội để được xem xét, lựa chọn. Đến khi hồ sơ thiết kế ban đầu được phê duyệt thì việc đưa tro xỉ vào thay thế cho vật liệu đã được chọn là cát càng không thể xảy ra.
Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, tro, xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
"Sẽ rất lãng phí bởi nguồn cát ở ĐBSCL ngày càng khan hiếm. Còn ở Trà Vinh lại đang có đến hàng triệu tấn tro xỉ có thể thay thế cát trong san lấp mặt bằng công trình, các công trình giao thông... nhưng lại không được xem xét", bà Thảo nói và cho biết, trong lúc tro xỉ không thể tiệu thụ, phía Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải lại yêu cầu doanh nghiệp phải sớm giải phóng bãi tro xỉ đã trúng giá, doanh nghiệp chỉ còn biết gửi công văn cầu cứu chính quyền địa phương và các bộ ngành.
Hiện tại, bãi tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải đang có hàng triệu tấn tro xỉ có thể sử dụng làm vật liệu san lấp thay thế cát nhưng chưa được tiêu thụ. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Liên quan đến tiêu thụ tro xỉ trên địa bàn, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết trước đây tro xỉ nhiệt điện là nỗi lo của Trà Vinh khi chưa có khung quy định sử dụng tro xỉ. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định tro, xỉ được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, được quản lý như sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng đã mở ra hướng tiêu thụ tro xỉ cho Trà Vinh.
"Tuy nhiên, hiện tại, việc sử dụng tro xỉ san lấp cũng như gạch không nung còn nhiều khó khăn do thói quen sử dụng vật liệu của người dân lâu nay. Tỉnh Trà Vinh đã yêu cầu Sở TN-MT nghiên cứu để sớm có hướng thúc đẩy tiêu thụ tro xỉ, cũng như tăng cường sử dụng tro xỉ vào các công trình xây dựng, san lấp. Bởi hiện nay nguồn cát trên địa bàn đang rất khan hiếm, trong khi nhu cầu thì không ngừng gia tăng", ông Hẳn nói.
Vốn cho ngành điện - Bài 1: Lo ngại thiếu nguồn cung Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện khoảng 550 - 600 tỷ kWh. Để đạt mục tiêu này,...