EVFTA đóng vai trò như thế nào trong việc giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam?
Bạn đọc hỏi: Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã và đang gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đóng vai trò như thế nào trong việc giúp hồi phục nền kinh tế Việt Nam?
Dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định EVFTA. Ảnh: TTXVN.
Vấn đề bạn đọc hỏi được các chuyên gia kinh tế trả lời như sau:
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu của không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, việc Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn được khẳng định là cứu cánh mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn loay hoay tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền công nghiệp quy mô khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Giá sản phẩm của Việt Nam thường cao hơn 10 – 20% so với nước bạn. Do vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn.
Trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2%, với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Do đó với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ…
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 – 3,25% (năm 2019 – 2023); 4,57 – 5,30% (năm 2024 – 2028) và 7,07 – 7,72% (năm 2029 – 2033). Bên cạnh đó, về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU.
Như vậy, giai đoạn hậu dịch bệnh, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18 nghìn tỷ USD này.
Tương tự về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU, đặc biệt là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ta. Ngoài ra, khi hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.
Đáng chú ý, với EVFTA chuỗi giá trị mới của Việt Nam với một đối tác quan trọng trên thế giới sẽ được hình thành. Môi trường đầu tư mở hơn và thuận lợi hơn, khi triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt là các lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến…
Gắn với đó, những yêu cầu đặt ra trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới… theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế sẽ là những tiền đề quan trọng đưa Việt Nam tăng tốc phát triển lên một tầm cao mới.
Ngày mai (20-5), Quốc hội xem xét việc phê chuẩn EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) sẽ được trình vào Quốc hội ngay ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV ngày 20-5.
EVFTA mang lại nhiều lợi ích trong bối cảnh thế giới mới
Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bô Công Thương) cho biết, ngay ngày lam viêc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (ngày 20-5), Quốc hội sẽ chính thức xem xét, thảo luận, tiến tới phê chuân Hiệp định EVFTA. Báo cáo giải trình của Chính phủ đã được trình Quốc hội có cac nội dung đê đảm bảo thực thi Hiệp định có hiệu quả.
Cụ thể, bao cao tâp trung vao 2 nôi dung quan trọng nhất: Thứ nhất là các vấn đề pháp lý cần xử lý để có thể hoàn thành nghĩa vụ đặt ra trong hiệp định; Thứ hai là những chương trình, bước đi cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện, từ đó đưa Hiệp định vào cuộc sống.
Việc quyết định phê chuẩn Hiệp định thuộc thẩm quyền Quốc hội. Theo quy trình của Quốc hội, sẽ có bước là ban hành Nghị quyết của Quốc hội trước khi hoàn thành quá trình phê chuẩn.
Tiếp theo, hai bên sẽ chính thức xác nhận với nhau về thời điểm Hiêp đinh có hiệu lực qua kênh ngoai giao. Theo đo, Hiêp đinh co hiêu lưc ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi có Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội va văn ban trao đôi qua kênh ngoai giao.
Hiện nay, Việt Nam đang thúc đẩy thảo luận với EU để Hiệp định được thực thi sớm nhất. Nếu như Quốc hội có Nghị quyết ban hành vào cuối tháng 5-2020 thì hai bên sẽ xác định ngày có hiệu lực của Hiệp định sau đó khoang 2 tháng.
Trong bối cảnh thế giới mới, ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên cho rằng: "Hiêp đinh kỳ vọng se tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo chuỗi cung ứng mới. Hiện nay, các nước đêu đang trong qua trinh nô lưc đê đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.
Đặc biệt, trong bối cảnh đối phó với những thay đổi của đại dịch Covid-19, xu hướng này diễn ra mạnh hơn".
Ttheo nghiên cứu của Bộ KH-ĐT và Ngân hàng Thế giới, những ngành hiện nay có thể tận dụng sớm cơ hội mà EVFTA mang lại là: dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản...
Nhìn về tổng thể toàn bộ lợi ích đối với nền kinh tế, nếu lấy chuẩn xóa đói giảm nghèo cao của Ngân hàng Thế giới, thì có khoảng 800.000 người Việt Nam có thể thoát nghèo nhanh hơn so với kịch bản không có EVFTA.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Bộ KH-ĐT, trong vòng 5 năm đầu thực hiện, hiệp định có thể đóng góp vào nền kinh tế tăng thêm khoảng từ 2,18-3,25%, tức là xung quanh 0,5 điểm phần trăm GDP/năm. Đây là tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các FTA trước đây mà chúng ta đã tham gia, kể cả so với Hiệp định CPTPP mà Quốc hội phê chuẩn trước đây.
Cổ phiếu dệt may đồng loạt tiến về vùng giá trước dịch dù kết quả kinh doanh kém khả quan Nhiều cổ phiếu dệt may tăng mạnh trong vòng 1,5 tháng qua, có cổ phiếu tăng 78%. Quốc hội dự kiến sẽ họp về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA vào ngày 20/5 - ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Doanh nghiệp dệt may giảm sâu lợi nhuận, thậm chí lỗ quý I. Cổ phiếu dệt may...