EVF làm ăn thua lỗ, ABBank ‘tháo chạy’ hơn 9 triệu cổ phiếu
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố đã bán 9,1 triệu cổ phiếu EVF của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (UPCoM: EVF) vào ngày 24/9.
Sau giao dịch, ABBank giảm sở hữu EVF từ 22,26 triệu cổ phiếu (8,4%) xuống còn 13,16 triệu cổ phiếu (4,97%). Như vậy, ABBank không còn là cổ đông lớn của EVF.
Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/9, cổ phiếu EVF đóng cửa tại mức 7.900 đồng/cp, ghi nhận tăng gần 18% trong vòng 1 tháng qua. Khối lượng giao dịch trong phiên đạt hơn 790.000 đơn vị.
Như vậy, ABBank thu về khoảng 72 tỷ đồng sau giao dịch này.
Video đang HOT
Trong quý 2/2020 vừa qua, tình hình kinh doanh của EVF không mấy thuận lợi khi ghi nhận mức lỗ hơn 3 tỷ đồng.
Đáng nói, lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2020 của EVF được điều chỉnh giảm từ 87 tỷ xuống còn 68 tỷ đồng sau soát xét.
Theo EVF, sở dĩ có sự chênh lệch giảm 6,4 tỷ lợi nhuận này do giảm thu nhập lãi thuần do điều chỉnh bút toán phân bổ lại doanh thu 6 tháng cuối năm. Đồng thời EVF tăng chi phí hoạt động từ việc ghi nhận trước chi phí hoạt động phân bổ và tăng nhẹ chi phí dự phòng rủi ro. Ngoài ra, EVF ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính kỳ 6 tháng đầu năm tăng 12 tỷ.
Tại thời điểm 30/6/2020, cho vay khách hàng của EVF ghi nhận 10.224 tỷ đồng, tăng 3,5% so đầu kỳ. Tuy nhiên, tiền gửi khách hàng lại giảm mạnh 18,8% về mức 3.765 tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng, nợ xấu của EVF ghi nhận giảm hơn 7% về mức 323,5 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,53% của đầu kỳ xuống mức 3,16%.
ABBank bán ra hơn 9 triệu cổ phiếu EVF, không còn là cổ đông lớn
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa thông báo đã bán ra cổ phiếu Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance, mã chứng khoán EVF - UPCoM).
Ảnh Internet
Cụ thể, trong ngày 24/9, ABBank đã bán ra 9,1 triệu cổ phiếu EVF. Qua đó, ABBank giảm sở hữu tại EVF từ 22,26 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,4% xuống còn 13,16 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,97% và không còn là cổ đông lớn tại EVN Finance.
Cuối năm ngoái, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng thoái vốn thành công tại EVN Finance, thu về hơn 219 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, EVN Finance ghi nhận 725 tỷ đồng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự. Trong đó, thu nhập lãi thuần là 345 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 85 và 68 tỷ đồng, tương ứng tăng nhẹ 2,4% và 1,5% so với cùng kỳ.
Năm 2020, EVN Finance đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 22.050 tỷ đồng, mang về 1.833 tỷ đồng doanh thu và 280,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 7,5% và giảm 5,9% so với thực hiện năm 2019. Như vậy sau nửa đầu năm, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 30% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Tính đến thời điểm ngày 30/6/2020, tổng tài sản hiện tại của doanh nghiệp đạt 23.689 tỷ đồng, tăng 1.566 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 10.077 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng 5.153 tỷ đồng, chứng khoán đầu tư sẵn sàng bán 4.966 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 3.505 tỷ đồng.
Trong gia đoạn 2020 - 2021, EVN Finance có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 397 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện hiện tại của Công ty là gần 2,650 tỷ đồng. EVN Finance sẽ thực hiện phương án tăng vốn bằng hình thức chi trả cổ tức năm 2018 và 2019 bằng cổ phiếu.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu EVF hiện đang giao dịch quanh mức 7.900 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 24/9/2020). Khối
Tập đoàn tỷ đô Geleximco có gì? Nằm trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam nhờ sở hữu hệ sinh thái kinh doanh đa ngành, trải dài từ tài chính - ngân hàng, bất động sản, công nghiệp cho tới xuất nhập khẩu, nhưng ông Vũ Văn Tiền nổi tiếng là một trong người giản dị và kín tiếng, không siêu xe, không hàng hiệu, không những thú vui...