Evergrande thoát cảnh vỡ nợ vào phút cuối, tiếp tục 10 dự án lớn
Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande đã tránh được cảnh vỡ nợ tuần qua nhờ một khoản thanh toán trái phiếu vào phút cuối, giúp công ty này có thêm một tuần để xử lý cuộc khủng hoảng nợ 300 tỷ USD.
Trụ sở chính của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: AP
Theo truyền thông Trung Quốc, Evergrande đã gửi một khoản thanh toán trái phiếu trị giá 83,5 triệu USD vào tài khoản ủy thác của Citibank hôm 21/10, một ngày trước thời hạn trả lãi cho trái phiếu bằng USD của mình.
Công ty đang ngập trong đống nợ khổng lồ này sẽ phải thanh toán hàng loạt trái phiếu khác, hiện lên tới khoảng 306 tỷ USD. Hạn chót tiếp theo cho việc thanh toán trái phiếu là ngày 29/10 với khoản tiền 47,5 triệu USD. Sau đó, nó cần thanh toán 338 triệu đô la trong các khoản thanh toán bằng trái phiếu ra nước ngoài trong tháng 11 và tháng 12.
Dữ liệu từ Duration Finance cho thấy giá trái phiếu bằng đồng USD của Evergrande đã tăng vọt vào sáng 22/10 sau tin tức về việc chuyển tiền thanh toán trái phiếu. Tuy nhiên, số liệu sau đó đã giảm trong phiên giao dịch buổi chiều ở châu Á, đẩy một số trái phiếu khác của công ty mất giá hơn 6%. Cổ phiếu của Evergrande giao dịch tăng 4,3% vào thời điểm đóng cửa thị trường, nhưng vẫn giảm 8,8% hàng tuần.
Công ty bất động sản này đã cố gắng gây quỹ trong những tuần qua, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Một thỏa thuận trị giá 2,6 tỷ USD đã được thông qua vào đầu tuần này, khi các cuộc đàm phán bán 50,1% cổ phần trong chi nhánh Evergrande Property Services cho Hopson Development Holdings kết thúc trong bế tắc.
Trước đó, Reuters đã đưa tin về vụ bán trụ sở chính ở Hong Kong trị giá 1,7 tỷ USD của tập đoàn này đã thất bại vào tuần trước do người mua giấu tên lo lắng về tình hình tài chính của Evergrande.
Trong khi đó, đăng trên tài khoản WeChat, Evergrande ngày 24/10 cho biết đã nối lại hoạt động tại ít nhất 10 dự án ở Thâm Quyến, Đông Quan và các thành phố khác của Trung Quốc. Một số dự án đã bước vào giai đoạn trang trí nội thất trong khi những dự án khác vừa mới xây xong. Tuy nhiên, viễn cảnh Evergrande vỡ nợ đã khiến hơn 1.300 dự án bất động sản của công ty này ở 280 thành phố gặp nguy hiểm
Video đang HOT
Nếu không vỡ nợ, Evergrande có kế hoạch chuyển trọng tâm từ phát triển bất động sản sang kinh doanh xe điện. Theo Chủ tịch Hui Ka Yan, công ty đặt mục tiêu phát triển lĩnh vực xe điện mới, ra mắt vào năm 2019, thay vì kinh doanh bất động sản trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa tiết lộ mô hình sản xuất cũng như chưa bán chiếc xe nào.
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc, Evergrande đang lún sâu trong núi nợ lên đến 306 tỷ USD, tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Tập đoàn này đang nỗ lực huy động vốn để trả cho các đơn vị cho vay, nhà cung cấp và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới sự sụp đổ.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings của Mỹ đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Evergrande từ mức “CC” xuống “CCC “, tức là chỉ trên mức vỡ nợ trong thang xếp hạng của cơ quan này. Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande cũng khiến doanh thu của 100 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc giảm tới 36% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, hơn 60% trong số này bị sụt giảm doanh số bán hàng ở mức hơn 30%.
Tuy vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tuyên bố nguy cơ về khủng hoảng của tập đoàn bất động sản Evergrande hiện “nằm trong tầm kiểm soát” và bất ổn không có khả năng lan rộng ra thị trường.
Trung Quốc có tới 65 triệu căn hộ bỏ không, đủ chỗ ở cho cả nước Pháp
Nếu lái xe một vài tiếng ra ngoài Thượng Hải hay Bắc Kinh, người ta sẽ thấy rất nhiều tòa nhà chung cư cao tầng, hiện đại, trong tình trạng tốt nhưng lại gần như không có ai ở.
Các tòa nhà xây dở và đường phố vắng vẻ ở Xiangluo Bay tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Theo Business Insiders, người ta gọi đó là những "thành phố ma", vắng lặng khác hẳn các thành phố cấp 1 ở Trung Quốc. Những thành phố ma không phải là chuyện mới ở Trung Quốc nhưng khi tập đoàn bất động sản Evergrande của nước này rơi vào khủng hoảng nợ nần, các thành phố không người lại trở thành đề tài được quan tâm.
Li Gan, Giáo sư kinh tế học tại Đại học Texas A& M, một chuyên gia hàng đầu về thị trường nhà ở Trung Quốc, cho biết rất khó xác định số lượng chính xác các căn hộ không người ở.
Thành phố không người nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là khu đô thị mới Ordos (hay còn gọi là Kangbashi) ở khu vực Nội Mông. Ban đầu, thành phố này dự kiến có cả triệu người sinh sống vào đầu những năm 2000, nhưng về sau, con số này được giảm xuống còn 300.000. Tới năm 2016, mới chỉ có 100.000 người sống ở đó. Kangbashi cuối cùng cũng thu hút được người dân sau khi Trung Quốc chuyển một số trường học hàng đầu tới đây.
Các tòa chung cư chỉ có vài người ở tại Kangbashi, Nội Mông năm 2017. Ảnh: SCMP
Các căn hộ không người ở chiếm một phần lớn trong thị trường nhà ở khổng lồ tại Trung Quốc, gấp đôi thị trường ở Mỹ và đạt giá trị 52.000 tỷ USD năm 2019. Dữ liệu năm 2017 cho thấy 21% căn hộ, tương đương 65 triệu, không có người ở. Con số này đủ để cho người dân cả nước Pháp ở.
Trong khi ở Mỹ hay Nhật Bản, nhà ở tại nhiều nơi bị bỏ hoang, xuống cấp, còn ở Trung Quốc, nhà này không bị bỏ hoang, chỉ là không ai ở. Ông Li Gan cho biết đây là hiện tượng chỉ có ở Trung Quốc.
Theo ông Xin Sun, Giảng viên cấp cao tại Đại học Kings College London, các căn hộ này không có người có nghĩa là chúng đã được bán cho người mua và nhà đầu tư, nhưng không có chủ và người thuê nhà tới ở.
Về mặt cung, chính phủ thu một số tiền lớn từ việc cho các nhà phát triển bất động sản thuê đất nên có động lực lớn để khuyến khích phát triển thị trường nhà ở thay vì hạn chế.
Hàng năm, Trung Quốc bắt đầu xây 15 triệu ngôi nhà mới, gấp 5 lần tổng số căn nhà mới ở Mỹ và châu Âu cộng lại.
Ngoài việc chính phủ khuyến khích phát triển và đẩy nguồn cung lên, số lượng căn hộ ở Trung Quốc lớn còn là vì tỷ lệ đô thị hóa cao. Tính tới năm ngoái, 61% dân số Trung Quốc sống trong các thành phố, tăng so với tỷ lệ 35,8% cách đây 20 năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa ở Trung Quốc lại không được tính toán chính xác nên họ ước tính quá nhiều số người có nhu cầu chuyển nhà.
Về mặt cầu, xu hướng chung là giá nhà tăng đã khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà thứ hai, thứ ba.
Đường phố không người ở quận huyện Kangbashi, Nội Mông năm 2017. Ảnh: SCMP
Trong 20 năm, giá nhà đã tăng gấp nhiều lần ở nhiều nơi, trong đó có ở các thành phố lớn. Phần lớn người dân Trung Quốc chưa trải qua tình trạng bong bóng bất động sản vỡ như ở Mỹ năm 2008 hay ở Nhật Bản những năm 1990 nên họ tin chắc rằng bất động sản là kênh giữ tiền, sinh lời tốt nhất. Từ đó, nhu cầu mua thêm bất động sản càng tăng. Hơn 20% người sở hữu nhà ở Trung Quốc có từ hai căn nhà trở lên.
Khi tập đoàn Evergrande gặp khủng hoảng, Trung Quốc đã tìm cách giảm nhẹ rủi ro, trong đó có biện pháp ngăn người dân bán nhà. Evergrande có trên 1.300 dự án phát triển khắp 280 thành phố Trung Quốc, có thể cung cấp nơi ở cho trên 12 triệu người. Nhưng tập đoàn này nợ 300 tỷ USD, có 1,6 triệu căn hộ chưa được bàn giao và liên tục lỡ hẹn thanh toán trái phiếu.
Một khu chung cư do Evergrande phát triển ở Vũ Hán. Ảnh: Getty Images
Dù quy mô lớn và khoản nợ khổng lồ nhưng Evergrande chỉ là một phần nhỏ trong vấn đề nhà ở tại Trung Quốc. Thị phần của Evergrande nhỏ nhưng lại đặt ra rủi ro cho nền kinh tế Trung quốc. Các chuyên gia cho rằng vấn đề nợ của Evergrande có thể ảnh hưởng tới các nhà phát triển bất động sản khác và có thể tạo ra làn sóng vỡ nợ mới.
Thêm một tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc ngập nợ nần giống Evergrande Ngoài Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang tác động tới một tập đoàn lớn khác. Các tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh. Ảnh:Getty Images Kênh CNN tiết lộ đó là tập đoàn Modern Land. Theo hồ sơ tại Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc), Modern Land ngày 11/10 cho biết đang đề nghị các...