Eurozone trước nguy cơ mới
Bảy năm sau cuộc đại suy thoái khiến nền kinh tế chao đảo, Chính phủ Italia vừa đưa ra quyết định nới lỏng chính sách “thắt lưng, buộc bụng”, tăng chi tiêu ngân sách năm 2019 bất chấp những cảnh báo từ phía Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh nợ công của nước này vẫn ở mức cao, kế hoạch chi tiêu rộng rãi có thể châm ngòi cho những tranh cãi mới giữa Rome và các nhà lãnh đạo khác của EU.
Chính phủ Italia cho rằng, tăng chi tiêu công sẽ giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp.
Quyết định gia tăng chi tiêu công là một phần cam kết tranh cử và thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh giữa đảng Liên đoàn phương Bắc với Phong trào 5 Sao (M5S) hồi tháng 5-2018. Ngoài việc nâng mức chỉ tiêu thâm hụt ngân sách lên 2,4% trong 3 năm tới, gấp 3 lần so với chỉ tiêu của chính phủ tiền nhiệm, Chính phủ Italia còn muốn thay đổi hệ thống lương hưu, thực hiện một mức thu nhập tối thiểu mới cho người dân, giảm các loại thuế, cũng như ngừng việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) với hy vọng những biện pháp này có thể bổ sung cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia từ 4,5 đến 7%.
Theo quan điểm của nhiều lãnh đạo EU, tham vọng của M5S và đảng Liên đoàn phương Bắc đã đi ngược lại những nền tảng đã được hình thành từ trước ở Italia, giữa lúc nước này vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm qua, khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao kỷ lục, cùng làn sóng hàng trăm nghìn người di cư đổ vào quốc gia “cửa ngõ” EU. Giới chức Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) cũng chia sẻ mối lo ngại rằng chính phủ mới của Italia sẽ không có năng lực quản trị và những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ khác.
Tổng nợ công của Italia hiện đã lên tới 2.300 tỷ euro, tương đương 131% GDP của nước này. Đây là mức cao thứ 2 trong EU, sau Hy Lạp và gấp đôi mức trần EU đặt ra cho các nước thành viên. Hiện, Italia cũng là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong Khu vực Eurozone. Ngay từ khi đảng Liên đoàn phương Bắc và M5S bắt tay thành lập chính phủ, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã lên tiếng cảnh báo về sự ổn định của Khu vực Eurozone nếu Rome mạo hiểm phá vỡ những cam kết về nợ công và thâm hụt ngân sách.
Quan ngại với những gì đang xảy ra ở Italia, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP), ông Antonio Tajani cho rằng, các mục tiêu tài chính được Chính phủ Italia đưa ra có thể ảnh hưởng tới những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng cũng như không giúp tạo thêm việc làm. Theo ông Tajani, mức thâm hụt ngân sách mà Italia đưa ra là “chống lại con người” vì kế hoạch này sẽ tạo ra nhiều việc làm ở miền Bắc Italia mà không giải quyết được vấn đề ở miền Nam, khu vực kém phát triển nhất nước này.
Video đang HOT
Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, bất kể những gì xảy ra với nền kinh tế Italia có thể tạo ra tình thế khó khăn cho Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), vốn đang áp dụng chương trình mua trái phiếu để xử lý “núi” nợ công khổng lồ của nước này. Khi chương trình kết thúc, nếu Italia vẫn chịu mức thâm hụt cao và tăng trưởng thấp, đồng nghĩa với mức phí mà các thị trường đòi hỏi để cho Italia vay sẽ tăng cao đáng kể. Trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đều nhất trí cho rằng nợ của Italia là quá lớn để có thể được giải cứu bằng quỹ cứu trợ tài chính của Eurozone, ECB có thể phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, dẫn đến nguy cơ Italia bị vỡ nợ và gây ra một cuộc khủng hoảng mới cho Eurozone.
Nói cách khác, những động thái mới từ phía Chính phủ Italia có thể sẽ cản trở quá trình hội nhập sâu rộng hơn của Eurozone và có nguy cơ tạo ra giai đoạn khủng hoảng tiếp theo của khu vực này. Đây được xem là thách thức chính trị lớn nhất sau việc Anh bỏ phiếu rời khỏi EU 2 năm trước đây.
Quỳnh Dương
Theo hanoimoi.com.vn
Chính sách thắt chặt tiền tệ "đe dọa" dòng vốn vào Việt Nam
Trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát tăng cao sau một thời gian dài nới lỏng chính sách tiền tệ, các nền kinh tế phát triển đang chuyển sang chính sách thắt chặt tiền tệ. Các thị trường đang phát triển cũng phải đối mặt với rủi ro lạm phát tăng nhanh và sự mất giá đồng nội tệ.
Giữ ổn định tỷ giá là một trong những biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư chảy ra khỏi Việt Nam. Ảnh: Hoài Anh
Với độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu rủi ro lớn về dòng vốn bị rút ra để tìm về các tài sản an toàn một khi thị trường có biến động mạnh.
Rủi ro khi thị trường biến động mạnh
Kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nước phát triển - bao gồm cả Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản - đã khiến cho dòng vốn khổng lồ đổ vào các thị trường chứng khoán mới nổi. Nguyên nhân là do triển vọng tăng trưởng kinh tế cùng với mặt bằng lãi suất ở các nền kinh tế mới nổi cao hơn so với các nước phát triển. Điều này đã làm cho nợ vay của doanh nghiệp tăng mạnh. Đòn bẩy tài chính không chỉ làm tăng chi phí sử dụng vốn mà còn gây ra khả năng mất ổn định tài chính cao.
Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2016 và đưa ra lộ trình thực hiện cho những năm tiếp theo. Điều này dẫn đến thắt chặt cho vay và buộc các doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc này cũng làm cho "đồng bạc xanh" mạnh hơn so với các đồng tiền khác, dẫn tới làm tăng giá trị các khoản nợ bằng USD. Trong bối cảnh bất ổn chính trị diễn ra ở một số quốc gia, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, dòng tiền đầu tư toàn cầu có xu hướng tìm về các tài sản an toàn.
Theo đánh giá mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, FED tăng lãi suất làm tăng chi phí trả nợ vay của Việt Nam trong bối cảnh tỷ trọng lãi suất thả nổi có xu hướng tăng. Cơ quan này cũng lưu ý, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng của Việt Nam theo hình thức tự vay tự trả nếu tăng đột biến như năm 2017 có thể ảnh hưởng đến giới hạn nợ nước ngoài của quốc gia (hiện ở mức 49% GDP, tiệm cận ngưỡng 50% GDP).
Thắt chặt tiền tệ toàn cầu
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%).
Khởi đầu là Mỹ, sau đó, nhiều nền kinh tế, bao gồm cả các nước phát triển và nhóm thị trường mới nổi, đang có xu hướng thắt chặt tiền tệ.
Cụ thể, Mỹ đã nâng lãi suất 5 lần và nhiều khả năng FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2018. Khối EU giảm mua tài sản từ mức 30 tỷ EUR xuống 15 tỷ EUR/tháng vào tháng 9. Ngân hàng trung ương Anh đã nâng lãi suất từ mức 0,5% lên 0,75% trong tháng 8 và Canada đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay.
Đồng tiền của hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã mất giá đáng kể trong năm 2018. Trong đó, đồng Peso của Argentina đã mất 50% giá trị, buộc nước này phải nâng lãi suất cơ bản lên 60%. Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Mexico, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tục nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và bảo vệ đồng nội tệ.
Theo báo cáo tài chính tiền tệ tháng 8 của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn, tại khu vực Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản có đồng nội tệ tăng giá nhẹ, hầu hết các đồng tiền đều mất giá dưới 10%. VND mất giá ở mức thấp (-2,7%), chỉ sau Thái Lan (-1,7%). Tuy nhiên, xu hướng tăng lãi suất đã hiện rõ sau khi chạm đáy vào tháng 4. Lãi suất tăng trên phạm vi toàn cầu sẽ khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) vào Việt Nam có xu hướng chậm lại trong thời gian tới.
Để hạn chế những tác động tiêu cực của diễn biến này, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu cho rằng, Việt Nam cần phải tăng được điểm xếp hạng tín nhiệm để thoát khỏi mức không khuyến khích đầu tư được đánh giá bởi các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín. Ngoài ra, nên tận dụng nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong nước thay vì huy động bên ngoài vào thời điểm hiện tại để đầu tư các dự án công. Vấn đề giữ được ổn định tỷ giá hối đoái trong nước cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
"Nguồn gốc của vấn đề là việc FED tăng lãi suất và làm USD tăng giá. Vì vậy, ổn định được tỷ giá trong nước vẫn sẽ là biện pháp để giảm rủi ro về dòng tiền đầu tư ra khỏi Việt Nam", ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường thuộc Công ty CP Chứng khoán BIDV nhận định.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Amazon nên tách ra để bớt bị chính phủ quản lý Đây là quan điểm của nhà phân tích thuộc hãng Citi Research. Ảnh: Bloomberg Theo CNBC, hãng Citi Research cho rằng Amazon nên tự chia nhỏ doanh nghiệp để giảm nguy cơ bị chính quyền giám sát kỹ và tăng giá trị cổ đông. Citi Research nhắc lại đánh giá mua dành cho cổ phiếu Amazon, cho biết hãng công nghệ lớn là...